Bệnh rụng lỏ Thụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 69 - 70)

Phân bố và tác hại

Bệnh rụng lá Thông là bệnh phổ biến và nghiêm trọng trên thế giới. Chúng phát sinh trên nhiều loài Thông và các cỡ tuổi khác nhau. Ở n-ớc ta th-ờng thấy trên các cây rừng Thông đuôi ngựa và Thông nhựa.

Triệu chứng

Trên lá bệnh xuất hiện các đốm vàng, trên đốm có chấm đen nhỏ. Đó là vỏ bào tử phân sinh. Lá vàng rụng xuống khô dần. Trên lá khô xuất hiện các chấm đen hình thoi. Đó là đĩa túi. Giữa các chấm đen th-ờng các đ-ờng viền đen .

Vật gây bệnh

Bệnh rụng lá Thông do nấm rụng lá (Lophodermium sp.) thuộc ngành phụ nấm túi gây ra. Tr-ớc đây nhiều tài liệu cho rằng đó là nấm

L.pinastri Chev. gây ra. Ngày nay nhiều tác giả đã xác định đ-ợc 21 loài

nấm thuộc chi này tuỳ theo các loài Thông khác nhau. Trong đó có mấy loài nguy hiểm là L.seditiosum Minter. L. maximum He et Yang; L.

conigenum Hilitz. L. parasiticum He et Yang.

Đĩa bào tử hình bầu dục, bề mặt màu xám đen, hơi lồi lên. Túi hình ống phình lên ở giữa, không màu, kích th-ớc 150 - 170 x 9 - 13 m. Bào tử túi hình sợi, đơn bào, không màu, 83 - 120 x 2 - 3 m. Sợi bên thẳng có lúc hơi uốn cong, phình ở đỉnh, 138 - 145 x 2 - 3m.

Giai đoạn vô tớnh là nấm Leptostroma rostrupii Minter. Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình que, đơn bào không màu. Có thông báo vỏ bào tử có thể mọc trên vẩy quả.

Quy luật phát bệnh

Bào tử túi qua đông trong lá rụng, mùa xuân phát tán lây lan xâm nhiễm vào lá về sau xuất hiện vỏ bào tử phân sinh. Mùa thu lá rụng nhiều và dần dần xuất hiện đĩa túi. Mùa xuân năm sau khi trời m-a miệng đĩa và túi mở ra, bào tử túi phóng ra ngoài và lây lan xâm nhiễm.

Bệnh phát sinh phát triển phụ thuộc nhiều vào độ ẩm khong khí. Độ ẩm cao, bệnh càng nặng. Rừng thuần loài, cây rừng trồng trê n 5 tuổi bệnh có nhiều lá rụng. N-ớc ta ch-a phát hiện đ-ợc bệnh hại cây con ở v-ờn -ơm.

Biện pháp phòng trừ

- Tăng c-ờng chăm sóc quản lý rừng mới trồng và rừng thuần loài để tăng c-ờng tính chống chịu bệnh.

- Chọn đất trồng thích hợp cho rừng trồng thuần loài Thông, cần tiến hành tỉa cành, tỉa th-a bảo đảm mật độ nhất định để hạn chế bệnh phát sinh.

- Những cây Thông quý cần phun thuốc Bocđô 1% hoặc benlate 0,1%. - Một số nơi nghiên cứu thành công phòng trừ bằng sinh học nh- dùng chế phẩm vi khuẩn Bacillus cereus hoặc nấm Cladospoium

lophodermii để phòng trừ.

- Chọn cây chống chịu bệnh. - Trồng rừng hỗn giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường đại học lâm nghiệp, xuân mai, hà nội​ (Trang 69 - 70)