Theo kết quả nghiên cứu thì tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có mối liên hệ với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các NHTM.
Bài nghiên cứu cho thấy độ phù hợp của mô hình là 60,79% tức là 60,79% sự biến động của ROA có thể giải thích được nhờ 7 biến độc lập nêu trên, còn
39,21% sự biến động của ROA có thể giải thích được nhờ các biến khác mà nghiên cứu chưa đề cập đến.
Từ kết quả ước lượng mô hình trên, ta có thể đưa ra những nhận xét chung như sau:
Các biến liên quan đến đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có tác động đến lợi nhuận của các NHTM. Nghiên cứu chưa tìm ra tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ tiêu lạm phát đến lợi nhuận của các NHTM.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 tập trung phân tích mô tả các biến nghiên cứu, lựa chôn mô hình phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các biến đa dạng hóa thu nhập HHIRD, biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động cùng chiều lên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Trong khi đó biến quy mô tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập tác động ngược chiều lên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Ba biến còn lại là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát không có mối liên hệ với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Dựa trên kết quả phân tích ở chương 4, người viết đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hóa thu nhập để đem lại lợi nhuận cao hơn cho các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để các NHTM đạt được lợi nhuận cao và bền vững, dựa trên những kết quả nghiên cứu và thảo luận của chương 4, chương 5 sẽ đưa ra những kết luận và kiến nghị bổ ích không chỉ giúp các NHTM Việt Nam gia tăng lợi nhuận mà còn phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.