Kết quả kiểm định lần 1 SPSS thể hiện như sau:
Kết quả bảng 4.9 cho ta thấy khả năng tiếp cận vốn có 7 biến, trong đó các biến KNTT có giá trị p(Sig.) = 0,298 > 0,05 và biến TDN có giá trị p(Sig.)=0,874 > 0,05 => Chấp nhận giả thuyết Ho, vậy 2 biến KNTT, TDN không có ý nghĩa thống kê nên tác giả loại biến KNTT, TDN khỏi mô hình.
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mô hình lần 1
Variables in the Equation
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a VCSH .001 .000 7.603 1 .006 1.001 ROA 12.253 5.892 4.324 1 .038 209551.023 TSBD 4.580 2.035 5.067 1 .024 97.512 KNTT .508 .488 1.082 1 .298 1.662 HSN -12.2827 3.174 14.977 1 .000 .000 TDN .023 .142 .025 1 .874 1.023 MQH .487 .190 6.557 1 .010 1.627 Constant -11.848 2.869 17.049 1 .000 .000
a. Variable(s) entered on step 1: VCSH, ROA, TSBD, KNTT, HSN, TDN, MQH. (Nguồn tính toàn từ phần mềm SPSS)
Kết quả kiểm định lần 2 SPSS thể hiện như sau:
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mô hình lần 2
Variables in the Equation
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a VCSH .001 .000 7.820 1 .005 1.001 ROA 12.112 5.774 4.400 1 .036 181983.142 TSBD 3.918 1.843 4.521 1 .033 50.276 HSN -10.674 2.491 18.359 1 .000 .000 MQH .511 .133 14.769 1 .000 1.668 Constant -9.942 1.903 27.301 1 .000 .000
a. Variable(s) entered on step 1: VCSH, ROA, TSBD, HSN, MQH. (Nguồn tính toàn từ phần mềm SPSS)
Bảng 4.10 thể hiện kết quả kiểm định Wald (kiểm định giả thuyết hồi quy khác không). Nếu hệ số hồi quy β0và β1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra hay không xảy ra như nhau, lúc đó mô hình hồi quy không có tác dụng dự đoán.
Đối với hồi quy tuyến tính sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0: βk = 0. Còn đối với hồi quy Binary Logistic, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể.
Kết quả Bảng 4.10 cho thấy mức khả năng tiếp cận vốn có 5 biến có giá trị p (Sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa α =0,05 => Bác bỏ H0. Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt.
Từ các hệ số hồi quy này ta thế vào phương trình (4.1) như sau:
MQH HSN TSBD ROA VCSH Po Po 9.942 0.001 12.112 3.918 10.674 0.511 1 e Log
Từ kết quả đánh giá phân tích tương quan và hồi quy Logistic cuối cùng, ta thấy các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Ninh Thuận còn 5 yếu tố (VCSH, ROA, TSBD, HSN và MQH). Mô hình mới và các giả thuyết được điều chỉnh so với mô hình lý thuyết đề xuất ở Chương 3 như sau:
Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì DN càng có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng dễ dàng (+).
Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng dễ dàng (+).
Giả thuyết H3: Các DNNVV có tỷ số Tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản càng cao thì khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp càng dễ dàng (+)
Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ số nợ trên tổng tài sản (HSN) càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp càng khó khăn (-).
Giả thuyết H5: Các DNNVV có thời gian quan hệ với ngân hàng càng lâu thì càng dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn (+).
Sơ đồ 4.1 Mô hình đã điều chỉnh chính thức
Vốn chủ sở hữu Tài sản bảo đảm ROA Hệ số nợ (HSN) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
4.3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết
Ta thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận. Nghĩa là khi gia tăng những yếu tố H1, H2, H3, H5 và giảm H4 sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại Ninh Thuận, nói cách khác là khi Biến độc lập thay đổi một đơn vị thì “khả năng tiếp cận vốn” thay đổi hệ số EXP(B) tương ứng. Tóm lại, từ kết quả phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết sau khi loại bỏ biến KNTT, TDN thì thích hợp với dữ liệu nghiên cứu, và các giả thuyết đều được chấp nhận.
Bảng 4.11: Mô tả kết quả giả thuyết từ SPSS
Ký
hiệu Giả thuyết
Dấu kỳ vọng Kết quả kiểm định Hệ số β Chấp nhận/ Bác bỏ giả thuyết VCSH VCSH càng cao thì khả năng tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng càng cao. + 0.001
Chấp nhận giả thuyết
ROA
ROA càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV càng dễ dàng
+ 12.112
TSBD
DN có tài sản bảo đảm càng nhiều thì càng có khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao
+ 3.918
HSN
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tỷ lệ nghịch với khả năng tiếp cận vốn, nên DNNVV có tỷ lệ nợ càng thấp thì có nhiều khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
- 10.674
MQH
Các DNNVV có thời gian quan hệ giao dịch với ngân hàng lâu đời sẽ dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này trình bày khái quát tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, kết hợp với phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic. Kết quả cho thấy được thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Ninh Thuận và các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Trong số bảy yếu tố đưa vào mô hình thì kết quả có 5 yếu tố có tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, trong đó có 4 biến tác động cùng chiều: VCSH, ROA, Tài sản bảo đảm (TSBD), Thời gian quan hệ giao dịch với ngân hàng (MQH) và 1 biến tác động ngược chiều: Hệ số nợ (HSN). Kết quả nghiên cứu và phân tích ở Chương 4 là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 5.1 KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả việc đưa 7 biến độc lập vào mô hình Binary Logistic để phân tích, thì có 5 biến có tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, cả 5 biến tác động cùng chiều: ROA, Tài sản bảo đảm (TSBD), Khả năng thanh toán ngắn hạn (KNTT), Thời gian quan hệ giao dịch với ngân hàng (MQH).
- Biến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA): Biến này tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV. Ta có công thức:
) 1 ( 1 0 0 1 k e P k e P P (5.1)
Với xác suất ban đầu P0= 5%, e = 2,714, βk= 12,112
Từ (5.1) suy ra P1 = 0,9999 =99,99%. Vậy nếu xác suất tiếp cận vốn tín dụng ban đầu của doanh nghiệp là 5%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu ROA của DNNVV tăng lên 1% thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng lên 99,99% (tăng 94,99% so với xác suất ban đầu là 5%).
- Biến Vốn chủ sở hữu: VCSH có quan hệ tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. DNNVV có vốn chủ sở hữu cao chứng minh doanh nghiệp có khả năng tài chính. Doanh nghiệp có khả năng tự chủ được tài chính. Nên các DNNVV có vốn chủ sở hữu lớn thường thì khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn các doanh nghiệp có VCSH ít.
Với xác suất ban đầu P0= 5%, e = 2,714, βk= 0,001
Từ (5.1) suy ra P1 =0,05 = 5%. Vậy nếu xác suất tiếp cận vốn tín dụng ban đầu của doanh nghiệp là 5%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu KNTT của DNNVV tăng lên 1% thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng lên 5% (không tăng so với xác suất ban đầu là 5%).
- Biến tài sản bảo đảm (TSBD): Tài sản bảo đảm có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Khi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản tăng lên thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV cũng tăng lên cùng. Nó phù hợp với thực tế tại Việt Nam khi các ngân hàng luôn quan tâm đến giá trị tài sản bảo đảm khi thực hiện thẩm định các khoản vay của khách hàng, nhất là trong điều kiện ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm soát hàng tồn kho của doanh nghiệp nên việc lựa chọn các tài sản bảo đảm là tài sản cố định hữu hình để đảm bảo sự an toàn khi ngân hàng cho vay.
Với xác suất ban đầu P0= 5%, e = 2,714, βk= 3,918
Từ (5.1) suy ra P1= 0,7246=72,46%. Vậy nếu xác suất tiếp cận vốn tín dụng ban đầu của doanh nghiệp là 5%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu TSBD của DNNVV tăng lên 1% thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng lên 72,46% (tăng 67,46% so với xác suất ban đầu là 5%).
- Biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (HSN): Biến này có tác động ngược chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Với xác suất ban đầu P0= 5%, e = 2,714, βk= -10,674
Từ (5.1) suy ra P1 = 0,000001=0,0001%. Vậy nếu xác suất tiếp cận vốn tín dụng ban đầu của doanh nghiệp là 5%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu HSN của DNNVV tăng lên 1% thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV giảm xuống 0,0001% (giảm 4,9999% so với xác suất ban đầu là 5%).
- Biến thời gian quan hệ giao dịch với ngân hàng (MQH): Biến này có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Với xác suất ban đầu P0= 5%, e = 2,714, βk= 0,511
Từ (5.1) suy ra P1 = 0,0806=8,06%. Vậy nếu xác suất tiếp cận vốn tín dụng ban đầu của doanh nghiệp là 5%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu MQH của DNNVV tăng lên 1 năm thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng lên 8,06% (tăng 3,06% so với xác suất ban đầu là 5%).
5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐNTÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI TỈNH NINH THUẬN. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI TỈNH NINH THUẬN.
5.2.1 Giải pháp đối với vốn chủ sở hữu
Trong giai đoạn mới thành lập, nguồn cung cấp vốn chủ yếu của các DNNVV thường là vốn chủ sở hữu và từ những người thân quen. Do thời điểm mới thành lập, các DNNVV thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, cho nên việc tiếp cận các nguồn vốn khác trong thời điểm này khó có thể thực hiện được, đặc biệt là đối với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu khi đầu tư vào doanh nghiệp thường ở mức tối đa về tài chính của chủ doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu là một điều kiện quan trọng bắt buộc các doanh nghiệp phải có khi đặt quan hệ tín dụng.Vì vậy, để tăng cường khả năng tiếp cận vốn các DNNVV phải chủ động tăng dần quy mô vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách tùy vào đặc điểm, mô hình tổ chức, kinh doanh; trong đó cần chú trọng:
+ Vận động các thành viên đóng góp thêm vốn hoặc kêu gọi thêm các thành viên mới góp vốn.
+ Phân chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, công bằng vừa đảm bảo nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, vừa tạo thu nhập để tạo động lực cho các thành viên góp vốn và sẵn sàng góp vốn khi cần thiết.
Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu là rất khó khăn vì chủ doanh nghiệp hay thành viên góp vốn thường có nguồn tài chính hạn chế, vì vậy việc chú trọng phân chia lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh cần phải phân bổ một phần lợi nhuận để bổ sung tăng vốn chủ sở hữu là giải pháp mà DNNVV nên tiến hành trong giai đoạn hiện nay. Tăng vốn chủ sở hữu là tăng khả năng tự tài trợ cũng là cơ sở để DNNVV tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
5.2.2 Giải pháp đối với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt, một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Mặt khác, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao (hàng hóa không tiêu thụ được) làm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên, từ đó dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, ngoài việc các doanh nghiệp chủ động tăng vốn chủ sở hữu, giảm chi phí vay vốn, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh cho phù hợp đạt hiệu quả.
- Rà soát lại các khoản danh mục đầu tư của doanh nghiệp, loại bỏ những dự án đầu có chi phí sử dụng vốn cao nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, không có hướng khắc phục hiệu quả được trong tương lai.
- Thực hiện các biện pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho thừa không mang tính chất dự trữ, bằng các chính sách bán hàng để thu hồi vốn giảm thiểu chi phí và sử dụng vốn này để đầu tư các phương án, dự án khác hiệu quả hơn.
- Tập trung thu hồi các khoản công nợ đã đến hạn, hạn chế chi phí do bị chiếm dụng vốn, để thanh toán các khoản vay có lãi suất cao hoặc sử dụng vốn này để đầu tư các phương án, dự án có hiệu quả.
5.2.3 Giải pháp đối với tài sản bảo đảm
Yếu tố tài sản bảo đảm có tác động mạnh đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Tài sản bảo đảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai khi phát sinh rủi ro dẫn đến khách hàng không có khả năng trả được nợ vay cho ngân hàng. Nhưng
trong quá trình thẩm định vay vốn nếu quá đặt nặng vấn đề tài sản bảo đảm sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực, bỏ sót các khách hàng có phương án, dự án thực hiện khả thi mang lại hiệu quả cao, đồng thời ngân hàng không thể mở rộng tín dụng.
Hiện nay, phần lớn các DNNVV trên địa bàn đang vay vốn gần như đã sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho các khoản vay trước nay nên khi doanh nghiệp này có nhu cầu vay thêm vốn để khôi phục hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều gặp phải khó khăn là thiếu tài sản để thế chấp cho ngân hàng. Hiện nay, việc phụ thuộc quá nhiều vào tài sản bảo đảm là bất động sản khiến cho bản thân ngân hàng và doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường bất động sản luôn biến động, sụt giảm và thiếu thanh khoản. Chính vì vậy để tháo gỡ vướng mắc này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh các ngân hàng thương mại nên xem xét TSBĐ khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn như sau:
- Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ lâu năm hoặc đang quan hệ vay vốn tại ngân hàng: xem xét lịch sử vay vốn nếu khách hàng có sự hợp tác tốt, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì tiếp tục thực hiện cho vay khi doanh nghiệp có phương án, dự án khả thi, có hiệu quả, đồng thời giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án, dự án và dòng tiền của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp thế chấp bổ sung như bảo lãnh của bên thứ ba, thế chấp tài sản hình thành