Sử du ̣ng bài tập thí nghiệm trong da ̣y ho ̣c Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 30 - 31)

10. Cấu trúc luận văn

1.6. Sử du ̣ng bài tập thí nghiệm trong da ̣y ho ̣c Vật lí

Sử dụng BTTN nhằm phát hiện vấn đề

Ở giai đoạn đề xuất vấn đề có thể sử dụng BTTN để tạo tình huống học tập, các BTTN đơn giản, có tính bất ngờ do kết quả thí nghiệm mẫu thuẫn với quan niệm sai lầm, hoặc trong đó diễn ra các hiện tượng bất ngờ gây sự ngạc nhiên cho HS nếu được vận dụng thích hợp sẽ tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú cho HS tiến hành giải quyết vấn đề. Nhưng do hạn chế về thời gian và do yêu cầu phải định hướng mục tiêu, khởi động tư duy HS nên BTTN khó thực hiện. Muốn sử dụng BTTN ở khâu này thì BTTN phải ngắn gọn, có nội dung gắn liền với bài học.

Sử dụng BTTN nhằm xây dựng kiến thức mới

Trong quá trình giải BTTN, các hiện tượng Vật lí khi tiến hành các bước thí nghiệm cũng là đại diện của thực tiễn nên có tác dụng tốt đối với HS trong vấn đề áp dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tế cuộc sống. Sự quan sát

có định hướng trong khi thí nghiệm giúp HS cảm giác, tri giác các sự vật, hiện tượng rõ ràng hơn, nói cách khác là giúp nhận thức cảm tính phát triển. Song song với nó, các kĩ năng khác của quá trình nhận thức lí tính cũng sẽ phát triển bởi vì BTTN là loại BT không chỉ rèn luyện các kĩ năng thao tác tay chân mà còn rèn rất tốt kĩ năng thao tác trí tuệ. Ngoài ra, các BTTN đơn giản, có tính bất ngờ do kết quả thí nghiệm mâu thuẫn với kiến thức đã biết, hoặc trong đó diễn ra các hiện tượng bất ngờ gây sự ngạc nhiên cho HS nếu được vận dụng thích hợp sẽ tạo tình huống có vấn đề, tạo tâm thế tốt cho HS khi học bài mới.

Sử dụng BTTN nhằm kiểm tra, đánh giá

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nên việc kiểm tra đánh giá HS không chỉ dừng lại ở việc kiểm trá đánh giá mức độ nắm vững các định luật, khái niệm, hiện tượng Vật lí mà còn phải kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành của HS. Vì vậy, BTTN được sử dụng như là một phương tiện để đánh giá kĩ năng của HS một cách hữu hiệu. Thông qua việc giải BTTN có thể kiểm tra đánh giá kĩ năng quan sát, kĩ năng thiết kế phương án, kĩ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm, mô hình, kĩ năng đo đạc, xác định các đại lượng, kĩ năng lập luận logic, tư duy trừu tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)