Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 36 - 39)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Kết quả điều tra

Số phiếu điều tra:

- Đối với GV: phát ra 6, thu lại 6. - Đối với HS: phát ra 75, thu lại 70.

a. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên

- Thuận lợi:

+ Các GV vật lí của trường đều được đào tạo chính quy tập trung tại các trường ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm Thái Nguyên,dạy đúng chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với công việc.

+ Các thí nghiệm cần tiến hành theo yêu cầu của sách giáo khoa đều dễ thực hiện và dễ thành công. Dụng cụ thiết bị thí nghiệm đầy đủ, khá gọn nhẹ, đơn giản, dễ vận chuyển, dễ bảo quản, không nguy hiểm, không đòi hỏi kĩ thuật sử dụng cao.

+ Kiến thức phần “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” rất gần gũi với thực tế và học sinh có vốn kiến thức kinh nghiệm khá phong phú.

+ Nội dung kiến thức không quá phức tạp và không yêu cầu cao về mặt toán học. + Có rất nhiều tài liệu tham khảo cho giáo viên: sách giáo khoa, sách bài tập, sách thiết kế bài giảng....

kiểm tra, đánh giá).

- Khó khăn:

+ Do sức ép của các kỳ thi luôn tạo tâm lí cho các GV đặt nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cho HS là nhiệm vụ hàng đầu. GV chỉ thực hiện các thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình SGK với những thiết bị thí nghiệm được cung cấp, không sử dụng thêm thí nghiệm nào với dụng cụ do mình tự tìm kiếm, chế tạo và cũng không yêu cầu HS tìm kiếm, thiết kế, chế tạo dụng cụ và sử dụng chúng để thực hiện những thí nghiệm đơn giản.

+ Nội dung phần kiến thức này khá đa dạng nhưng thời gian học nội khóa còn ít. + Việc chuẩn bị thí nghiệm cho một tiết dạy rất khó khăn và mất nhiều thời gian. + Một số học sinh chưa chú ý, chưa say mê trong quá trình học tập.

+ Giáo viên chỉ tự chế tạo thêm các dụng cụ thí nghiệm vào dịp thi làm đồ dùng dạy học. Không có dụng cụ thí nghiệm tự làm nào về phần: Cân bằng và chuyển động của vật rắn.

+ Do đây là chương cuối cùng của học kì I và thường không đưa vào chương trình thi học kì, nên tâm lí của giáo viên và học sinh đều không chú trọng.

+ Nội dung các bài tập do giáo viên đưa ra chú trọng vào kiến thức ít đề cập tới kĩ năng của người học; gắn người học - người dạy vào nội dung tiết học trên lớp, với mục tiêu thi cử....Thậm chí nhiều giáo viên cho rằng giải bài tập vật lí là để rèn luyện kĩ năng luyện công thức vật lí, rằng bài tập vật lí hay là bài tập có tính phức tạp về mặt toán học càng cao.

+ 100% giáo viên đều trả lời bài tập thí nghiệm thực chất là HS tiến hành thí nghiệm và đều cảm thấy khó khăn khi biên soạn bài tập thí nghiệm vì số lượng các tài liệu tham khảo về bài tập thí nghiệm còn rất hạn chế, phần lớn các tài liệu đã xuất bản đều ghi bên ngoài là bài tập thí nghiệm.Thậm chí các giáo viên này còn chưa bao giờ cho học sinh làm những bài tập thuộc loại này, lí do họ đưa ra: thứ nhất là những bài tập này không phục vụ mục đích thi cử, thứ hai là tốn kém thời gian, thứ ba là các bài tập này đều là các bài khó.

+ 80% giáo viên đều trả lời trong quá trình dạy bài tập thí nghiệm chủ yếu là bồi dưỡng cho HS các thao tác thí nghiệm (tức là sử dụng các dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm), GV chưa từng nghĩ đến việc qua bài tập thí nghiệm có thể phát triển được TDST và TDPP cho HS.

+ 20% còn lại cho rằng ngoài việc phải bồi dưỡng cho học sinh các thao tác thí nghiệm còn phải bồi dưỡng cho HS thiết kế các phương án thí nghiệm. Lí do họ đưa ra như trên là do chưa hiểu hết về TDST và TDPP, TDST và TDPP theo như đã định nghĩa ở chương 1 thì TDST bao gồm những kĩ năng như tính tổng hợp các ý tưởng, tổng quát các ý tưởng, áp dụng các ý tưởng. TDST có tính phát triển liên tục. Các “sản phẩm” trước đó được mở rộng hơn, sâu sắc hơn, hợp lý hơn, tối ưu hơn… Rồi những sáng tạo này lại được phê phán và dẫn tới một cách giải quyết mới, một bài toán mới. Như vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, GV cần củng cố và rèn luyện TDPP và TDST cho người học.

b. Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học phần “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”

Thông qua việc xem vở trên lớp, vở bài tập, các bài kiểm tra và quan sát hoạt động học trên lớp của HS 2 lớp 10A1, 10A2 trường THPT Lê Hồng Phong tuy chưa đánh giá đúng hoàn toàn thực tế nhưng nhìn chung:

80% HS đều nắm được các kiến thức cơ bản và vận dụng được các công thức để giải các bài tập đơn giản của phần: Cân bằng và chuyển động của vật rắn.

Bên cạnh đó biểu hiện về TDST và TDPP của các em còn rất hạn chế:

- Khi quan sát thí nghiệm về một hiện tượng Vật lí, không biết nên chú trọng vào dấu hiệu nào, không nhận biết được hiện tượng xảy ra.

- Không vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan xảy ra trong thực tế.

- Khi đưa ra các dự đoán về hiện tượng vật lí thường không có căn cứ. - Không đưa ra được các phương án thí nghiệm.

- Không tự đưa ra được các giải pháp của bài thí nghiệm - Lúng túng trong thao tác thí nghiệm và xử lí kết quả.

100% học sinh đều trả lời là chưa bao giờ được làm các bài tập thí nghiệm, chưa bao giờ được các thầy cô giáo giao cho các bài tập liên quan tới thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Và các em đều cho rằng những bài tập thí nghiệm là những bài tập khó. Đa số học sinh nói rằng rất thích thú với thiết kế, chế tạo dụng cụ và làm các thí nghiệm Vật lí.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh cho rằng môn Vật lí là một môn học khó và khô khan. Các em chưa cảm thấy

hứng thú trong học tập, chưa yêu thích môn Vật lí. Vì vậy tính tích cực trong học tập của các em chưa cao. Các em học một cách thụ động, lười hoạt động, lười suy nghĩ và chưa phát huy sự sáng tạo của bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 36 - 39)