Một số lưu ý khi sử dụng bài tập thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 31 - 33)

10. Cấu trúc luận văn

1.7. Một số lưu ý khi sử dụng bài tập thí nghiệm

Để phát huy tác dụng của BTTN, khi sử dụng chúng trong dạy ho ̣c GV cần: - Căn cứ vào nội dung kiến thức mà HS cần nắm trong một đơn vị kiến thức hay một tiết học, tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học, thời gian cho phép cũng như khả năng học tập của HS để lượng hóa mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, từ đó lựa chọn các BTTN để tổ chức HS hoạt động.

- Trong mỗi hoạt động của HS, GV dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động tiếp cận và giải quyết vấn đề - bài toán đặt ra, cần có những câu hỏi nhỏ khi cần. Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS. Muốn vậy cần chú ý:

+ Tăng cường các câu hỏi gợi mở nhằm đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức đã học. Các câu hỏi gợi mở có nhiều phương án trả lời để kích thích tư duy của HS.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Đó là chuẩn bị đủ số lượng dụng cụ TN cho số nhóm HS dự kiến, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt GV cần phải thực hiện TN trước, để kiểm tra đánh giá sai số, lường trước các khó khăn, trở ngại.

- Tổ chức hoạt động trên lớp là khâu chính đảm bảo một tiết học thành công hay thất bại: Xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp với từng loại BTTN để bố trí lớp học linh hoạt. Để tiết dạy hiệu quả, trong quá trình hướng dẫn giải BTTN GV cần phải:

+ Tạo tình huống có vấn đề, định hướng phát triển vấn đề cần giải quyết trong mỗi hoạt động để khơi gợi, tạo hứng thú cho HS khi chiếm lĩnh kiến thức.

+ Tôn trọng các phương án giải quyết, các câu hỏi trả lời của HS không bác bỏ hoàn toàn ý kiến của HS chỉ bằng một câu nói để khuyến khích tính tự lực và phát hiện, điếu chỉnh các quan niệm sai lệch của HS.

+ Hướng dẫn HS nhận xét về phương án giải, rút ra kết luận, khái quát hóa để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, đề xuất ý kiến và vận dụng trong cuộc sống.

Kết luận chương 1

Trong quá trình đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả DH thì việc sử dụng phương tiện DH và chú ý thí nghiệm, thực hành là rất quan trọng, và việc sử dụng thí nghiệm vật lí trong việc DH với mục tiêu phát triển TDST và TDPP của HS đóng một vai trò khá quan trọng. Vì vậy qua nghiên cứu cơ sở lý luận của việcbồi dưỡng TDST và TDPP cho ho ̣c sinh qua bài tâ ̣p thí nghiê ̣m Vâ ̣t lí ”, có thể rút ra các kết luận sau đây:

- Thí nghiệm vật lí có tác dụng gây hứng thú, tạo sự tò mò, ham hiểu biết, làm bộc lộ các quan niệm sai lệch của HS. Thí nghiệm vật lí góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tạo điều kiện tiếp cận phương pháp thực nghiệm, xây dựng tình cảm trí tuệ

cho HS. Vì vậy thí nghiệm vật lí giúp phát huy TDPP và TDST cho HS từ đó hiệu quả DH được nâng cao.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng thí nghiệm vật lí góp phần nâng cao TDPP và TDST cho HS là phù hợp với lý luận dạy học và định hướng đổi mới PPDH hiện nay.

Tất cả những vấn đề trên sẽ được vận dụng để thiết kế tiến trình dạy học bài tập thí nghiệm nội dung chương “Cân bằng và chuyển đô ̣ng của vâ ̣t rắn” chương trình Vật lí lớp 10 được trình bày trong chương 2 của đề tài.

Chương 2

LỰA CHỌN, SOẠN THẢO VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM PHẦN CÂN BẰNG VÀ

CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 trung học phổ thông​ (Trang 31 - 33)