Các khái niệm về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 25 - 28)

* Biển: Là một bộ phận của đại dương nằm ở gần hoặc xa đất liền

* Đảo: Đảo là một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. [3, Điều 121]

* Vịnh: Vịnh là vùng nước nằm sâu nhoi vào đất liền, được đất liền bao bọc ở ba phía. Vịnh có thể nằm ở Biển hay Đại Dương. [3, khoản 2 điều 10]

* Quần đảo: Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với

nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lí, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Các quần đảo thường có ở các biển hở, thông với Đại Dương. Quần đảo có thể nằm sát đất liền tuy vậy không nhiều bằng các quần đảo ngoài khơi. Các quần đảo hình thành chủ yếu do hoạt động núi lửa, nằm dọc theo các làn đáy biển trồi lên bởi hoạt động của vỏTrái Đất hoặc các vùng biển có các dòng nham thạch sát dưới vỏ này. Rất nhiều quần đảo vẫn đang trong quá trình thay đổi do bào mòn hoặc bồi đắp. [3, Điều 46]

* Đường cơ sở: Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. [3, Điều 8]

* Nội thủy: Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình. [3, trang 140]

* Lãnh hải: Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. [3, Điều 32]

* Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc gia ven biển cũng có

quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. [3, điều 33]

* Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển. Đây là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển có quyền về chủ quyền, quyền tài phán và quyền kinh tế ở vùng biển này. [3, Điều 57]

* Quyền chủ quyền: Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như: khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió... Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển. [2, câu 37]

* Quyền tài phán: Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc

gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp, ống dẫn ngầm tại

vùng đặc quyền kinh tế. [2, câu 37]

* Thềm lục địa: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của Quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bở ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ

đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý. [3, Điều 77]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)