Nhận xét về mặt định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 85 - 95)

Bên cạnh thực nghiệm mang tính định hướng tác giả còn khảo sát về mặt định tính thông qua các phiếu thăm dò học sinh sau mỗi tiết học thực nghiệm và phiếu khảo sát tình hình học tập của học sinh THCS thông qua giờ dạy của giáo viên bộ môn.

- Về mức độ tập trung chú ý của học sinh: Ở lớp thực nghiệm luôn ở mức cao từ 7 trở lên trong thang điểm từ 1 đến 10 điểm (Thang xếp theo mức độ hứng thú tăng dần)

- Về sự hứng thú trong học tập ở các lớp thực nghiệm hầu hết các em đều tỏ ra thích thú với phương pháp học tập này, lớp sôi nổi, các em hăng hái xây dựng bài

- Mức độ tiếp thu kiến thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau.

Thông qua phiếu khảo sát đa số các giáo viên cho rằng đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, hoạt động tư duy, óc sáng tạo của học sinh, là phương pháp giúp học sinh rè luyện kĩ năng trong học tập, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và điều kiện dạy học hiện nay.

Tiểu kết chương 3: Như vậy thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm có thể nhận thấy rằng phương pháp dạy học lồng ghép nói chung và lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo nói riêng mang lại hiệu quả cao trong học tập, kích thích sự hứng thú, tư duy của học sinh, nâng cao khả năng liên hệ thực tiễn ở các em.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo và lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo trong các môn học ở nhà trường phổ thông, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về lồng ghếp nội dung giáo dục kiến thức chủ quyền biển, đảo ở địa lí lớp 9. Do vậy lồng ghép nội dung giáo dục kiến thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học địa lí lớp 9 góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là phù hợp và có ý nghĩa Các nguyên tắc đưa kiến thức giáo dục chủ quyền biển, đảo vào nội dung môn học là không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài học thành bài giáo dục kiến thức về biển, đảo, khai thác nội dung có tính chọn lọc phát huy tính cao độ, tích cực của học sinh, những nguyên tắc này sẽ giúp cho giáo viên định hướng đúng nội dung môn học cần lồng ghép

Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay yêu cầu dạy học lồng ghép, tích hợp là rất cao đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lồng ghép trong dạy học nói chung và với môn địa lí nói riêng góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức và phát triển tư duy cho học sinh, bên cạnh đó lồng ghép kiến thức về chủ quyền biển đảo sẽ làm cho nội dung bài học sinh động hơn, làm thay đổi thái độ, hành vi nhận thức của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, môi trường biển, đảo, giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Trên cơ sơ đó đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9” đã đạt được những kết quả sau:

- Xác định được cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài

- Tiếp thu được những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản - Xác định nội dung bài học dạy học lồng ghép kiến thức biển, đảo - Thiết kế các giáo án cụ thể và đưa ra các phương pháp dạy học cụ thể - Tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm trứng kết quả nghiên cứu

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả đưa ra một số kiến nghị sau.

- Cần bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông nâng cao hơn nữa kiến thức về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là phương pháp dạy học lồng ghép

- Cần nghiên cứu, biên soạn, cung cấp thêm các tài liệu về kiến thức giáo dục chủ quyền biển, đảo.

- Cần tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường phổ thông để phục vụ cho việc dạy học lồng ghép

- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi các kiến thức về biển, đảo phục vụ cho việc dạy học lồng ghép

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa địa lí 9, NXB Giáo Dục, Hà Nội 2. Ban tuyên giáo trung ương, PGS.TS Phạm Văn Linh (2013), 100 câu hỏi -đáp

về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội

3. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS), Bản dịch tiếng việt của Bộ ngoại giao

4. Nguyễn Bá Diễm (2013), Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

5. Nguyễn Dược – Nguyễn Trung Hải (2011), Sổ tay thuật ngữ địa lí, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

6. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

7. Đặng Văn Đức (Chủ biên), Nguyễn Thu Hằng – Mai Hà Phương (2007), luận dạy học địa lí phần cụ thể, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng(2012), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

9. Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 10. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới pháp dạy học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 11. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, NXB

Thanh Niên, Hà Nội

12. Nguyễn Phương Liên (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo Dục Việt Nam

13. Monique Chemillier Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB L’Harmattan Pari – 1996, NXB Chính trị quốc gia dịch và xuất bản. Hiệu đính Nguyễn Hồng Thao, Lưu Văn Lợi, Lê Minh Nghĩa

14. Hán Nguyên Nguyễn Nhã (2013), Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, NXB Giáo dục, Hà Nội 15. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng

16. Đặng Đình Quý (2012), Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội

17. Nguyễn Ngọc Quang (1970), Lý luận dạy học đại cương, NXB Giáo Dục , Hà Nội

18. Nguyễn Hồng Thao (2008), Công ước biển năm 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Trần công Trực (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội

20. Vụ giáo dục quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Biển, Đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Đề kiểm tra bài thực nghiệm 1

Câu 1: Biển, đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta? em đã và đang làm gì để bảo vệ cũng như giữ gìn bảo tài nguyên biển, đảo?

Câu 2: Dựa vào hiểu biết em hay nêu chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Đề kiểm tra bài thực nghiệm 2

Câu 1: Dựa vào hiểu biết em hãy phân tích tình hình tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện nay?

Câu 2: Trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ chương gì để giải quyết các vấn đề tranh chấp?

Đề kiểm tra bài thực nghiệm 3

Câu 1: Hãy phân tích vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo có tầm quan trọng như thế nào trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước?

Câu 2: Theo luật biển quốc tế năm 1982, em hiểu thế nào là vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế?

Phụ lục 2

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA BIỂN ĐÔNG

SƠ ĐỒ MẶT CẮT KHÁI QUÁT CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM (Theo luật biển năm 1982)

BẢN ĐỒ BỜ BIỂN VIỆT NAM VỚI HAI QUÂN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA DO NGƯỜI HÀ LAN VẼ NĂM 1754

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG CẦN BỔ SUNG, CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Quan Thị Dưỡng

Đề tài: Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9. Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí Mã số: 60.14.01.11 Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ số: 1372/QĐ-ĐHSP ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐHTN.

Sau khi nghiên cứu những ý kiến trao đổi của các phản biện, thành viên Hội đồng và kết luận tại Biên bản họp Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ năm 2015 khóa (2013 – 2015) phiên họp ngày 25 tháng 6 năm 2015 và đối chiếu những nội dung luận văn, tôi xin trình bày chi tiết những nội dung đã bổ sung, chỉnh sửa và các ý kiến bảo lưu với những lý giải, bổ sung vào những vấn đề chưa rõ nhằm làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu đề tài luận văn như sau:

1. Ý kiến phản biện 1: PGS.TS. Lâm Quang Dốc

- Ý kiến 1: Lượng thông tin hơi ít

- Giải trình của học viên: Đã bổ sung lượng thông tin theo ý kiến góp ý của thầy phản biện.

- Ý kiến 2: “Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học” nên để trong phần cơ sở thực tiễn

- Giải trình của học viên: Tác giả bảo vệ ý kiến của bản thân và không chỉnh sửa bởi thực chất đây là cở lí luận nghiên cứu về phương pháp dạy học

- Ý kiến 3: “Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 9” nên để trong phần cơ sở lí luận

- Giải trình của học viên: Tác giả bảo vệ ý kiến của bản thân và không chỉnh sửa bởi khi nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 9 sẽ giúp cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh. Do vậy để mục này nằm trong cơ sở thực tiễn tác giả cho rằng là hợp lí.

- Ý kiến 4: Tên đề tài nên thêm là “ lớp 9 THCS”

- Giải trình của học viên: Tên đề tài “ Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9” là hợp lí và đầy đủ vì luận văn nghiên cứu tập chung vào nội dung chương trình địa lí lớp 9 THCS. Do vậy tác giả giữ nguyên tên đề tài

2. Ý kiến phản biện 2: TS. Đỗ Vũ Sơn

- Ý kiến 1: Về nội dung

Bổ sung thêm nôi dung các tiểu mục 1.1.3.2; 1.2.1; bổ sung tiểu kết cho các chương, bổ sung thời lượng hoạt động trong giáo án, bổ sung đề kiểm tra trong phần phụ lục, phân tích số liệu ở lớp thực nghiệm và đối chứng

- Giải trình của học viên: Đã chỉnh sửa và bổ sung theo ý kiến góp ý của thầy phản biện 2.

- Ý kiến 2: Làm rõ các khái niệm ở mục 1.1.1.3 và bỏ nội dung trang 43

- Giải trình của học viên: Tác giả giữ nguyên ý kiến vì luận văn nghiên cứu về phương pháp dạy học lồng ghép chứ không phải nghiên cứu về phương pháp dạy học tích hợp và để tiêu mục các hình thức dạy học lồng ghép (trang 43) là hợp lí.

- Ý kiến 3: Về hình thức

Bổ sung nguồn cho mục 1.1.3; 1.2.1; khai báo các chữ viết tắt, thay từ “tôi” bằng từ “tác giả”, chỉnh sửa lỗi chính tả và đánh máy.

- Giải trình của học viên: Đã chỉnh sửa và bổ sung theo ý kiến góp ý của thầy phản biện 2.

3. Ý kiến khác của thành viên Hội đồng: (Họ tên, chức danh, học vị)

- Ý kiến 1: Không

- Giải trình của học viên: Không

4. Ý kiến bảo lưu :

- Giữ nguyên tên đề tài “ Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9”

- Giữ nguyên mục “Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học” nằm trong phần cơ sở lí luận và mục “Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 9” nằm trong phần cơ sở thực tiễn

- Giữ nguyên mục 1.1.1.3 và không bỏ nội dung trang 43

Trên đây là toàn bộ các giải trình của học viên về các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng. Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 7 tháng 7 năm 2015

Chủ tịch hội đồng Cán bộ hướng dẫn Học viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Phương Liên Quan Thị Dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)