Phương pháp thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 52 - 53)

Trong giáo dục phương pháp thảo luận nhóm đang được nhiều người quan tâm thì việc dạy và học môn địa lí cũng cần có những phương pháp thích hợp hơn. Theo tác giả quan trọng nhất là phải phát huy được sự chủ động và tích cực của học sinh khi tiếp nhận. Bản chất của phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi nhóm nhỏ. Đây là phương pháp học sinh gặp mặt, trao đổi với nhau về một chủ đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập nhận thức… Trong phương pháp này học sinh giữ vai tró tích cực, chủ động tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, thiết kế và tổng kết. Phương pháp thảo luận nhóm là một dạng dạy học hợp tác với cách tổ chức hợp lí, hoạt động theo nhóm với sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân, học sinh của nhóm sẽ đạt được mục đích chung trong thời lượng có hạn.

Trong dạy học lồng ghép kiến thức biển, đảo phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức được học và được nói lên suy nghĩ của mình về các vấn đề diễn ra ngoài thực tiễn liên quan đến nội dung môn học, tuy nhiên khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giáo dục kiến thức biển, đảo giáo viên cần lưu ý chủ đề thảo luận nhóm phải phù hợp, người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm, có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm, các thành viên phải nẵm vững nhiệm vụ của nhóm mình, thành viên tham gia thảo luận nhóm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, số lượng thành viên phải phù hợp.

Phương pháp thảo luận nhóm trong giáo dục kiến thức biển, đảo góp phần tạo nên sự sôi nổi trong giờ học, tạo môi trường học tập cho những học sinh nhút nhát, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tất cả thành viên trong nhóm giải quyết yêu cầu của giáo viên trên cơ sở hợp tác, cùng thảo luận và đưa ra kết quả

tổng hợp. Hơn nữa thảo luận nhóm cũng làm thoả mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học học hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập tự chủ, học sinh có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó.

Ví dụ: Bài 26 (trang 95) Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) trong mục IV Tình hình phát triển kinh tế, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế của các ngành kinh tế và yêu cầu học sinh làm rõ phần nội dung vì sao du lịch biển là thế mạnh kinh tế của vùng để thảo luận.

Như vậy, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kiến thức biển, đảo không chỉ phát huy tốt các thao tác tư duy, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức của các thành viên trong nhóm, mà nó còn mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh và giáo viên. Thông qua đó, người dạy và người học trở nên gần gũi, đây là cơ sở cho giáo viên nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu tâm lý và sự lĩnh hội kiến thức của học sinh để từ đó có những điều chình cho quá trình lên lớp đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)