Cơ sở lý thuyết để xây dựng đòn bẩy tương đối: Lý thuyết đánh đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa đòn bẩy tương đối và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở lý thuyết để xây dựng đòn bẩy tương đối: Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết M&M được xem là lý thuyết nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại. Theo nghiên cứu đầu tiên thực hiện năm 1958, khi chưa xét đến tác động của thuế thu nhập công ty, lý thuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn nào là tối ưu cho công ty. Trong nghiên cứu tiếp theo được thực hiện năm 1963, khi xét đến yếu tố thuế thu nhập công ty, lý thuyết M&M chỉ ra rằng giá trị của công ty có vay nợ lớn hơn giá trị công ty không vay nợ một lượng bằng thuế suất thuế thu nhập công ty nhân với giá trị nợ, theo đó việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ nâng

cao giá trị công ty. Tiếp sau nghiên cứu của Franco Modigliani và Merton Miller,

lý thuyết đánh đổi được khởi xưởng bởi Kraus & Litzenberger (1973) nhằm phản

bác lại lý thuyết M&M, tác giả đã xem xét đến tác động của thuế, chi phí phá sản và các chi phí trung gian khác, chính các chi phí này khiến cho lợi ích của lá chắn thuế giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng tỷ số nợ.

Hiện giá của lá chắn thuế Giá trị công ty Giá trị cao nhất D* D VL = VU + TCD Hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính

Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off Theory) của Kraus & Litzenberger (1973)

cho rằng nhà quản trị của doanh nghiệp có thể xác định được một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Lợi ích từ nợ đó là lợi ích từ lá chắn thuế nhờ lãi vay. Còn chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm các chi phí như chi phí trả cho luật sư giải quyết phá sản, chi phí trả cho kế toán và nhân viên quản trị công ty trong quá trình chờ phá sản, chi phí do mất khách hàng và nhà cung

cấp hay chi phí đại diện,…

Hình 2.4 Lý thuyết đánh đổi của Kraus & Litzenberger (1973).

Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, nhà quản trị có thể tối ưu cấu trúc vốn của mình bằng cách xác định điểm mà tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm vừa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tư và tài sản của doanh nghiệp là không đổi. Theo lý thuyết này thì các công ty có khuynh hướng đạt được một đòn bẩy mục tiêu của họ để mà có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Giá trị công ty

Giá trị cao nhất

D*

D

Giá trị nợ tối ưu

Lý thuyết đánh đổi được chi làm 2 phần: lý thuyết đánh đổi tĩnh và lý thuyết đánh đổi động (điều chỉnh mục tiêu theo hành vi). Thứ nhất, lý thuyết đánh đổi tĩnh phát biểu rằng đòn bẩy mục tiêu của công ty là sự cân bằng giữa lợi ích thuế từ nợ vay và chi phí kiệt quệ tài chính trong một thời kỳ. Thứ hai, lý thuyết đánh đổi động cho rằng công ty sẽ thiết lập một đòn bẩy mục tiêu và qua thời gian độ lệch giữa đòn bẩy thực tế với đòn bẩy mục tiêu sẽ thu hẹp dần, và đạt được đòn bẩy mục tiêu này, đây được xem là hành vi điều chỉnh về hướng mục tiêu mỗi năm.

Dựa trên hành vi điều chỉnh về đòn bẩy mục tiêu mỗi năm, tác giả xây dựng đòn bẩy tương đối là sự chênh lệch giữa đòn bẩy thực của công ty (đòn bẩy thị trường quan sát được) và đòn bẩy mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa đòn bẩy tương đối và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 25 - 27)