Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh gia định (Trang 46)

chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

Thông tư 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 về Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Quyết định số 673/QĐ-PVB ngày 19/01/2017 về Ban hành Quy trình chung về cho vay có tài sản đảm bảo dành cho KHCN tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.

Quyết định số 3376/2016/QT-PVB ngày 05/04/2016 về Cấp tín dụng cho KHCN và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.

2.2.2. Quy định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

2.2.2.1. Đối tượng cho vay

Khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ năng lực hành vi dân sự. Từ 20 tuổi trở lên thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn tín dụng của khoản vay. Khách hàng có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp vợ/chồng khách hàng không có quốc tịch Việt Nam, chỉ chấp nhận tính nguồn thu của vợ/chồng khách hàng để trả nợ trong trường hợp thời gian khoản vay không được vượt quá thời gian lưu trú của vợ/chồng khách hàng tại Việt Nam.

2.2.2.2. Điều kiện cho vay

Nơi thường trú/tạm trú của khách hàng vay tại nơi đơn vị kinh doanh PVcomBank có trụ sở. Vợ/chồng khách hàng không cần thoả mãn điều kiện này.

Người đồng vay vốn:

 Từ 25 tuổi trở lên thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cấp tín dụng khoản vay.

 Là bố/mẹ/anh/chị/tôi/con ruột của khách hàng hoặc của vợ/chồng khách hàng hoặc con nuôi/bố mẹ nuôi của khách hàng. Người đồng vay vốn phải thoả mãn các điều kiện đối với khách hàng tương tự như khách hàng vay vốn (trừ tiêu chí xếp hạng tiêu dùng).

 Một khoản vay được có tối đa 2 người đồng vay vốn (không bao gồm vợ/chồng khách hàng).

 DTI (Debt To Income ratio) là tổng thu nhập thường xuyên của khách hàng và người đồng vay vốn DTI không vượt quá 70%.

 Với DTI là hệ số trả nợ trên thu nhập. DTI = Số tiền phải trả hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng. Trong đó:

 Số tiền phải trả hàng tháng = số tiền phải trả hàng tháng khoản vay đang xin cấp + số tiền phải trả hàng tháng tất cả các khoản vay trước tại PVcomBank và tổ chức tín dụng khác (nếu có) +

5% hạn mức thẻ tín dụng (nếu có).

Khách hàng không có nợ nhóm 2 tại thời điểm xem xét tín dụng, nếu trên CIC thể hiện khách hàng đang có nợ nhóm 2 đơn vị bổ sung chứng từ chứng minh khách hàng đã thanh toán khoản trả chậm nhóm 2 và không còn dư nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng trước khi trình xét duyệt cấp tín dụng. Khách hàng không có phát sinh nợ nhóm 3 trở lên trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm xem xét tín dụng.

2.2.2.3. Mục đích vay vốn

PVcomBank sẽ xem xét cấp tín dụng cho khách hàng với các mục đích phục vụ đời sống như sau:

 Mua sắm vật dụng gia đình, thiết bị nội thất.

 Thanh toán chi phí học tập trong nước.

 Chi phí cưới hỏi, du lịch, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh.

 Trả phí, thuế trước bạ tài sản.

 Các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cá nhân khác (nếu có).

 Vay mua ô tô.

 Vay mua, xây, sửa nhà.

 Vay tiêu dùng có TSĐB.

2.2.2.4. Hạn mức vay vốn và nguồn trả nợ

Mức cho vay tối thiểu là 50 tỷ đồng. Mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng đối với tài sản đảm bảo là đất ở nông thôn (bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Còn lại tối đa là 3 tỷ đồng và không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định dưới đây:

 Nếu TSĐB là bất động sản: Mức cho vay không vượt quá 70% trên giá trị tài sản.

 Nếu TSĐB là ô tô: Đối với ô tô mới tỷ lệ cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản bảo đảm và ô tô cũ là 30% giá trị tài sản.

 Nếu TSĐB là nhóm A: Theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. Nguồn trả nợ:

 Từ nguồn thu nhập thường xuyên bao gồm: o Từ lương phụ cấp:

 Thời gian làm việc tại nơi công tác hiện tại tối thiểu 12 tháng, có hợp đồng lao động chính thức, không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 1 năm trở lên (trừ trường hợp khách hàng đã nghỉ hưu).

 Trường hợp chưa đủ 12 tháng làm việc tại nơi công tác hiện tại thì yêu cầu ít nhất 1 năm kinh nghiệm đã từng làm việc tại đơn vị khác với ngành nghề tương đương và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thời gian còn lại của hợp đồng lao động tối thiểu 6 tháng.

 Và các chứng từ chứng minh khác (nếu có) theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ.

o Từ sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh/ Doanh nghiệp do khách hàng làm chủ và có tên trên giấy đăng ký kinh doanh:

 Khách hàng có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy xác nhận kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền trong đó đảm bảo tối thiểu nội dung như sau: tên tuổi, địa chỉ theo hộ khẩu, số CMND, điện thoại của đại diện hộ kinh doanh và có thời gian kinh doanh thực tế ổn định liên tục tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm vay vốn, địa điểm kinh doanh mặt hàng kinh doanh.  Và các chứng từ chừng minh khác (nếu có) theo quy định của

PVcomBank trong từng thời kỳ.

o Nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản có quyền sở hữu/ khai thác (Nhà ở, phòng trọ/ mặt bằng kinh doanh) hoặc xe ô tô:

 Khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh cho thuê tài sản có quyền sở hữu hoặc khai thác của chính khách hàng liên

tục trên tháng 12 tháng và các hợp đồng cho thuê còn hiệu lực tại thời điểm trình xem xét cấp tín dụng tối thiểu 6 tháng.  Và các chứng từ chứng minh khác (nếu có) theo quy định của

PVcomBank trong từng thời kỳ.

o Nguồn thu nhập khác: Dùng để tham khảo khi thẩm định cho vay, không dùng để tính toán trả nợ vay.

2.2.2.5. Thời hạn và lãi suất cho vay

 Thời hạn cho vay tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 84 tháng. Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm là ô tô và bất động sản thì thời hạn vay được xác định theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn cho vay mua ô tô mục đích tiêu dùng theo quy định cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân tại PVcomBank trong từng thời kỳ.

 Lãi suất và phí:

Lãi suất cho vay theo quy định hiện hành của ngân hàng theo từng thời kì, phù hợp với tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ quy định của NHNN Việt Nam. Lãi suất quá hạn: bằng 150% lãi suất trong hạn.

Phí trả nợ trước hạn: áp dụng theo biểu phí của PVcomBank.

2.2.2.6. Hồ sơ vay vốn

 Hồ sơ pháp lý gồm có bản của của Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu/ KT3 và giấy Đăng ký kết hôn.

 Hồ sơ tài chính gồm có Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của PVcomBank, bản sao Hợp đồng lao động và xác nhận lương, thưởng hàng tháng của đơn vị sử dụng lao động (3 tháng gần nhất).

 Hồ sơ tài sản đảm bảo gồm có giấy chứng nhận sở hữu/quyền sở dụng của bất động sản hoặc giấy tờ thế chấp bằng ô tô: Hợp đồng mua bán, chứng nhận đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm nếu khách hàng đã mua bảo hiểm.

Bước 1 • Tiếp nhận hồ sơ Bước 2 • Thẩm định giá Bước 3 • Tái thẩm định Bước 4 • Phê duyệt tín dụng Bước 5 • Soạn thảo hợp đồng Bước 6 • Giải ngân Bước 7

• Kiểm tra chứng từ giải ngân Bước

8

• Xếp hạng tín dụng nội bộ Bước

9

• Kiểm tra sau cấp tín dụng Bước 10 • Định giá TSĐB theo định kỳ Bước 11 • Thu hồi nợ Bước 12 • Xử lý phát sinh Bước 13 • Thanh lý hợp đồng

2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

Sơ đồ 2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Chuyên viên KHCN tiếp xúc khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và nhận Hồ sơ vay vốn từ phía khách hàng.

Tại bước 1, chuyên viên KHCN sẽ xác định được các nội dung sau, nếu phù hợp với các chính sách của ngân hàng sẽ quyết định có cho khách hàng vay hay không:

 Mục đích khoản vay.

 Số tiền vay.

 Thời hạn vay.

 Nguồn thu nhập thường xuyên và không thường xuyên để xác định nguồn trả nợ của khách hàng.

 Kiểm tra CIC để xác nhận tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

 TSĐB.

Sau đó, chuyên viên KHCN xác nhận thông tin vào Tờ trình cấp tín dụng và trình lãnh đạo ký duyệt.

Bước 2: Thẩm định giá TSĐB

Có ba đơn vị thẩm định giá là Đơn vị cấp tín dụng định giá, Trung tâm Định giá – Khối Quản trị rủi ro, Công ty định giá độc lập. Chuyên viên KHCN sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu định giá và trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận thẩm định giá của PVcomBank. Bộ phận thẩm định sẽ tiến hành phân tích và đánh giá về TSĐB; tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, uy tín khách hàng; phương thức và nhu cầu vay, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, các biện pháp đảm bảo tiên vay,…

Tuy nhiên, do chuyên viên KHCN không có thẩm quyền định giá TSĐB mà phải chuyển cho bộ phận thẩm định giá độc lập nên quá trình định giá và nhận kết quả thường tốn khá nhiều thời gian, làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng, ảnh hưởng đến kết quả động của chi nhánh.

Trường hợp cần phải làm rõ hồ sơ, chuyên viên KHCN sẽ lập yêu cầu tái thẩm định và trình bày những nội dung được yêu cầu qua hệ thống phần mềm của ngân hàng và chờ thông báo phân công xử lý hồ sơ. Sau khi có kết quả, bộ phận tái thẩm định sẽ trả về cho chuyên viên KHCN để tập hợp hồ sơ.

Bước 4: Phê duyệt tín dụng

Sau khi nhận hồ sơ từ phía bộ phận thẩm định giá và tái thẩm định giá, chuyên viên KHCN tổng hợp toàn bộ hồ sơ của khách hàng và chuyển cho điều phối viên trình cấp chuyên gia hoặc hội đồng ủy ban phê duyệt tín dụng. Nêu rõ ý kiến cho vay hoặc từ chối cho vay trong Tờ trình đề xuất tín dụng.

Bước 5: Soạn thảo hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng

Chuyên viên KHCN sẽ tập hợp hồ sơ của khách hàng và chuyển cho bộ phận QLTD soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng gồm có Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tín dụng, Khế ước nhận nợ (nếu khách hàng yêu cầu giải ngân ngay sau khi ký hợp đồng tín dụng), Biên bản thỏa thuận định giá, Phiếu đề nghị công chứng hợp đồng, Đơn đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi soạn và kiểm tra thông tin đầy đủ và chính xác, bộ phận QLTD sẽ cho in đầy đủ số lượng hợp đồng và các giấy tờ liên quan theo quy định.

Chuyên viên hỗ trợ tín dụng (HTTD) sẽ hẹn khách hàng ký kết hợp đồng và tiến hành giao dịch đảm bảo. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên – Môi trường hoặc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo đúng quy định tại điều 47 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Sau đó, chuyên viên HTTD sẽ căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn để lấy kết quả. Trường hợp đăng ký giao dịch đảm bảo online, chuyên viên HTTD sẽ tiến hành đăng ký và theo dõi để in kết quả đăng ký nhận được qua mail trên website của Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo để làm căn cứ giải ngân. Đồng thời trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch, chuyên viên HTTD phải lấy kết quả giao dịch đảm bảo bản chính có xác nhận của cơ quan nhà nước để tiến hành nhập kho.

Sau tiếp nhận yêu cầu giải ngân từ phía khách hàng, chuyên viên KHCN sẽ tiến hành lập các hồ sơ cần thiết để giải ngân. Hồ sơ gồm có Đề xuất giải ngân, Đề nghị giải ngân, Khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan để chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng với thỏa thuận được cấp hay không.

Bước 7: Kiểm tra chứng từ giải ngân

Sau khi lập đầy đủ hồ sơ theo quy định, chuyên viên KHCN sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận QLTD. Khi lệnh giải ngân được duyệt trên phần mềm của ngân hàng, chuyên viên KHCN sẽ hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch để lập phiếu rút tiền mặt hoặc rút tiền mặt tại cây ATM. Trường hợp khách hàng chuyển khoản bằng ủy nhiệm cho, chuyên viên KHCN sẽ hướng dẫn khách ghi thông tin khớp với Khế ước nhận nợ đã được ký kết. Khi hoàn tất quá trình giải ngân, chuyên viên KHCN sẽ tiến hành lưu kho giấy tờ theo quy định hiện hành của PVcomBank.

Bước 8: Xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ

Chấm điểm theo thang điểm quy định của PVcomBank. Xếp hạng tín dụng nội bộ theo thứ tự từ thấp đến cao thang điểm từ 1 đến 10.

Thực tế, cho vay tiêu dùng là số lượng các món vay nhiều và có những khoản vay quy mô nhỏ đến rất nhỏ, nên việc thu thập thông tin và sử dụng thông tin sau khi xếp hạng tín nhiệm của chuyên viên KHCN cũng có những bước giản lược để có thể rút ngắn thời gian làm việc. Việc này có thể ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng xếp hạng và thẩm định trước cho vay, nhưng vì tiêu chuẩn và thông tin xếp hạng cần có được áp dụng đồng nhất cho tất cả các khách hàng, không phân biệt độ lớn của khoản vay hay độ rủi ro khác nhau trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, cùng với việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, nên chuyên viên KHCN phải linh hoạt trong xử lý các bước của quy trình. Vì vậy, đây là hoạt động mang tính chất lý thuyết.

Bước 9: Kiểm tra sau cấp tín dụng

Kiểm tra giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn đôn đốc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích

như đã ký trong hợp đồng, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn cam kết.

Chuyên viên KHCN sẽ tiến hành theo quy định như sau:

 Lập lịch kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

 Lập lịch kiểm tra định kỳ sau cấp tín dụng.

 Lập lịch kiểm tra định kỳ TSĐB.

 Lập lịch kiểm tra thực tế TSĐB.

 Lập lịch tái tục Hợp đồng Bảo hiểm (nếu có) cho khoản vay.

Chuyên viên KHCN sẽ cập nhật thông tin sau khi hoàn tất Biên bản kiểm tra sau cấp tín dụng và Báo cáo kết quả kết tra chậm nhất là 05 ngày làm việc.

Bước 10: Định giá lại TSĐB định kỳ: theo quy định của PVcomBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh gia định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)