Ngân hàng cần tìm hiểu, nắm rõ những thông tin tổng hợp về tình hình vĩ mô hoạt động tới hoạt động cho vay tiêu dùng, đó là các thông tin về chủ trương, chính
sách của chính phủ và của NHNN có liên quan, về tình hình biến động kinh tế - xã hội nói chung cũng như lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngân hàng nói riêng ở trong nước và quốc tế. Hoạt động cho vay tiêu dùng khá nhạy cảm với biến động kinh tế - chính trị - xã hội, do vậy những thông tin tổng hợp vĩ mô như vậy mang ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Đồng thời, ngân hàng cũng cần nghiên cứu, điều tra về tình hình cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng của các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các ngân hàng trong nước, kể cả những ngân hàng quốc doanh hay ngân hàng cổ phần đều tiến hành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Chi nhánh Gia Định cần thu thập những thông tin về sản phẩm, chiến lược khách hàng của các đối thủ cạnh tranh sau đó tiến hành nghiên cứu, phân tích các ưu nhược điểm sản phẩm của các đối thủ này để từ đó đưa ra những chiến lược về sản phẩm của mình một các tốt nhất.
Sau đây là những biện pháp để thực hiện:
Về hiệu quả thẩm định hồ sơ vay và tính toán khả năng trả nợ của khách hàng
Phía ngân hàng phải luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. Đối với những dự án không hợp lý, không rõ ràng, không hiệu quả thì cần bác bỏ ngay từ đầu. Và đối với nguồn trả nợ của khách hàng, phải xtôi xét thật kỹ lưỡng để đảm bảo khách hàng có thể đáp ứng khả năng trả nợ cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế của các loại hình sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng, điểm mạnh và yếu của khách hành để dự đoán hiệu quả hoạt động của người vay trong thời gian tới.
Về tăng cường kiểm tra và giám sát sau khi giải ngân
Việc giám sát nên được thực hiện thường xuyên và phối hợp cùng lúc cả hai phòng quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện và xử lý những khoản vay có vấn đề.
Khi phát sinh nợ có vấn đề, bộ phận tín dụng cần tìm rõ nguyên nhân. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời nhưng vẫn có thể đảm bảo khả năng hoàn
trả nợ vay cho ngân hàng thì chuyên viên KHCN có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu lại nợ hoặc cho vay thêm. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì phải xem xét định giá lại tài sản theo giá trị thị trường hện tại, gia hạn cho khách hàng một thời gian ngắn để tự tìm người mua tài sản, nếu không tự bán được ngân hàng sẽ tiến hanh phát mại xử lý TSĐB để thu hồi nợ.
Quy trình tín dụng cần xây dựng nhất quán giữa các bộ phận, không nên gây trùng lắp với nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận cần thống nhất với nhau để xử lý nhanh chóng, tránh mất thời gian cả hai bên. Quy trình cần cải tiến nhanh gọn, hiện đại để thu hút khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo được lợi ích của ngân hàng.
Các chính sách, quy định, quy trình tiêu thức tín dụng phải được xây dựng rõ ràng, khoa học, cụ thể và thường xuyên cập nhật để phù hợp xu thế mới cũng như các quy định của NHNN
3.2.2. Xây dựng chiến lƣợc marketing ngân hàng
Marketing ngân hàng mặc dù đã được đề cập từ lâu nhưng mãi vào những năm 60 marketing ngân hàng mới được tiếp cận và ứng dụng.
Ở Việt Nam, việc làm quen với marketing ngân hàng còn diễn ra muộn hơn, khoảng những năm cuối của thập niên 80, và cho tới nay hiệu quả của việc ứng dụng marketing ngân hàng còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương, còn các hoạt động chủ yếu có ý nghĩa quyết định thành công trong việc thực hành marketing như: nghiên cứu khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cấp về chất lượng dịch vụ ngân hàng còn rất mờ nhạt và hạn chế. Điều này xảy ra không chỉ đối với PVcomBank mà nhìn chung đa số các NHTM Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của marketing trong hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, để đưa marketing thực sự thâm nhập vào ngân hàng và phát huy tác dụng của nó PVcomBank cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, triết lý marketing cần phải được thâm nhập vào tất cả các bộ phận, tất cả các nhân viên trong ngân hàng.
Thứ hai, đẩy mạnh, tuyên truyền và quảng cáo rộng rãi về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bằng các loại tờ rơi, ấn phẩm để ở quầy và làm bảng hiệu giới thiệu sản phẩm mới đặt ở phòng giao dịch.
Thứ ba, tích cực tham gia những buổi tạo đàm, tư vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm hoặc tài trợ cho những cuộc thi ở những người đại học, cao đẳng để giới thiệu về ngân hàng, đưa hình ảnh của ngân hàng đến gần với mọi người hơn và cũng góp phần quảng bá thương hiệu, sản phẩm theo xu hướng hiện đại, vừa mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc vừa kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng
Điều quan trọng nhất trong chính sách giao tiếp với khách hàng là thái độ phục vụ, tác phong của nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng. Dưới con mắt của khách hàng, nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng. Do vậy, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, cùng với tác phong làm việc nhanh chóng, chính xác, nhân viên ngân hàng sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng.
Với khẩu hiệu “Ngân hàng không khoảng cách”, việc hoàn thiện chính sách giao tiếp với khách hàng sẽ giúp một phần đáng kể vào viêc làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời đây cũng là cách marketing ít tốn kém chi phí nhất cho ngân hàng.
Các cán bộ, chuyên viên KHCN nên chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu chứ không nên ở thế bị động, chờ khách hàng đến vay. Do chi nhánh nằm ở khu vực có vị thế đắc địa, có nhiều hộ kinh doanh, cá nhân tham gia hoạt động mua bán nên việc tìm kiếm khách hàng cho chi nhánh tương đối thuận lợi. Đồng thời, ngân hàng cũng hợp tác tài trợ cho nhiều dự án mua căn hộ, đây là nhu cầu thiết thực và phổ biến nhất hiện nay, vì vậy, cán bộ phòng KHCN nên theo sát những quy định cho vay mới để tìm kiếm khách hàng cho chi nhánh.
Việc ngân hàng đề ra những chỉ tiêu riêng cho từng nhân viên phải phù hợp với năng lực, chức danh và công việc của mỗi cá nhân để có thể phát huy tốt sở trường của mỗi người.
3.2.4. Mở rộng mạng lƣới kênh phân phối cho vay
Cũng như nhiều ngành hàng khác, một doanh nghiệp muốn tranh giành thị phần trên thị trường phát triển thì các kênh phân phối phải được chú trọng và phát triển đúng mức nhằm tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và bán được nhiều sản phẩm hơn. Thực tế cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng để cải thiện mức sống là rất lớn, các ngân hàng đua nhau trong cuộc chiến dành thị phần cho thấy đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Vài năm trở lại đây, PVcomBank đã không ngừng mở rộng hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch trên khắp các tỉnh thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và đưa ngân hàng đến gần hơn với đại đa số người dân Việt Nam. Theo định hướng trong thời gian tới, PVcomBank sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh để có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cấp bách của thị trường cho vay tiêu dùng tại các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố đang phát triển. Ngoài ra các chi nhánh cần được đầu tư nghiêm túc về địa điểm thuận tiện cho khách hàng, không gian ấm cúng và giám sát hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh để tránh lãng phí trong việc mở rộng kênh phân phối.
3.2.5. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ ngân hàng
Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển, từ đó giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. Khuyến khích cán bộ tự học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các nghiệp vụ bổ trợ để làm việc hiệu quả hơn và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Cụ thể là chi nhánh nên giao chỉ tiêu cho cấp dưới theo mức lương và năng lực. Đánh giá chuyên môn của chuyên viên KHCN một cách chính xác, trung thực, khách quan và công khai theo tình hình thực tế. Ngoài ra, còn có chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên khích lệ hiệu quả, bên cạnh đó còn phải xử phạt đúng mức để nhân viên hiểu rõ trách nhiệm và phấn đấu cố gắng tốt hơn.
Đồng thời, chi nhánh phải chỉ đạo thực hiện yêu cầu nhân viên nắm chắc các quy định hiện hành về sản phẩm của ngân hàng. Hiện nay, PVcomBank đang tổ chức các cuộc thi online nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi chuyên viên KHCN đối với sản phẩm của ngân hàng.
3.3. Kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNN là cơ quan đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng, vì vậy NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài..
NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng, tăng cường mối quan hệ với các NHTM, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong nước và nước ngoài. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến khích tất cả các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng, hệ thống cho phép ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các ngân hàng có tham gia nối mạng.
NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các ngân hàng thay đổi kịp với thị trường. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với các NHTM, kiểm tra tình hình cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu cũng như đảm bảo tăn trưởng tín dụng một cách an toàn phù hợp mục
tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đặc biệt là phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện sai xót trong khâu thẩm định và quyết định cho vay để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khoá học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam.
Phát triển hệ thống CIC của NHNN vì hiện nay các thông tin CIC cung cấp chỉ mang tính chất chung chung nên cần nâng cao chất lượng cũng như thu thập thêm các thông tin mớ. Hơn nữa cần đổi mới hệ thống vi tính, nâng cấp internet nhằm giúp cho việc truy cập vào CIC dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.3.2. Đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan
Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của ngân hàng thì không chỉ có cố gắng nỗ lực của riêng phía ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước. Đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng bởi nếu hoạt động này phát triển thì nhà nước cũng là đối tượng nhận được nhiều lợi ích từ sự phát triển đó, vì vậy nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô (kinh tế - chính trị - xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát tiển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư khiến cho khả năng
tích luỹ và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng cầu về tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra hàng hoá, dịch vụ cho xã hội.
Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Chuyển dịch phân bố dân cư theo hướng tăng tỷ lệ dân cư ở thành thị giảm tỷ lệ này ở nông thôn. Chuyển lao động ở những ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao, giảm tỷ lệ thất nghiệp tăng mức sống dân cư, từ đó tạo ra cầu hàng hoá, dịch vụ.
Nhà nước cần có văn bản quy định hướng tới các bộ, ngành, công ty, doanh nghiệp về việc xác nhận cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình vay vốn tín dụng ở các NHTM. Tránh tình trạng gây khó dễ cho cán bộ công nhân viên hoặc quá dễ dãi để họ xin xác nhận nhiều lần đi vay ở nhiều nơi, gây rủi ro cho ngân hàng.
3.3.3. Đối với hội sở Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam
3.3.3.1. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng
Do mới bước vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng nên các sản phẩm của ngân hàng trong lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, gây nên những khó khăn nhất định cho hoạt động của ngân hàng. Để mở rộng được loại hình cho vay này thì việc từng bước hoàn thiện các sản phẩm của ngân hàng là điều tất yếu. Đồng thời, mỗi sản