Bảng 2.6. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia Định.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 222,025 189,250 150,040 % so với tổng dư nợ cho vay KHCN 35% 22% 18%
Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định
Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2017 là 150,040 triệu đồng so với năm 2015 là 222,025 triệu đồng, 71,985 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN giảm đáng kể, cuối năm 2015 là 35% đến năm 2016 chỉ còn 22% và giảm còn 18% vào năm 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm nhờ vào khâu định hướng khách hàng mục tiêu tốt và khâu thẩm định đã xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh; xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Và công tác kiểm soát và thu hồi nợ đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu nợ. Từ
việc tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm ta có thể thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt và rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng rất thấp.
Nợ quá hạn của ngân hàng là yếu tố tất nhiên nảy sinh trong quá trình đầu tư tín dụng. Đây là chỉ tiêu đánh giá chính xác ngân hàng đó có chất lượng thẩm định cho vay dự án có khả thi hay không. Nếu nợ quá hạn càng nhiều thì ngân hàng càng sớm đi đến con đường phá sản.
Nhìn chung, nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm vào năm 2016 và 2017, nguyên nhân của sự giảm đột biến về khoản nợ quá hạn là do chuyên viên KHCN luôn quan tâm theo dõi các khoản nợ của đối tượng đang có vấn đề về khả năng thanh toán từ đó chi nhánh đã nhanh chóng đề xuất các biện pháp tối ưu để tận thu những khoản có thể thu được cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã giao cho từng chuyên viên KHCN kế hoạch thu nợ, mỗi tuần đều có các cuộc họp đề ra những kế hoạch cần phải giải quyết trong tuần để hạn chế tối đa những bất trắc và có cách giải quyết, xử lý công việc kịp thời, nhanh chóng. Mặt khác cũng không thể phủ nhận khách hàng luôn tìm cách ổn định nguồn thu thường xuyên và không thường xuyên của mình để trả nợ cho ngân hàng.
Kết quả nợ quá hạn giảm xuống qua ba năm là do ngân hàng đã ráo riết thu hồi nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp, cụ thể như bám sát tận thu các khoản thu có thể thu được, tranh thủ sự hợp của những cơ quan pháp luật có liên quan, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Đặc biệt, chi nhánh đã tranh thủ được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc thu nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng, thu được kết quả được rất khả quan.
Tóm lại, nợ quá hạn dù phát sinh từ nguyên nhân nào đi chăng nữa đều chứa đựng rủi ro và gây ra mất vốn cho ngân hàng và do đó ngân hàng cần tăng cường công tác thu nợ xác minh thực tế để có biện pháp kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất. Mặt khác, ban lãnh đạo ngân hàng cần đặt công tác thẩm định cho các khoản
vay mới và các khoản vay lớn lên hàng đầu để phân tích, đánh giá một cách chặt chẽ theo đúng quy định để giảm thiểu rủi ro phát sinh như về vấn đề nợ quá hạn.
2.3.2. Chỉ tiêu định tính