Bảng 2.3. Phân loại huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn huy động 886 1.347 1.829 2.012 1 Phân theo kỳ hạn 886 1.347 1.829 2.012 1.1 Trên 12 tháng 7 266 609 878 1.2 <= 12 tháng 879 1.081 1.220 1.134
2 Phân theo hình thức huy động 886 1.347 1.829 2.012
2.1 Tiền gửi tiết kiệm 753 1.131 1.564 1.710
2.2 Tiền gửi thanh toán 133 216 265 302
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietcombank Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy:
+ Về kỳ hạn huy động: Vietcombank Đồng Tháp tập trung huy động vốn với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Nguyên nhân là do trong những năm trở lại đây, lãi suất liên tục thay đổi, người dân phần lớn lựa chọn kỳ hạn ngắn để gửi tiền tại các TCTD.
+ Về hình thức huy động: Vietcombank Đồng Tháp chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động bền vững, đảm bảo được tính ổn định trong hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp.
Từ số liệu trên cho thấy, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp tương đối ổn định qua các năm. Đây là điều kiện quyết định tính chất ổn định trong hoạt động, từ đó quyết định đến hoạt động cho vay, lãi suất cho vay của chính ngân hàng.
2.2.2. Tình hình cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp
Tóm tắt dư nợ cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp từ Phụ lục 04 và Phụ lục 05 như sau:
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
I Dƣ nợ
1 TCTD trên địa bàn tỉnh 21.427 28.468 32.593 36.395
2 Nhóm NHTMNN 14.784 20.378 24.043 27.082
3 Vietcombank Đồng Tháp 2.078 3.202 3.806 4.799
II Chênh lệch qua từng năm
1 TCTD trên địa bàn tỉnh 7.041 4.125 3.802
2 Nhóm NHTMNN 5.594 3.665 3.039
3 Vietcombank Đồng Tháp 1.124 604 993
III Tốc độ tăng trƣởng qua các năm
1 TCTD trên địa bàn tỉnh 32,86% 14,49% 11,67%
2 Nhóm NHTMNN 37,84% 17,99% 12,64%
3 Vietcombank Đồng Tháp 54,09% 18,86% 26,09%
IV Tỷ trọng dƣ nợ của TCTD qua các năm
1 Nhóm NHTMNN 69,00% 71,58% 73,77% 74,41%
2 Vietcombank Đồng Tháp 9,70% 11,25% 11,68% 13,19%
Nguồn: Báo cáo Thống kê NHNN CN tỉnh Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.4 có thể thấy rõ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục tăng cao trong giai đoạn 2014 – 2017. Tính riêng trong giai đoạn này các TCTD trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tổng cộng 14.968 tỷ đồng (năm 2015 tăng 7.041 tỷ đồng, 2016 tăng 4.125 tỷ đồng, năm 2017 tăng 3.802 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2017 là 19,67% (năm 2015, 2016, 2017 tăng lần lượt là 32,86%, 14,49%, 11,67%), góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng hàng năm của tỉnh Đồng Tháp (bình quân 9%/năm).
Trong 14.968 tỷ đồng này các NHTMNN đóng góp 12.298 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,16% (12.298/14.968 tỷ đồng) trong tổng dư nợ tăng thêm, qua đó nâng tỷ trọng dư nợ của khối NHTMNN từ 69% trong năm 2014 lên 74,41% vào năm 2017. Khẳng định vai trò chủ đạo của khối NHTMNN trong việc phát triển dư nợ, hỗ trợ cấp tín dụng cho hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung, cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng.
Riêng Vietcombank Đồng Tháp đóng góp 2.721 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,13% (2.721/12.298 tỷ đồng) trong tổng dư nợ tăng thêm giai đoạn 2014 – 2017
của khối NHTMNN. Tính đến cuối năm 2017 dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp đạt 4.799 tỷ đồng, so sánh riêng tốc độ tăng trưởng của Vietcombank Đồng Tháp trong khối NHTMNN, Vietcombank Đồng Tháp luôn đạt tỷ lệ cao cụ thể trong năm 2015 đạt 54,09% so với 37,84% của toàn khối; năm 2016 đạt 18,86% so với 17,99% của toàn khối; năm 2017 đạt 26,09% so với 12,64% của toàn khối. Điều này cho thấy trong giai đoạn này có một số NHTMNN không tăng trưởng dư nợ được hoặc tăng trưởng với tỷ lệ rất thấp, Vietcombank Đồng Tháp trong giai đoạn này hoạt động khá hiệu quả đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của khối giúp cho tỷ lệ tăng trưởng của khối cao hơn so với toàn ngành tại tỉnh.
Lý giải cho việc này tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp cao trong khi một số NHTMNN có tỷ lệ tăng trưởng thấp trong giai đoạn do một số nguyên nhân sau đây: (i) Cơ chế phát triển tín dụng của từng ngân hàng trong thời kỳ này; (ii) Chênh lệch tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động và dư nợ tại TCTD (iii) Nhận thức ngày càng cao của khách hàng về thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, điều này Vietcombank Đồng Tháp đã tự tin làm rất tốt trong thời gian qua, thể hiện qua kết quả tốc độ phát triển dư nợ qua từng năm trong giai đoạn trên liên tục cao hơn toàn ngành nói chung, toàn khối nói riêng.
2.2.3. So sánh tỷ trọng dƣ nợ trên tổng huy động của Vietcombank Đồng Tháp
Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ trên tổng huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Dƣ nợ 2.078 3.202 3.806 4.799 Huy động vốn 886 1.347 1.829 2.012 Chênh lệch dƣ nợ - huy động 1.192 1.855 1.977 2.787 Tỷ trọng dƣ nợ/huy động vốn 234,54% 237,71% 208,09% 238,52%
Biểu đồ 2.1. So sánh tổng dư nợ và tổng huy động vốn giai đoạn 2014 - 2017 tại Vietcombank Đồng Tháp
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thống kê NHNN - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy, dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp luôn cao hơn nguồn vốn huy động. Bình quân qua các năm mức dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp luôn cao gấp đôi so với tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh, cụ thể tỷ trọng dư nợ/huy động vốn năm 2014: 234,54%, năm 2015: 237,71%, năm 2016: 208,09%, năm 2017: 238,52%.
Tại bảng số liệu 2.2 tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014 – 2017 đã ghi nhận sự tăng trưởng về huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp qua từng năm tuy nhiên khi so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ trong gia đoạn này thấy rõ nguồn vốn huy động tại chi nhánh không thể đáp ứng đủ cho việc phát triển dư nợ tại chi nhánh. Điều này cho thấy nhu cầu về tăng trưởng tín dụng tại địa bàn Đồng Tháp nói chung, Vietcombank Đồng Tháp nói riêng là rất lớn trong khi nguồn vốn huy động không tăng trưởng cùng mức độ tương xứng. Do đó tạo ra áp lực không nhỏ cho toàn thể cán bộ tại Vietcombank Đồng Tháp, yêu cầu phải huy động mọi nguồn lực hiện có, cơ cấu, hợp lý từng phân kỳ nguồn vốn tiền gửi đến hạn phù hợp với thời điểm đến hạn của các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh; Vay nguồn vốn từ
trung ương để có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng tại chi nhánh, điều này đặt ra câu hỏi về chi phí sử dụng nguồn vốn vay từ trung ương tại Vietcombank Đồng Tháp (ước tính chi phí mua vốn chênh lệch 1% so với chi phí huy động, bình quân trong giao đoạn qua Vietcombank Đồng Tháp cần tốn thêm khỏan 15 tỷ đồng chi phí mua vốn trả cho trung ương).
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.3.1. Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp
Cùng với các chi nhánh NHTM truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp như Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng Vietcombank Đồng Tháp hiện đang tích cực tham gia cho vay theo các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển NoNT như:
Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NoNT (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP.
Ngoài ra, chi nhánh còn có sản phẩm đặc thù riêng cho NoNT để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Ngoài cho vay theo các chủ trương, chính sách của Chỉnh phủ, Vietcombank Đồng Tháp còn có các chính sách đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn để phù hợp với đối tượng vay vốn phần lớn là nông dân tại địa phương.
2.3.2. Phân tích thực trạng cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp theo các chỉ tiêu mở rộng
Bảng 2.6. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: khách hàng
STT Số lƣợng khách hàng Năm
2014 2015 2016 2017 1 Phân theo đối tƣợng 3.132 5.944 7.623 11.019
Cá nhân 3.117 5.925 7.603 10.997
DN 15 19 20 22
HTX 0 0 0 0
2 Phân theo mục đích vay vốn 3.132 5.944 7.623 11.019
Trồng trọt, chăn nuôi gia súc 2.474 4.696 6.022 8.705
Nuôi trồng thủy sản 658 1.248 1.601 2.314
Nguồn: Báo cáo cho vay NoNT của Vietcombank Đồng Tháp
Bảng 2.7. Tăng giảm số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: khách hàng
STT Số lƣợng khách hàng Tăng/giảm so với năm trƣớc 2015 2016 2017
1 Phân theo đối tƣợng 2,812 1,679 3,396
Cá nhân 2,808 1,678 3,394
DN 4 1 2
HTX 0 0 0
2 Phân theo mục đích vay vốn 2,812 1,679 3,396 Trồng trọt, chăn nuôi gia súc 2,222 1,326 2,683
Dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản 590 353 713
Nguồn: Báo cáo cho vay NoNT của Vietcombank Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.6 và bảng 2.7 cho thấy, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp tăng đều qua các năm. Chủ yếu là khách hàng cá nhân (chiếm trên 90% tổng số lượng khách hàng tại chi nhánh), phần còn lại là khách hàng doanh nghiệp chiếm số lượng rất hạn chế, điểm yếu về loại hình khách hàng doanh nghiệp này hiện không chỉ riêng tại Vietcombank Đồng Tháp mà hiện hữu trên toàn hệ thống TCTD tại địa bàn, lý giải cho điều này có thể đến từ một vài nguyên nhân sau đây (i) Đồng Tháp là tỉnh thuần nông, hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ các sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu đến từ cách hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp (trong năm 2016 ước tính tỉnh có 418 doanh nghiệp; Nguồn: Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh
Đồng Tháp) đã quen với tập quán kinh doanh cũ nên không đáp ứng đủ yêu cầu điều kiện về vay vốn theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng (ii) Việc thu hút các doanh nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn về đầu tư tại Đồng Tháp còn vướng bất cấp lớn do điều kiện cơ cở hạ tầng giao thông hạn chế, khoảng cách từ Đồng Tháp đến thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 150km trong khi thời gian di chuyển khoảng 3-4 tiếng. Riêng loại hình HTX, Vietcombank Đồng Tháp chưa đầu tư cho loại hình này vì lý do như trên vừa nêu tập quán hoạt động kinh tế nhỏ lẻ áp dụng vào mô hình HTX, hệ thống sổ sách kế toán không rõ ràng, chi phí hoạt động, thu nhập, bộ máy quản lý điều hành của HTX còn yếu kém, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi do đó dư nợ đối với loại hình này còn hạn chế.
2.3.2.2. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.8. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 I Doanh số cho vay 1.786 2.965 3.632 6.178
1 Trồng trọt, chăn nuôi gia súc 1.423 2.075 2.435 3.982
2 Nuôi trồng thủy sản 363 890 1.197 2.196
II Chênh lệch qua từng năm 1.179 667 2.546
1 Trồng trọt, chăn nuôi gia súc 652 360 1.547
2 Nuôi trồng thủy sản 527 307 999
III Tốc độ tăng trƣởng qua các năm 66,01% 22,50% 70,10%
1 Trồng trọt, chăn nuôi gia súc 45,82% 17,35% 63,53%
2 Nuôi trồng thủy sản 145,18% 34,49% 83,46%
Nguồn: Báo cáo cho vay NoNT của Vietcombank Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy doanh số cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng trưởng qua các năm. Riêng năm 2017 tăng mạnh (70,10%) so với năm trước, trong đó, doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản, trồng trọt chăn nuôi đều tăng, cụ thể doanh số cho vay cho vay trồng trọt, chăn nuôi gia súc đạt 1.547 tỷ đồng tăng 63,53% so với năm trước, doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản đạt 999 tỷ đồng tăng 83,46% so với năm trước. Đồng thời cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng mở rộng, phân bổ nguồn lực sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng hệ thống sông ngòi tại tỉnh, chấp hành chủ trương của tỉnh về chuyển hướng
nghiệp, tạo thu nhập cao hơn cho khách hàng khi đầu tư trên cùng 1 m2 đất nông nghiệp.
2.3.2.3. Dư nợ tín dụng nông nghiệp
Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 1 Tổng dƣ nợ tín dụng nông nghiệp 893 1.405 1.798 2.471 2 Dƣ nợ trồng trọt, chăn nuôi gia súc 714 983 1.205 1.593
3 Dƣ nợ nuôi trồng thủy sản 179 422 593 878
4 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nơ nông nghiệp 57,3% 28,0% 37,4% 5 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tại chi nhánh 54,1% 18,9% 26,1%
Nguồn: Báo cáo cho vay NoNT của Vietcombank Đồng Tháp
Biểu đồ 2.2. So sánh dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: tỷ đồng 893 1.405 1.798 2.471 714 983 1.205 1.593 179 422 593 878 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp Dư nợ trồng trọt, chăn nuôi gia súc
Dư nợ nuôi trồng thủy sản
Nguồn: Báo cáo cho vay NoNT của Vietcombank Đồng Tháp
Qua số liệu bảng 2.9 và biểu đồ 2.2 cho thấy dư nợ tín dụng nông nghiệp (dư nợ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản) tại Vietcombank Đồng Tháp tăng đều qua các năm. Tính đến năm 2017, dư nợ tín dụng nông nghiệp đạt 2.471 tỷ đồng tăng gấp 2,8 lần so với năm 2014, cao hơn so với mức tăng trưởng của tổng dư nợ (năm 2017 tổng dư nợ tăng gấp 2,3 lần so với năm 2014). Trong đó: dư nợ trồng
nghiệp; dư nợ nuôi trồng thủy sản đạt 878 tỷ đồng, chiếm 35,53%/ tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp.
So sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung tại chi nhánh, nhận thấy rõ Vietcombank Đồng Tháp tập trung nguồn lực cho hoạt động phát triển tín dụng tại các lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn trong năm 2017 cao hơn 11% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng năm tại chi nhánh.
Điều này thể hiện sự quan tâm phát triển tín dụng tại địa bàn nông nghiệp nông thôn của Ban Lãnh đạo chi nhánh, tuân thủ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển tín dụng tại địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, đi cùng với điều này cũng đặt ra vấn đề lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tạo ra lợi nhuận, trong khi lãi suất áp dụng cho khoản cho mục đích nông nghiệp nông thôn là thấp hơn rất nhiều so với cùng khoản vay mục đích khác.
2.3.2.4. Dư nợ tín dụng theo ngành, lĩnh vực
Bảng 2.10. Dư nợ tín dụng theo ngành giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
STT Dƣ nợ theo ngành, lĩnh vực
Năm
2014 2015 2016 2017 Tổng dƣ nợ tín dụng 2.078 3.202 3.806 4.799
1 Dư nợ tín dụng nông nghiệp 893 1.405 1.698 2.271 2 Dư nợ đối cho vay sản xuất kinh doanh 831 1340 1603 1987
3 Dư nợ tín dụng tiêu dùng 208 280 310 333
4 Dư nợ tín dụng khác 146 177 195 208