MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 32)

1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: có thể hiểu là việc ngân hàng tăng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đó tăng số lượng khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng, tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này. Mở rộng tín dụng nông nghiệp còn thể hiện ở sự hoàn thiện về quy trình cấp tín dụng nông nghiệp, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng.

Thông qua khái niệm mở rộng tín dụng nông nghiệp cho thấy việc mở rộng tín dụng nông nghiệp thể hiện ở mặt định tính và định lượng.

- Định lượng: đánh giá việc mở rộng tín dụng nông nghiệp theo chiều rộng. Thể hiện ở sự gia tăng số lượng khách hàng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp quan hệ tín dụng với ngân hàng, tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ.

- Định tính: đánh giá hiệu quả việc mở rộng tín dụng nông nghiệp hay còn gọi là mở rộng theo chiều sâu. Thể hiện ở việc tăng chất lượng các khoản tín dụng nông nghiệp thông qua đánh giá tỷ lệ nợ xấu, tăng thu nhập từ việc mở rộng tín dụng nông nghiệp, hoàn thiện quy trình cho vay, mở rộng chính sách tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp.

1.3.2. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

1.3.2.1. Mở rộng tín dụng là điều kiện để phát triển kinh tế nông thôn

Để có điều kiện phát triển các ngành nghề, trang trại, mô hình sản xuất góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vấn đề tiên quyết là phải có vốn. Việc mở rộng tín dụng nông nghiệp sẽ góp phần tích cực vào công cuộc này, tạo điều kiện cho người dân có đủ vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các phương tiện sản xuất hiện đại hơn, chắc chắn hơn cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.3.2.2. Nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng, đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này còn hạn chế

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2017. Nếu như giai đoạn từ năm 2001 – 2011, tăng trưởng tín dụng nền kinh tế luôn cao hơn tăng trưởng tín dụng nông nghiệp thì trong giai đoạn 2011 – 2017, diễn biến hoàn toàn ngược lại. Đặc biệt là trong năm 2012, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp tăng mạnh gần bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế. Tính đến hết năm 2013, sau hơn 3 năm triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đã tăng gấp 2 lần và đạt 231.338 tỷ đồng. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 01).

Mặc dù nguồn vốn tín dụng liên tục tăng nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% thì đa số các ngân hàng đều có dư nợ cho vay thấp đối với lĩnh vực này. Chính vì thế, khu vực NoNT vẫn thiếu cả vốn dành cho sản xuất kinh doanh cũng như vốn dành cho đời sống sinh hoạt, thị trường tín dụng đen vẫn còn nhiều đất sống,...

Những năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình mới trong liên kết sản xuất nông nghiệp như mô hình 4 nhà (nhà ngân hàng, nhà khoa học, nhà nông, nhà sản xuất chế biến và tiêu thụ), cánh đồng mẫu lớn,... theo đó tín dụng trở thành một khâu quan trọng, thậm chí đóng vai trò then chốt trong vận hành các mô hình này.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các mô hình này vẫn là chưa làm rõ được vai trò và vị trí của hộ nông dân, theo đó, thiếu biện pháp cụ thể đảm bảo lợi ích thích đáng của hộ nông dân trong mô hình liên kết sản xuất mới nói riêng, trong chuỗi giá trị nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều lý do khác nhau để giải thích cho những khó khăn về tiếp cận tín dụng nói riêng, có vốn để sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống sinh hoạt nói chung song tựu trung lại là những hạn chế nằm trong phương thức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay gắn với vấn đề thu nhập thấp, nghèo nên thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu... cũng vì

nghèo nên thiếu tài sản có giá trị để thế chấp cầm cố vay vốn ngân hàng, phải vay vốn với lãi suất thực tế cao hơn,... nên khó có thể thoát nghèo, khó có cơ hội nâng cao thu nhập và nông nghiệp Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, khó có thể tạo ra và thu hút các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển NoNT.

Chính vì thế, nếu tạo ra cơ chế hỗ trợ việc mở rộng tín dụng nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người dân có vốn phát triển sản xuất kinh doanh và khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ có thể thu hẹp.

Bên cạnh những chiến lược, chính sách phát triển NoNT, cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao động... thì giải pháp để giải quyết ngay vấn đề vốn cho NoNT và nông dân chính là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực này thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế triển khai.

1.3.2.3. Hiện nay, nông nghiệp được xem là lĩnh vực đầu tư an toàn, rủi ro thấp, nợ xấu thấp hơn các ngành, lĩnh vực khác nợ xấu thấp hơn các ngành, lĩnh vực khác

Bất kỳ ngành nghề nào cũng chứa đựng các yếu tố rủi ro. Nông nghiệp không ngoại lệ, như đã phân tích ở trên, nông nghiệp vốn là ngành có vòng quay vốn chậm và đối mặt với nhiều rủi ro đến từ các nhân tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt và ngăn chặn đến mức thấp nhất các nhân tố này, sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Nhìn ở góc độ các chi nhánh NHTM để nhận định, có thể nói đầu tư tín dụng cho nông nghiệp là một kênh đầu tư an toàn, rủi ro thấp, nợ xấu không cao so với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế do các khoản tín dụng cho nông nghiệp thường có giá trị thấp.

Giai đoạn 2015 – 2017, sau khi Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời và hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đã góp phần thúc đầu tín dụng nông nghiệp, nông thôn mở rộng và phát triển, trở thành một lĩnh vực cho vay tương dối an toàn, hiệu quả so với các ngành kinh tế khác. Do đó, có thể nói, đầu tư cho lĩnh vực NoNT là lĩnh vực đầu tư hàng đầu và cần được chú trọng đối với các CN NHTM hiện nay.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng nông nghiệp

1.3.3.1. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp với ngân hàng

= -

Chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng (nếu số lượng khách hàng mới >0) và sự giảm sút (nếu số lượng khách hàng mới <0). Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng và thể hiện được hiệu quả của chính sách quảng bá, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến nhiều đối tượng khách hàng.

1.3.3.2. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp

Là số tiền cho vay phát sinh đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Chỉ tiêu này phản ánh được mức độ đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Đánh giá doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp thông qua phép so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

- Về mặt tuyệt đối: Thể hiện ở mức tăng doanh số cho vay năm sau so với năm trước.

Mức tăng doanh số cho vay năm sau so với năm trƣớc = Doanh số cho vay nông nghiệp năm sau – Doanh số cho vay nông nghiệp năm trƣớc

- Về mặt tương đối: Thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng doan số cho vay nông nghiệp năm sau so với năm trước

X 100 =

Số lượng khách hàng mới có quan hệ tín dụng

nông nghiệp với ngân hàng trong năm nay

Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp với ngân

hàng năm nay

Số lượng khách hàng có quan hệ tín

dụng nông nghiệp với ngân hàng năm

trước

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm sau so năm trước

(%)

Mức tăng DSCV năm sau so với năm trước

DSCV nông nghiệp năm trước

Hai chỉ tiêu này phản ảnh khả năng đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.3.3.3. Dư nợ tín dụng nông nghiệp

Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho khách hàng vay phục vụ sản xuất nông nghiệp tính tại thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, cụ thể là khả năng sử dụng vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá dư nợ tín dụng thông qua phép so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

- Về mặt tuyệt đối: Thể hiện ở mức tăng dư nợ tín dụng nông nghiệp năm sau so với năm trước.

Mức tăng dƣ nợ tín dụng nông nghiệp năm sau so với năm trƣớc = Dƣ nợ tín dụng nông nghiệp năm sau – Dƣ nợ tín dụng nông nghiệp năm trƣớc.

- Về mặt tương đối: Thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nông nghiệp năm sau so với năm trước.

X 100 =

Hai chỉ tiêu mức tăng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh được qui mô tín dụng dành cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, phản ánh được hiệu quả của các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà ngân hàng đang áp dụng.

1.3.3.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp trên tổng dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nhất định, ngân hàng cho vay đối với sản xuất nông nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Đơn vị tính (%).

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nông

nghiệp năm sau so với năm trước (%)

Mức tăng dư nợ tín dụng năm sau so với năm trước

Dư nợ tín dụng nông nghiệp năm trước

Tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp càng lớn thể hiện nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng cao, chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho lĩnh vực nông nghiệp càng hiệu quả.

1.3.3.5. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp là tỷ lệ phần trăm dư nợ xấu đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên tổng dư nợ tại chi nhánh tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, những rủi ro trong cho vay tín dụng nông nghiệp, từ đó tác động đến quyết định đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp của các ngân hàng.

1.3.3.6. Thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp

Đây là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của việc mở rộng tín dụng nông nghiệp tức xét về chiều sâu của việc mở rộng. Thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá thông qua tỷ lệ thu nhập từ cho vay nông nghiệp và mức sinh lời vốn tín dụng cho vay nông nghiệp.

X 100 =

Chỉ tiêu này càng cao, cho thấy việc cho vay nông nghiệp mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, là một lĩnh vực quan trọng ngân hàng cần đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp (%)

Thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp

1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp

Là những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng, bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan:

1.3.4.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp

Là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tác động đến mở rộng tín dụng nông nghiệp, gồm:

- Đặc điểm kinh tế xã hội: mỗi địa phương, vùng miền có những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau, điều này tác động rất lớn đến mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu tín dụng tại ngân hàng. Do đó, tùy theo môi trường kinh tế - xã hội tại địa phương mà mỗi ngân hàng cần lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Ví dụ, như đối với khu vực ĐBSCL, với thế mạnh là nông nghiệp thì định hướng xây dựng cơ cấu vốn của ngân hàng phải hướng đến phục vụ phát triển lĩnh vực kinh tế này. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng.

- Môi trƣờng pháp lý: Trong nền kinh tế, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của minh như lựa chọn ngành, lĩnh vực, phương thức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh những phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo những quy định của pháp luật như Luật NHNN, Luật Các TCTD, Bộ luật Dân sự các các quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, tương ứng với mỗi ngành, lĩnh vực mà ngân hàng đầu tư tín dụng sẽ có những chủ trương, chính sách của Chính phủ ở từng thời kỳ. Đây là nhân tố tác động đến việc mở rộng đối tượng khách hàng, từ đó tăng doanh số cho vay và dư nợ tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng.

- Môi trƣờng tự nhiên: Những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc những thay đổi lớn của tự nhiên vượt quá tầm kiểm soát của người cho vay và người đi vay. Những vấn đề này thường xuyên gặp phải trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng cụ thể là tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng.

+ Thứ nhất là nhu cầu vốn của khách hàng: ảnh hưởng đến quy mô tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng, số lượng khách hàng vay vốn. Bởi hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nếu lợi nhuận thu về càng cao thì khát vọng đầu tư của khách hàng càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng.

+ Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: xuất phát từ năng lực quản trị điều hành của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động, với những phương án, dự án có tính rủi ro càng cao, ngân hàng sẽ hạn chế đầu tư tín dụng từ đó ảnh hưởng đến quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng ở lĩnh vực này.

1.3.4.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp

Là những nhân tố liên quan đến bản thân ngân hàng trên mọi phương diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 32)