ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 43)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km, phía bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên giới hơn 48 km, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm: 2 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc), 01 thị xã (Hồng Ngự) và 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò).

Địa hình Đồng Tháp khá bằng phẳng theo xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông; được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.682 – 2.005 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình 27oC, cao nhất 34,3oC, thấp nhất 21,8oC. Thủy văn chịu tác động bởi 3 yếu tố: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa: mùa kiệt nước từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.700.000 người, mật độ dân số vào khoảng 497 người/ha. Trong đó, dân só số sống tại thành thị đạt gần 290.000 người,

dân số sống tại nông thôn chiếm hơn 80%, đạt 1.410.000 người. Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị khoảng 26,5 triệu đồng/năm, khu vực nông thôn khoảng 19,6 triệu đồng/năm. Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá so với các tỉnh khác trong vùng, nhất là trong giai đoạn 2010-2015. So với nhiều địa phương ở ĐBSCL, cơ cấu kinh tế của Đồng Tháp chuyển dịch tích cực hơn. Tỷ trọng nông lâm thủy sản – công nghiệp – dịch vụ trong GDP thay đổi từ 64,1%-11,3%-24,5% năm 2010 sang 37,9%-28,5%-33,6% năm 2014 (theo giá 1994). Giá trị xuất khẩu hàng nông sản trực tiếp trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 76,6 triệu USD tăng lên năm 2014 đạt 128,7 triệu USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7,69%/năm. Thủy sản là ngành có tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nhất, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2017 là 34,5%/năm, cao hơn các tỉnh trong khu vực như Kiên Giang, An Giang và chỉ đứng sau Cần Thơ.

Đồng Tháp là tỉnh sản xuất lúa gạo và thủy sản hàng đầu ở ĐBSCL nhưng xuất khẩu gạo và thủy sản của Đồng Tháp thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trong khu vực do các doanh nghiệp trong tỉnh thường không xuất khẩu trực tiếp, mà thường phải thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu ngoại tỉnh . Nhìn chung, tỉnh chưa hình thành rõ những mũi đột phá về cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư làm cơ sở cho phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế trong thời gian tới.

Bảng 2.1. Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2014 đến 2017

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017

a-Tốc độ tăng trưởng GDP 13,1 13,6 9,8 8,6

- Khu vực nông nghiệp 4,6 5,7 3,9 4,2

- Khu vực công nghiệp – xây dựng 22,3 21,9 11,2 8,8

- Khu vực dịch vụ 18,00 16,8 15,1 13,00

b-Cơ cấu kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00

- Khu vực nông nghiệp 40,7 37,9 35,9 34,4

- Khu vực công nghiệp – xây dựng 26,6 28,5 28,9 29,0

- Khu vực dịch vụ 31,5 32,4 34,0 35,3

- Thuế nhập khẩu 1,2 1,2 1,2 1,3

2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Đồng Tháp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp giai đoạn 2014-2017 chuyển biến tích cực theo hướng giảm trồng trọt (từ 68,2% xuống còn 56,5%), tăng thủy sản (từ 16,2% lên 30,4%). Chăn nuôi Đồng Tháp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (7%). Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nền nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh mối liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân, nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn. Trong đó, Đề án cũng đã xác định được 5 ngành hàng chủ lực của Tỉnh để tập trung phát triển: lúa gạo, cá tra, hoa kiểng, xoài, vịt.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Giới thiệu chung về Vietcombank Đồng Tháp

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of VietNam – Dong Thap Branch. Địa chỉ: Số 89, đường Lý Thường Kiệt, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Vietcombank Đồng Tháp được xem là một trong những chi nhánh lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với chức năng là một NHTM chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Đồng Tháp là thực hiện tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.

Bộ máy quản lý của Vietcombank Đồng Tháp được tổ chức gồm Ban Giám đốc và các phòng ban cụ thể như sau:

- Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu, điều hành, chịu trách nhiệm trước Vietcombank và pháp luật về mọi hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp. 02 Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc điều hành

chi nhánh, trong đó 01 Phó Giám đốc quản lý trực tiếp khối khách hàng cá nhân/doanh nghiệp và các phòng giao dịch.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban lãnh đạo về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của nhà nước và nội quy, quy chế của đơn vị; phân tích nguồn nhân lực; tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện chính sách lương bổng, đãi ngộ, y tế..

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: là đầu mối thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng tổ chức, gọi chung là khách hàng doanh nghiệp, cung cấp, chào bán các sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp đề xuất, cho vay, phát hành bảo lãnh, giám sát sử dụng vốn, thu hồi nợ, cung cấp nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng Khách hàng cá nhân: có chức năng nhiệm vụ tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng hướng đến đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, gọi chung là các khách hàng cá nhân.

- Phòng Quản lý nợ: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ có liên quan đến những khoản giải ngân/bảo lãnh; trực tiếp khởi tạo, quản lý thông tin khoản vay/bảo lãnh, nhập các thông tin về tài sản đảm bảo trên hệ thống phần mềm quản lý của Vietcombank; ngoài ra còn phối hợp với phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân quản lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đôn đốc thu hồi nợ.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: ghi nhận các khoản thu chi của khách hàng, gửi hóa đơn về doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ thuế; thông báo các khoản thu cho khách hàng.

- Phòng Kế toán: hàng ngày thực hiện hậu kiểm và đảm bảo tính khớp đúng, đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ giấy với thông tin trên phần mềm quản lý về mặt nghiệp vụ.

- Phòng Ngân quỹ: xuất tiền mặt theo yêu cầu của các phòng ban sau khi có sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc; đảm bảo lưu lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch; quản lý lượng tiền mặt của ngân hàng.

Đến năm 2017, chi nhánh có 01 trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Cao Lãnh và 03 phòng giao dịch tại các địa bàn huyện, thị, thành phố (thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, thị xã Hồng Ngự) với hơn 200 lao động chính thức. Vietcombank Đồng Tháp luôn nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ tuyển mới. Nếu trước đây các nhân viên liên quan đến công tác cấp tín dụng như trực tiếp đề xuất, thẩm định, kiểm tra khoản vay chỉ cần đạt trình độ tối thiểu là cao đẳng hoặc đại học không chính quy thì bắt đầu từ năm 2011 Vietcombank Đồng Tháp quy định trình độ tối thiểu phải là đại học chính quy hoặc có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm, cho thấy chất lượng nhân sự liên quan công tác tín dụng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, Vietcombank Đồng Tháp thường xuyên cử cán bộ dự các khóa đào tạo, các cuộc thi nghiệp vụ do Hội sở tổ chức, cho thấy Vietcombank Đồng Tháp rất chú trọng công tác nâng cao chất lượng nhân sự bộ phận tín dụng.

2.2.1. Tình hình huy động vốn và thị phần huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và thị phần huy động vốn

Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vietcombank Đồng Tháp nói riêng và tất cả các TCTD trên địa bàn nói chung. Để đảm bảo hoạt động chi nhánh ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng với chi phí phù hợp, trong thời gian qua, Vietcombank Đồng Tháp đã nỗ lực tích cực và quan tâm đến công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương.

Từ số liệu Phụ lục 02 và Phụ lục 03, ta có bảng tóm tắt tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp và các TCTD trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2017 như sau:

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng huy động các TCTD toàn tỉnh 12.728 18.281 19.722 24.652

2 Vietcombank Đồng Tháp 886 1.347 1.829 2.012

3 Tăng trưởng huy động Vietcombank

Đồng Tháp qua các năm 461 482 183

4 Tỷ trọng huy động của Vietcombank

Đồng Tháp so với TCTD toàn tỉnh 6,96% 7,37% 9,27% 8,16%

Nguồn: Báo cáo Thống kê NHNN CN tỉnh Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (bao gồm 23 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 17 Quỹ tín dụng nhân dân) nói chung, Vietcombank Đồng Tháp nói riêng luôn tăng trưởng qua các năm.

Trong năm 2015 huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp tăng 461 tỷ đồng so với năm trước, năm 2016 đạt 482 tỷ đồng, với kết quả trên giúp tỷ trọng nguồn vốn huy động của Vietcombank Đồng Tháp so sánh với tổng huy động vốn huy động tại các TCTD tại địa bàn liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2014: 6,96%, năm 2015: 7,37%, năm 2016: 9,27%, năm 2017: 8,16% trong tổng nguồn huy động vốn toàn tỉnh.

Với tỷ trọng nguồn vốn huy động như trình bày trong bảng số liệu, cùng với thời gian hoạt động khá ngắn của Vietcombank Đồng Tháp so với các ngân hàng khác như Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thì kết quả trên khá khả quan, chứng minh hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp khá hiệu quả.

Đạt được kết quả trên ngoài nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Ban Lãnh đạo Vietcombank Đồng Tháp, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, còn nhờ vào sự sâu sát của cán bộ Vietcombank Đồng Tháp trong việc tiếp cận khách hàng trên địa bàn, nắm bắt nhanh như cầu khách hàng, tư vấn đến khách hàng các sản phẩm tiền gửi hợp lý. Thái độ phục vụ nhiệt tình, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách, giải quyết thích đáng khiếu nại…

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.3. Phân loại huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn huy động 886 1.347 1.829 2.012 1 Phân theo kỳ hạn 886 1.347 1.829 2.012 1.1 Trên 12 tháng 7 266 609 878 1.2 <= 12 tháng 879 1.081 1.220 1.134

2 Phân theo hình thức huy động 886 1.347 1.829 2.012

2.1 Tiền gửi tiết kiệm 753 1.131 1.564 1.710

2.2 Tiền gửi thanh toán 133 216 265 302

Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietcombank Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy:

+ Về kỳ hạn huy động: Vietcombank Đồng Tháp tập trung huy động vốn với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Nguyên nhân là do trong những năm trở lại đây, lãi suất liên tục thay đổi, người dân phần lớn lựa chọn kỳ hạn ngắn để gửi tiền tại các TCTD.

+ Về hình thức huy động: Vietcombank Đồng Tháp chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động bền vững, đảm bảo được tính ổn định trong hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp.

Từ số liệu trên cho thấy, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp tương đối ổn định qua các năm. Đây là điều kiện quyết định tính chất ổn định trong hoạt động, từ đó quyết định đến hoạt động cho vay, lãi suất cho vay của chính ngân hàng.

2.2.2. Tình hình cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp

Tóm tắt dư nợ cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp từ Phụ lục 04 và Phụ lục 05 như sau:

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Dƣ nợ

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 21.427 28.468 32.593 36.395

2 Nhóm NHTMNN 14.784 20.378 24.043 27.082

3 Vietcombank Đồng Tháp 2.078 3.202 3.806 4.799

II Chênh lệch qua từng năm

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 7.041 4.125 3.802

2 Nhóm NHTMNN 5.594 3.665 3.039

3 Vietcombank Đồng Tháp 1.124 604 993

III Tốc độ tăng trƣởng qua các năm

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 32,86% 14,49% 11,67%

2 Nhóm NHTMNN 37,84% 17,99% 12,64%

3 Vietcombank Đồng Tháp 54,09% 18,86% 26,09%

IV Tỷ trọng dƣ nợ của TCTD qua các năm

1 Nhóm NHTMNN 69,00% 71,58% 73,77% 74,41%

2 Vietcombank Đồng Tháp 9,70% 11,25% 11,68% 13,19%

Nguồn: Báo cáo Thống kê NHNN CN tỉnh Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.4 có thể thấy rõ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục tăng cao trong giai đoạn 2014 – 2017. Tính riêng trong giai đoạn này các TCTD trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tổng cộng 14.968 tỷ đồng (năm 2015 tăng 7.041 tỷ đồng, 2016 tăng 4.125 tỷ đồng, năm 2017 tăng 3.802 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2017 là 19,67% (năm 2015, 2016, 2017 tăng lần lượt là 32,86%, 14,49%, 11,67%), góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng hàng năm của tỉnh Đồng Tháp (bình quân 9%/năm).

Trong 14.968 tỷ đồng này các NHTMNN đóng góp 12.298 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,16% (12.298/14.968 tỷ đồng) trong tổng dư nợ tăng thêm, qua đó nâng tỷ trọng dư nợ của khối NHTMNN từ 69% trong năm 2014 lên 74,41% vào năm 2017. Khẳng định vai trò chủ đạo của khối NHTMNN trong việc phát triển dư nợ, hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 43)