TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Giới thiệu chung về Vietcombank Đồng Tháp

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of VietNam – Dong Thap Branch. Địa chỉ: Số 89, đường Lý Thường Kiệt, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Vietcombank Đồng Tháp được xem là một trong những chi nhánh lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với chức năng là một NHTM chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Đồng Tháp là thực hiện tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.

Bộ máy quản lý của Vietcombank Đồng Tháp được tổ chức gồm Ban Giám đốc và các phòng ban cụ thể như sau:

- Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu, điều hành, chịu trách nhiệm trước Vietcombank và pháp luật về mọi hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp. 02 Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc điều hành

chi nhánh, trong đó 01 Phó Giám đốc quản lý trực tiếp khối khách hàng cá nhân/doanh nghiệp và các phòng giao dịch.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban lãnh đạo về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của nhà nước và nội quy, quy chế của đơn vị; phân tích nguồn nhân lực; tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện chính sách lương bổng, đãi ngộ, y tế..

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: là đầu mối thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng tổ chức, gọi chung là khách hàng doanh nghiệp, cung cấp, chào bán các sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp đề xuất, cho vay, phát hành bảo lãnh, giám sát sử dụng vốn, thu hồi nợ, cung cấp nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng Khách hàng cá nhân: có chức năng nhiệm vụ tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng hướng đến đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, gọi chung là các khách hàng cá nhân.

- Phòng Quản lý nợ: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ có liên quan đến những khoản giải ngân/bảo lãnh; trực tiếp khởi tạo, quản lý thông tin khoản vay/bảo lãnh, nhập các thông tin về tài sản đảm bảo trên hệ thống phần mềm quản lý của Vietcombank; ngoài ra còn phối hợp với phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân quản lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đôn đốc thu hồi nợ.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: ghi nhận các khoản thu chi của khách hàng, gửi hóa đơn về doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ thuế; thông báo các khoản thu cho khách hàng.

- Phòng Kế toán: hàng ngày thực hiện hậu kiểm và đảm bảo tính khớp đúng, đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ giấy với thông tin trên phần mềm quản lý về mặt nghiệp vụ.

- Phòng Ngân quỹ: xuất tiền mặt theo yêu cầu của các phòng ban sau khi có sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc; đảm bảo lưu lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch; quản lý lượng tiền mặt của ngân hàng.

Đến năm 2017, chi nhánh có 01 trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Cao Lãnh và 03 phòng giao dịch tại các địa bàn huyện, thị, thành phố (thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, thị xã Hồng Ngự) với hơn 200 lao động chính thức. Vietcombank Đồng Tháp luôn nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ tuyển mới. Nếu trước đây các nhân viên liên quan đến công tác cấp tín dụng như trực tiếp đề xuất, thẩm định, kiểm tra khoản vay chỉ cần đạt trình độ tối thiểu là cao đẳng hoặc đại học không chính quy thì bắt đầu từ năm 2011 Vietcombank Đồng Tháp quy định trình độ tối thiểu phải là đại học chính quy hoặc có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm, cho thấy chất lượng nhân sự liên quan công tác tín dụng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, Vietcombank Đồng Tháp thường xuyên cử cán bộ dự các khóa đào tạo, các cuộc thi nghiệp vụ do Hội sở tổ chức, cho thấy Vietcombank Đồng Tháp rất chú trọng công tác nâng cao chất lượng nhân sự bộ phận tín dụng.

2.2.1. Tình hình huy động vốn và thị phần huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và thị phần huy động vốn

Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vietcombank Đồng Tháp nói riêng và tất cả các TCTD trên địa bàn nói chung. Để đảm bảo hoạt động chi nhánh ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng với chi phí phù hợp, trong thời gian qua, Vietcombank Đồng Tháp đã nỗ lực tích cực và quan tâm đến công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương.

Từ số liệu Phụ lục 02 và Phụ lục 03, ta có bảng tóm tắt tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp và các TCTD trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2017 như sau:

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng huy động các TCTD toàn tỉnh 12.728 18.281 19.722 24.652

2 Vietcombank Đồng Tháp 886 1.347 1.829 2.012

3 Tăng trưởng huy động Vietcombank

Đồng Tháp qua các năm 461 482 183

4 Tỷ trọng huy động của Vietcombank

Đồng Tháp so với TCTD toàn tỉnh 6,96% 7,37% 9,27% 8,16%

Nguồn: Báo cáo Thống kê NHNN CN tỉnh Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (bao gồm 23 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 17 Quỹ tín dụng nhân dân) nói chung, Vietcombank Đồng Tháp nói riêng luôn tăng trưởng qua các năm.

Trong năm 2015 huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp tăng 461 tỷ đồng so với năm trước, năm 2016 đạt 482 tỷ đồng, với kết quả trên giúp tỷ trọng nguồn vốn huy động của Vietcombank Đồng Tháp so sánh với tổng huy động vốn huy động tại các TCTD tại địa bàn liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2014: 6,96%, năm 2015: 7,37%, năm 2016: 9,27%, năm 2017: 8,16% trong tổng nguồn huy động vốn toàn tỉnh.

Với tỷ trọng nguồn vốn huy động như trình bày trong bảng số liệu, cùng với thời gian hoạt động khá ngắn của Vietcombank Đồng Tháp so với các ngân hàng khác như Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thì kết quả trên khá khả quan, chứng minh hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp khá hiệu quả.

Đạt được kết quả trên ngoài nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Ban Lãnh đạo Vietcombank Đồng Tháp, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, còn nhờ vào sự sâu sát của cán bộ Vietcombank Đồng Tháp trong việc tiếp cận khách hàng trên địa bàn, nắm bắt nhanh như cầu khách hàng, tư vấn đến khách hàng các sản phẩm tiền gửi hợp lý. Thái độ phục vụ nhiệt tình, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách, giải quyết thích đáng khiếu nại…

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.3. Phân loại huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn huy động 886 1.347 1.829 2.012 1 Phân theo kỳ hạn 886 1.347 1.829 2.012 1.1 Trên 12 tháng 7 266 609 878 1.2 <= 12 tháng 879 1.081 1.220 1.134

2 Phân theo hình thức huy động 886 1.347 1.829 2.012

2.1 Tiền gửi tiết kiệm 753 1.131 1.564 1.710

2.2 Tiền gửi thanh toán 133 216 265 302

Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietcombank Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy:

+ Về kỳ hạn huy động: Vietcombank Đồng Tháp tập trung huy động vốn với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Nguyên nhân là do trong những năm trở lại đây, lãi suất liên tục thay đổi, người dân phần lớn lựa chọn kỳ hạn ngắn để gửi tiền tại các TCTD.

+ Về hình thức huy động: Vietcombank Đồng Tháp chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động bền vững, đảm bảo được tính ổn định trong hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp.

Từ số liệu trên cho thấy, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp tương đối ổn định qua các năm. Đây là điều kiện quyết định tính chất ổn định trong hoạt động, từ đó quyết định đến hoạt động cho vay, lãi suất cho vay của chính ngân hàng.

2.2.2. Tình hình cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp

Tóm tắt dư nợ cho vay và thị phần tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp từ Phụ lục 04 và Phụ lục 05 như sau:

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Dƣ nợ

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 21.427 28.468 32.593 36.395

2 Nhóm NHTMNN 14.784 20.378 24.043 27.082

3 Vietcombank Đồng Tháp 2.078 3.202 3.806 4.799

II Chênh lệch qua từng năm

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 7.041 4.125 3.802

2 Nhóm NHTMNN 5.594 3.665 3.039

3 Vietcombank Đồng Tháp 1.124 604 993

III Tốc độ tăng trƣởng qua các năm

1 TCTD trên địa bàn tỉnh 32,86% 14,49% 11,67%

2 Nhóm NHTMNN 37,84% 17,99% 12,64%

3 Vietcombank Đồng Tháp 54,09% 18,86% 26,09%

IV Tỷ trọng dƣ nợ của TCTD qua các năm

1 Nhóm NHTMNN 69,00% 71,58% 73,77% 74,41%

2 Vietcombank Đồng Tháp 9,70% 11,25% 11,68% 13,19%

Nguồn: Báo cáo Thống kê NHNN CN tỉnh Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.4 có thể thấy rõ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục tăng cao trong giai đoạn 2014 – 2017. Tính riêng trong giai đoạn này các TCTD trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tổng cộng 14.968 tỷ đồng (năm 2015 tăng 7.041 tỷ đồng, 2016 tăng 4.125 tỷ đồng, năm 2017 tăng 3.802 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2017 là 19,67% (năm 2015, 2016, 2017 tăng lần lượt là 32,86%, 14,49%, 11,67%), góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng hàng năm của tỉnh Đồng Tháp (bình quân 9%/năm).

Trong 14.968 tỷ đồng này các NHTMNN đóng góp 12.298 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,16% (12.298/14.968 tỷ đồng) trong tổng dư nợ tăng thêm, qua đó nâng tỷ trọng dư nợ của khối NHTMNN từ 69% trong năm 2014 lên 74,41% vào năm 2017. Khẳng định vai trò chủ đạo của khối NHTMNN trong việc phát triển dư nợ, hỗ trợ cấp tín dụng cho hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung, cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng.

Riêng Vietcombank Đồng Tháp đóng góp 2.721 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,13% (2.721/12.298 tỷ đồng) trong tổng dư nợ tăng thêm giai đoạn 2014 – 2017

của khối NHTMNN. Tính đến cuối năm 2017 dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp đạt 4.799 tỷ đồng, so sánh riêng tốc độ tăng trưởng của Vietcombank Đồng Tháp trong khối NHTMNN, Vietcombank Đồng Tháp luôn đạt tỷ lệ cao cụ thể trong năm 2015 đạt 54,09% so với 37,84% của toàn khối; năm 2016 đạt 18,86% so với 17,99% của toàn khối; năm 2017 đạt 26,09% so với 12,64% của toàn khối. Điều này cho thấy trong giai đoạn này có một số NHTMNN không tăng trưởng dư nợ được hoặc tăng trưởng với tỷ lệ rất thấp, Vietcombank Đồng Tháp trong giai đoạn này hoạt động khá hiệu quả đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của khối giúp cho tỷ lệ tăng trưởng của khối cao hơn so với toàn ngành tại tỉnh.

Lý giải cho việc này tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank Đồng Tháp cao trong khi một số NHTMNN có tỷ lệ tăng trưởng thấp trong giai đoạn do một số nguyên nhân sau đây: (i) Cơ chế phát triển tín dụng của từng ngân hàng trong thời kỳ này; (ii) Chênh lệch tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động và dư nợ tại TCTD (iii) Nhận thức ngày càng cao của khách hàng về thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, điều này Vietcombank Đồng Tháp đã tự tin làm rất tốt trong thời gian qua, thể hiện qua kết quả tốc độ phát triển dư nợ qua từng năm trong giai đoạn trên liên tục cao hơn toàn ngành nói chung, toàn khối nói riêng.

2.2.3. So sánh tỷ trọng dƣ nợ trên tổng huy động của Vietcombank Đồng Tháp

Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ trên tổng huy động vốn của Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Dƣ nợ 2.078 3.202 3.806 4.799 Huy động vốn 886 1.347 1.829 2.012 Chênh lệch dƣ nợ - huy động 1.192 1.855 1.977 2.787 Tỷ trọng dƣ nợ/huy động vốn 234,54% 237,71% 208,09% 238,52%

Biểu đồ 2.1. So sánh tổng dư nợ và tổng huy động vốn giai đoạn 2014 - 2017 tại Vietcombank Đồng Tháp

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê NHNN - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Qua số liệu bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy, dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp luôn cao hơn nguồn vốn huy động. Bình quân qua các năm mức dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp luôn cao gấp đôi so với tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh, cụ thể tỷ trọng dư nợ/huy động vốn năm 2014: 234,54%, năm 2015: 237,71%, năm 2016: 208,09%, năm 2017: 238,52%.

Tại bảng số liệu 2.2 tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014 – 2017 đã ghi nhận sự tăng trưởng về huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp qua từng năm tuy nhiên khi so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ trong gia đoạn này thấy rõ nguồn vốn huy động tại chi nhánh không thể đáp ứng đủ cho việc phát triển dư nợ tại chi nhánh. Điều này cho thấy nhu cầu về tăng trưởng tín dụng tại địa bàn Đồng Tháp nói chung, Vietcombank Đồng Tháp nói riêng là rất lớn trong khi nguồn vốn huy động không tăng trưởng cùng mức độ tương xứng. Do đó tạo ra áp lực không nhỏ cho toàn thể cán bộ tại Vietcombank Đồng Tháp, yêu cầu phải huy động mọi nguồn lực hiện có, cơ cấu, hợp lý từng phân kỳ nguồn vốn tiền gửi đến hạn phù hợp với thời điểm đến hạn của các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh; Vay nguồn vốn từ

trung ương để có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng tại chi nhánh, điều này đặt ra câu hỏi về chi phí sử dụng nguồn vốn vay từ trung ương tại Vietcombank Đồng Tháp (ước tính chi phí mua vốn chênh lệch 1% so với chi phí huy động, bình quân trong giao đoạn qua Vietcombank Đồng Tháp cần tốn thêm khỏan 15 tỷ đồng chi phí mua vốn trả cho trung ương).

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.3.1. Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp

Cùng với các chi nhánh NHTM truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp như Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng Vietcombank Đồng Tháp hiện đang tích cực tham gia cho vay theo các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển NoNT như:

Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NoNT (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP.

Ngoài ra, chi nhánh còn có sản phẩm đặc thù riêng cho NoNT để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngoài cho vay theo các chủ trương, chính sách của Chỉnh phủ, Vietcombank Đồng Tháp còn có các chính sách đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn để phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 45)