Nhu cầu thực tế tại địa bàn tỉnh GiaLai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 91)

Xuất phát từ thực trạng cung tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai như nguồn vốn còn hạn chế, phân bổ chưa thật sự hợp lý, tập trung nhiều cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, quy trình thủ tục còn rườm rà…

3.1.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 12/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Ngày 15/6/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg Về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ DNNVV.

Căn cứ Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN có Chỉ thị 15/CT-NHNN, yêu cầu các TCTD thực hiện một số nội dung như sau:

- Mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung nguồn vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chsinh phủ và hướng dẫn của NHNN. Tham gia Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cho các DNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

- Tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong việc cho vay có bảo lãnh của Quỹ theo quy định tại Nghị đinh số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ.

- Đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, công khai các thong tin về quy trình, thủ tục hồ sơ, thời gian cung cấp dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ

- Chủ động nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với quy mô va hoạt động của DNNVV. Xây dựng các chuwng trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý, các sản phẩm, chương trình tín dụng cho DNNVV ở từng ngành, từng lĩnh vực, khởi nghiêp sang tạo…

3.1.3. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Gia Lai

Đồng hành cùng doanh nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành một số kế hoạch, chương trình để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện của tỉnh như:

- Kế hoạch số 2744/KH-UBND ngày 15/6/2016 và Kế hoạch hành động số 709/KH-UBND ngày 28/2/2017 về thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số: 440a/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tập trung CCHC, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

- Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong hoạt động đối thoại doanh nghiệp. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở ngành định kỳ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, diễn đàn doanh nghiệp và Lãnh đạo tỉnh, các Sở ngành thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt cà phê doanh nhân của các Hiệp, hội doanh nghiệp trên địa bàn để trao đổi nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắt và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Thông qua diễn đàn doanh nghiệp định hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có

tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu nông sản, chế biến thực phẩm sạch, nuôi trồng dược liệu, phát triển du lịch…

- Kế hoạch 1004/KH-UBND ngày 17/3/2017 về theo dõi tình hình pháp luật đối với lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp 2017; giao cho Sở Tư pháp chủ trì cùng các Sở ngành tập trung tuyên truyền, phổ biến các VBPQPL liên quan và ban hành các chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm tạo hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Quyết định 26/2016/QĐ-UBND, ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Ban hành Kế hoạch hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2016-2020 với nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp để góp phần tích cực cho doanh nghiệp địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực hỗ trợ là lồng ghép đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp, Hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ đổi mới công nghệ SX-KD để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ về quảng bá và xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, hỗ trợ tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và liên kết, tìm cơ hội đầu tư, hỗ trợ áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh

- Ngoài ra tỉnh đang xây dựng Đề án khởi nghiệp sáng tạo và cân đối nguồn ngân sách để thành lập quỹ hỗ trợ DNNVV của tỉnh để hỗ trợ cho DNNVV vay vốn, đầu tư khởi nghiệp,… Hỗ trợ và khuyến khích thành lập các Chi hội doanh nghiệp cấp huyện để hình thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp của địa phương và doanh nghiệp các tỉnh trong chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động SX-KD của doanh nghiệp,…

- Theo Kế hoạch, tỉnh Gia Lai đề ra một số chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp tới năm 2020 như: số lượng doanh nghiệp tăng bình quân 20%/năm; vốn đăng ký tăng bình quân 8-10%/năm; hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 - 3.000 lao động; 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các chính sách hỗ trợ về ưu đãi đầu tư

và bảo lãnh tín dụng. Theo đó, tới năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 7.000 doanh nghiệp. Trong đó, thành phố Pleiku tăng thêm nhiều nhất với khoảng 2.300 doanh nghiệp (hiện có 2.221 doanh nghiệp); huyện Chư Sê tăng thêm gần 200 doanh nghiệp (hiện có 209 doanh nghiệp); huyện Đak Đoa tăng thêm 120 doanh nghiệp (hiện chỉ có 82 doanh nghiệp)... Các địa phương khác trung bình tăng gấp đôi so với số doanh nghiệp hiện tại.

3.1.4. Định hƣớng hoạt động đầu tƣ tín dụng của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển hướng đầu tư, ưu tiên bố trí vốn và lãi suất cho vay ưu đãi đối với các phương án, dự án có hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các DNNVV, các đối tượng tiêu dùng để thực hiện kích cầu theo chủ trương của Chính phủ. Tăng cường khả năng giám sát vốn đầu tư và tiếp tục thực hiện giải ngân đảm bảo theo tiến độ thi công của các dự án tham gia đồng tài trợ.

Tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp tiếp cận, đặc biệt là DNNVV trên địa bàn thiết lập quan hệ giao dịch với Agribank nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.

3.2. Giải pháp mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

3.2.1. Xây dựng chiến lƣợc Marketing và chăm sóc khách hàng để phát triển mạng lƣới khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thành lập bộ phận chuyên trách về hoạt động Marketing nhằm bám sát địa bàn, tìm kiếm và tiếp cận các phương án, dự án vay vốn của DNNVV. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng đến mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu về vốn, hình thức cấp tín dụng được DNNVV ưa thích, những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn... Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng như: thái độ phục vụ, tạo sự gần gũi, thoải mái cho khách hàng, nhằm duy trì và giữ vững lượng khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới. ngoài ra, cần thành lập một

khu vực riêng hay hộp thư góp ý, đường dây nóng để nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng.

Các giải pháp về chính sách chăm sóc khách hàng: Agribank chi nhánh Đông Gia Lai cần thành lập Agribank SME Club. Tham gia Agribank SME Club, thành viên được hưởng ưu đãi về tài chính nổi bật: Lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi và phí ưu đãi của Agribank từng thời kỳ; ưu tiên rút ngắn thời gian giao dịch thông qua hệ thống thẻ nhận diện; ưu tiên tư vấn lựa chọn sản phẩm/tiện ích tốt nhất hoặc được thông báo sản phẩm mới ngay khi sản phẩm được đưa ra thị trường…

3.2.2. Tăng cƣờng công tác huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn từ khu vực dân cƣ

Quán triệt đến toàn thể cán bộ viên chức về vai trò của nguồn vốn huy động đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, xem hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ trung tâm nhằm mở rộng nguồn vốn tài trợ cho nền kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng.

Phát huy tối đa lợi thế về mạng lưới nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, chú trọng nguồn vốn từ khu vực dân cư. Có chính sách lãi suất cạnh tranh, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người gửi và người vay (ngân hàng). Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn trung dài hạn từ khu vực dân cư thông và phát triển các sản phẩm huy động vốn dài hạn, phù hợp với nhu cầu của người dân.

3.2.3. Áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay

Đối với những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, làm ăn có hiệu quả, quan hệ tín dụng tốt, dư nợ lớn thì nên áp dụng các mức lãi suất ưu đãi thấp hơn so với mức lãi suất cố định do Agribank chi nhánh Đông Gia Lai đưa ra nhưng vẫn đảm bảo chênh lệch theo quy định.

Đối với các dự án ngắn hạn, cần đa dạng hoá các loại lãi suất cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng và quy định mức lãi suất cho vay đối với các kỳ hạn tương ứng.

Đối với các dự án trung dài hạn, cần áp dụng mức lãi suất thả nổi dựa trên lãi suất tiền gửi 12 tháng trả lãi sau cộng với một mức phí hợp lý nhưng phải đảm bảo tuân thủ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố trong từng thời kỳ.

3.2.4. Cải tiến quy trình và thủ tục cấp tín dụng

3.2.4.1. Hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ tín dụng.

Xây dựng cuốn sổ tay tín dụng chuẩn mực nhằm giúp CBTD thuận tiện trong việc tra cứu các quy định cụ thể của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng.

Giao quyền phán quyết mức cho vay tối đa đối với từng loại khách hàng cho mỗi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cán bộ.

Loại bỏ tư tưởng xem vấn đề tài sản bảo đảm là điều kiện hàng đầu để quyết định đầu tư tín dụng, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là DNNVV). Trên thực tế, tài sản đủ điều kiện để bảo đảm cho các khoản vay của khu vực tư nhân thường rất ít, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh cá thể không đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cần phải có cơ chế đơn giản hoá các loại hồ sơ tín dụng theo hướng gọn nhẹ phù hợp với trình độ dân trí trên địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn. Nới lỏng các điều kiện ràng buộc về tín dụng, trên cơ sở phân tích và xếp loại khách hàng..

Mở rộng đối tượng tài sản bảo đảm trong tương lai như nguyên vật liệu, hàng hoá mua vào, thành phẩm tồn kho… ưu tiên chọn lọc những tài sản dễ dàng mua bán trên thị trường để làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp phối hợp chặt chẽ với khách hàng nhằm quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả trong trường hợp tài sản thực của khách hàng không đủ thì ngân hàng

có thể xem xét cho vay có bảo đảm nhưng tài sản bảo đảm ở đây là các tài sản được hình thành trong tương lai.

3.2.4.2. Quan tâm nghiên cứu rút ngắn hơn nữa thời gian từ lúc doanh nghiệp đề nghị vay vốn cho đến lúc giải ngân

Mặc dù thời gian từ lúc đề nghị vay vốn cho đến khi giải ngân của các doanh nghiệp đã được cải thiện so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn không ít trường hợp kéo dài do những nguyên nhân mang tính chủ quan từ phía ngân hàng, nên đã làm nản lòng và mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Để rút ngắn thời gian, ngân hàng có thể thực hiện như sau:

 Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ các mẫu biểu về hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của ngân hàng.

 Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ vay vốn qua mạng.

 Ngân hàng nhận hồ sơ qua mạng có thể thẩm định sơ bộ, nếu thấy đạt yêu cầu thì thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để tiến hành thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, nếu hồ sơ thực tế không có vấn đề gì thì tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân cho doanh nghiệp ngay. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo ngay cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tìm nguồn vốn khác.

3.2.4.3. Quản lý và thẩm định chặt chẽ các yếu tố ảnh hƣởng đến tính lành mạnh trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong việc xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo như giấy tờ đất, nhà không nhất thiết phải có sổ đỏ, sổ hồng thì mới được đảm bảo mà một số trường hợp chỉ cần có hợp đồng mua bán là được (ví dụ như đất mua dự án hay nhà chung cư …)

Khi xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần chú trọng vào các yếu tố khác như: tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp, năng lực quản lý và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, các yếu tố này mới quyết định khách hàng có trả được nợ cho ngân hàng hay không. 3.2.4.4. Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực hiện đúng quy trình trƣớc khi giải ngân.

Những tồn tại nhất định trong công tác thẩm định chủ yếu do trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao, vì vậy trong thẩm định, cán bộ tín dụng cần tập trung một số vấn đề sau:

 Năng lực pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp là các quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)