Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 28 - 29)

Cũng như các DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNNVV Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tư như ở các quốc gia khác. Tính chuyên biệt thể hiện ở những đặc điểm chỉ riêng có ở các DNNVV, phân biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Theo Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2009), các DNNVV có các đặc điểm cơ bản sau:

Đa dạng về loại hình sở hữu: DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã.

Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: DNNVV có khối lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công. Các DNNVV thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Phần lớn các DNNVV có nguồn tài chính hạn chế. Vốn kinh doanh của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp (John Rand và cộng sự 2016).

Tính năng động và linh hoạt cao: DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao. Do có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ, nên các DNNVV có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp.

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, trình độ quản lý chưa cao: Các DNNVV được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp, nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng, dễ phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng làm cho DNNVV gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình khi muốn mở rộng thị trường hoặc gia tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết chủ doanh nghiệp vừa là người quản lý vừa là người trực

tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao, đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng.

Lao đông có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ: Phần lớn lao động trong các DNNVV có trình độ thấp. Do hạn chế về nguồn tài chính, chế độ chính sách tiền lương và tiền thương không cao, đặc biệt là do tính không ổn định của các DNNVV, nhiều doanh nghiệp manh mún, hoạt động phân tán, thường sản xuất theo thời vụ nên không thu hút người lao động có kỹ năng và tay nghề. Doanh nghiệp thường sử dụng máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu, công nghệ cũ, nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm hạn chế, khó cạnh tranh trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 28 - 29)