Để phát triển hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, Agribank Đông Gia Lai rất quan tâm và coi trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, vì nó góp phần tăng năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu công việc. Mặt khác, có cơ sở vật chất tốt tạo uy tín, sự tin tưởng của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất cũ nát, ngoài việc không đáp ứng được trong công việc, năng suất lao động sẽ không cao, khách hàng đến giao dịch sẽ e ngại, dẫn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, công tác mở rộng cho vay khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố cơ sở vật chất, trong những năm qua chi nhánh sửa chữa nâng cấp thường xuyên cơ sở vật chất để đáp ứng tốt hoạt động kinh doanh.
Về công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống IPCAS chưa khai thác được hết thông tin đối với khách hàng vay, đôi lúc thông tin cần lấy còn chậm, hệ thống hay bị lỗi. Bên cạnh đó trong quá trình thẩm định hồ sơ như
lấy thông tin qua hệ thống CIC thông tin chưa được rõ ràng, chưa lấy được lịch sử quan hệ vay vốn của khách hàng mà chỉ lấy được dư nợ thực tại. Do đó trong quá trình thẩm định hồ sơ làm còn chậm do phải thu thập thông tin của khách hàng qua những kênh thông tin khác. Đối với chương trình giao dịch IPCAS: Tình trạng quá tải tại thời điểm cao điểm làm cho thời gian giao dịch lâu, gián đoạn, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Tính tích hợp giữa các modul trong chương trình còn chưa cao, còn trùng lặp. Các báo cáo nghiệp vụ tuy đã tự động hóa nhiều, nhưng đến nay chưa tự động được 100% (đã loại trừ các báo cáo phân tích bằng lời), nên mất thời gian cho cán bộ làm báo cáo.
Về con người, đào tạo cán bộ chuyên sâu về cho vay doanh nghiệp như phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định giá, thẩm định cho vay dự án, kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, kỹ năng giao tiếp khách hàng. Việc đào tạo không chỉ dừng lại ở các kiến thức chuyên môn mà quan trọng hơn cả là tăng cường tính chủ động khi tiếp cận với doanh nghiệp. Công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu về cho vay doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Với một ngân hàng có lịch sử lâu dài như Agribank, đa số cán bộ thường có tâm lý ngồi chờ khách hàng đến trong khi đó lại chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực marketing Ngân hàng. Chính vì vậy việc mở rộng cho vay khách hàng Doanh nghiệp lâu nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Về nguồn vốn, phải luôn đảm bảo nguồn vốn ổn định thì mới mở rộng cho vay, nguồn vốn huy động nó quyết định đến mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Trong những năm qua Agribank chi nhánh Đông Gia Lai đã chú trọng đến công tác huy động vốn, với nhiều hình thức như: phát hành giấy tờ có giá, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, trái phiếu… huy động từ tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, kỳ hạn gửi chưa đa dạng và phong phú, chưa có chính sách ưu đãi về lãi suất và khuyến mãi, quà tặng đối với khách hàng duy trì tiền gửi có số dư cao, những món lớn.
Về chính sách cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp, Agribank chi nhánh Đông Gia Lai chưa phát triển các dịch vụ tư vấn hỗ trợ các DN như: lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền, tư vấn thông tin thị trường, đây là hạn chế của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai; Doanh nghiệp vay
vốn phải có tài sản thế chấp, mà việc định giá tài sản thế chấp làm cho mức cho vay thấp xuống; Lãi suất cho vay chưa linh hoạt, chưa có chính sách ưu đãi đối với các DN có uy tín, có tài sản thế chấp 100%, có lịch sử vay trả đầy đủ đúng hạn.
Về quy trình cho vay của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai, là tổng hợp các nguyên tắc, quy định trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên kết theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Đối với cho vay Doanh nghiệp, Agribank chi nhánh Đông Gia Lai chưa có một quy trình riêng để cho vay. Vì vậy khi cho vay Doanh nghiệp phải tuân thủ theo một quy trình thống nhất chung đối với tất cả các khách hàng theo Quy trình cho vay như sau:
Hình 2.1. Quy trình cho vay của Agribank chi nhánh Đông Gia Lai
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Đông Gia Lai.
Theo chương trình giao dịch một cửa Ngân hàng đã triển khai, CBTD thực hiện toàn bộ các khâu trong cho vay, thu nợ, lưu trữ hồ sơ vay vốn và khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng
Kiểm tra hồ sơ vay vốn, các điều kiện vay vốn
Thâm định các phương án vay vốn
Lãnh đạo phê duyệt
Khách hàng vay vốn
Tái thẩm định
Ngân hàng cấp trên Khách hàng
Giải ngân, thu nợ, Kiểm tra
Vượt mức phán quyết
Đồng ý
Vượt mức phán quyết
chỉ gặp CBTD để giải quyết, CBTD thực hiện làm hồ sơ vay, đăng ký vào chương trình giao dịch, giải ngân, thu nợ. Với nhiệm vụ được giao lớn như vậy, nên dễ xảy ra tiêu cực trong cho vay, thu hồi nợ gây rủi ro trong hoạt động cho vay.
Trong từng khâu của quy trình tín dụng, chưa xây dựng được bước công việc cụ thể. Do vậy, tính chuyên nghiệp trong giải quyết hồ sơ chưa cao. Việc giải quyết một khoản vay với thời gian nhanh hay chậm trong từng bước công việc không kiểm soát được.
CBTD không có thời gian đi cơ sơ để nắm thông tin về khách hàng vay do mình quản lý, do phải mất thời gian ở tại cơ quan để thu hồi tiền trả nợ vay của khách hàng mình quản lý.
Nhận xét: Tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai, vấn đề thời gian để hoàn tất khoản vay là một trở ngại lớn trong việc mở rộng cung tín dụng. Bên cạnh đó, việc một cán bộ tín dụng được phân công phân định trách nhiệm khâu thẩm định và khâu cho vay dễ xảy ra sai xót và những nhận định chủ quan, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh.
2.4. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Đông Gia Lai.