Phát triển hệ thống đại lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp qua khâu quyết toán thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 105)

Thực tiễn ở các nước cho thấy, muốn kiểm soát tốt việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp phải có sự tham gia tích cực của các đại lý thuế. Để các đại lý thuế phát triển và phát huy lợi ích trên nhiều mặt, tác giả xin đưa ra một sốđề xuất như

- Công tác đào tạo, tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề (hiện nay thuộc thẩm quyền của TCT) phải hết sức nghiêm túc nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên đại lý thuế có chuyên môn nghiệp vụ cao về thực hiện thủ tục kê khai thuế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của các đại lý thuế trong cộng đồng doanh nghiệp;

- Cần xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa CQT và đại lý thuế, trong đó, CQT tư

vấn về nghiệp vụ, tạo thuận lợi trong việc bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ làm thủ

tục thuế cho nhân viên đại lý thuế, cung cấp cho đại lý thuế những thông tin về sự thay

đổi của chính sách thuế, thủ tục về thuế, còn phía các đại lý thuế giúp cho CQT trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT thực hiện các thủ tục về thuế; chống gian lận thuế

thông qua việc theo dõi thường xuyên các doanh nghiệp thuê mình khai thuế;

- Cần thành lập bộ phận chuyên trách tại Cục Thuế nhằm theo dõi sát hoạt động các đại lý thuế trên địa bàn, tham mưu các giải pháp nhằm phát triển mở rộng hoạt

động của hệ thống đại lý thuế và làm đầu mối tiếp thu ý kiến phản ảnh của các đại lý thuế về thủ tục, chính sách thuế.

3.3. MT S KIN NGH VI CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN

3.3.1. Đối vi cơ quan thuếđịa phương

Không nên phân công thêm nhiều phần hành công việc thuộc chức năng của các bộ phận khác cho bộ phận kiểm tra thuếđể bộ phận này tập trung hoàn thành tốt công tác kiểm tra, trong đó có kiểm tra hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN, đồng thời cũng nhằm phát huy hết vai trò, chức trách của tất cả các bộ phận chức năng trong việc góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan. Việc phân công thêm việc thuộc chức năng của các bộ phận khác cho bộ phận kiểm tra chỉ khi các bộ phận chức năng đó thực sự không có điều kiện để thực hiện công việc này và chỉ mang tính chất kết hợp trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra.

- Cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ trao đổi thông tin với CQT các nước, trước mắt là các quốc gia mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan có nhiều giao dịch, mua bán, để thu thập các thông tin cần thiết đưa vào CSDL của ngành thuế, qua đó giúp cho các CQT địa phương có đủ điều kiện so sánh, đối chiếu trong thực hiện công tác kiểm tra.

- Việc giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cục thuế tỉnh, thành không nên bao gồm cả chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, mà chỉ cần giao chỉ tiêu nhiệm vụ

về số thuế tăng thu để tạo sự chủđộng cho CQT địa phương, đồng thời tránh tình trạng chạy theo số lượng dẫn đến chất lượng từng cuộc kiểm tra không cao hoặc không đồng

đều, không mang lại hiệu quả hoặc không thể hiện được sự công bằng, tính răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Số lượng doanh nghiệp chỉ nên là căn cứ để

các cục thuế địa phương lập kế hoạch kiểm tra trình TCT phê duyệt làm cơ sở giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm.

3.3.3. Vi B Tài chính

- Cần thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa CQT với cơ quan bảo hiểm xã hội trong thu thuế TNCN, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (theo đề án của Chiến lược cải cách hệ thống thuế

giai đoạn 2011 – 2020) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu này, đồng thời qua việc chia sẻ thông tin giữa hai cơ quan trong quá trình hành thu cũng giúp kiểm soát tốt khoản chi phí tiền lương đưa vào chi phí được trừđể tính thuế TNDN tại các doanh nghiệp.

- Hiện nay Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/2013, theo đó đã có các quy định tạo khung pháp lý cao nhất cho việc áp dụng cơ chế quản lý theo rủi ro trong QLT (trong đó có việc thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT) và thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA). Bộ Tài chính cần tham mưu trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật và Bộ cũng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn

thi hành Luật để CQT địa phương có đầy đủ cơ sở áp dụng các quy định này vào công tác QLT ở từng cấp.

3.3.4. Vi doanh nghip

Để thực hiện tốt hơn công tác kế toán thuế và kê khai quyết toán thuế TNDN thì các doanh nghiệp cần:

- Tổ chức công tác kế toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đúng quy

định của nhà nước, tuân theo Luật Kế toán và Chuẩn mực kế toán hiện hành;

- Phụ trách kế toán và nhân viên kế toán thuế tại doanh nghiệp phải là những người được đào tạo đúng chuyên môn, đủ tiêu chuẩn và cần được đãi ngộ xứng đáng

để họ an tâm và có trách nhiệm trong công việc;

- Tích cực tham gia các buổi tập huấn do CQT tổ chức và chủ động tìm hiểu những thông tin, quy định mới liên quan đến chính sách thuế, thủ tục kê khai thuế

nhằm giúp hoàn thiện tốt hơn công tác kế toán thuế tại doanh nghiệp;

- Với quy mô nhỏ, không đủ điều kiện tổ chức bộ máy kế toán riêng thì nên sử

dụng dịch vụ của tổ chức có đầy đủđiều kiện và tiêu chuẩn hành nghề, trong đó có các

đại lý thuế nhằm giải quyết bài toán an toàn và hiệu quả trong việc kê khai thuế nói chung, kê khai quyết toán thuế TNDN nói riêng cho doanh nghiệp.

3.3.5. Vi các cơ quan, đơn v khác có liên quan

- Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát triển mạnh các hình thức thanh toán qua ngân hàng, tiến tới không sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế. Việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, trả tiền lương, tiền công với những thủ tục đơn giản, thuận tiện qua ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục thuế vào phần giáo dục ý thức công dân b c ph thông, giúp cho các công dân t ng lai hi u r v b n ch t và o lý c a

thuế, quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong việc chấp hành pháp luật thuế, để từng bước góp phần nâng cao đạo đức thuế trong cộng đồng.

- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉđạo cho các cơ quan chức năng trực thuộc như Thanh tra Chuyên ngành Tài chính, Thanh tra Nhà nước thường xuyên tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kế toán nhằm chấn chỉnh những sai phạm trong lĩnh vực kế toán, giúp nâng cao chất lượng kê khai quyết toán thuế tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân trên địa bàn.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo bộ phận kiểm tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng khác kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm dưới luật sau khi khi đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên trên địa bàn một cách thường xuyên, sâu rộng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm, góp phần hỗ trợ

KT LUN CHƯƠNG 3

Tại Chương 3, qua phân tích những nguyên nhân hạn chế ở Chương 2 và trên cơ sở Chiến lược cải cách của ngành thuế cùng định hướng công tác của Cục Thuế

thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, tác giảđã đề xuất các giải pháp nằm trong ba nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cụ thể trong thực hiện chức năng QLT của CQT

địa phương; nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế ở tầm vĩ mô và nhóm giải pháp hỗ trợ khác, đồng thời, tác giả cũng có một số kiến nghị với các bên liên quan gồm CQT địa phương; TCT; Bộ Tài chính; doanh nghiệp và các các cơ quan, đơn vị khác có liên quan. Các giải pháp đề xuất và kiến nghị của tác giả nhằm mục đích góp phần hoàn thiện và nâng cao chất luợng kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế của CQT đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh và cũng có một số giá trị nhất định cho công tác QLT ở các địa phương khác.

KT LUN

Căn cứ vào mục tiêu đề ra là hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề chung liên quan đến hoạt động kiểm soát của CQT đối với việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế của doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

- Góp phần làm rõ lý luận về thuế TNDN và và những vấn đề liên quan đến kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế CQT đối với doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài đã chọn.

- Nghiên cứu thực trạng, rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát của CQT đối với việc thực hiện chính sách thuế TNDN thông qua công tác giám sát việc thực hiện thủ tục kê khai và kiểm tra nội dung kê khai quyết toán thuế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và Chiến lược cải cách của ngành thuế cũng như định hướng công tác của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, luận văn đề xuất ba nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cụ thể trong thực hiện chức năng quản lý thuế của CQT địa phương; nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thuếở tầm vĩ

mô và nhóm giải pháp hỗ trợ khác cùng một số kiến nghị với các bên liên quan nhằm góp phần hoàn thiện kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế của của CQT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả mong rằng các giải pháp nêu trên, phần nào sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức trong việc sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến đề tài, tuy nhiên, kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế TNDN qua khâu quyết toán thuế không phải là vấn đề đơn giản, do đặc điểm của thuế TNDN là một sắc thuế có độ phức tạp cao, phạm vi điều chỉnh rộng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động, nên: Với kiến thức hạn hẹp của

tác giả, bài luận văn khó tránh khỏi sai sót, nhận định đôi lúc còn mang tính chủ quan, cũng như chưa đánh giá hết những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kê khai quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp cũng như chất lượng kiểm soát kê khai của cơ

quan thuế (nhất là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế - xã hội), dẫn đến giải pháp đề xuất còn thiếu tính toàn diện. Những vấn đề còn khiếm khuyết trong luận văn tác giả xin được dành cho hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Tác giả mong nhận được sự góp ý chân tình của quý Thầy, Cô và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu đểđề tài được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng cho phép tác giảđược:

- Bài tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô TS.Lâm Thị Hồng Hoa

đã hết lòng chỉ bảo trong quá trình hướng dẫn, giúp cho tác giả hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này;

- Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh nói chung, Khoa sau đại học nói riêng, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả

cùng các bạn học viên lớp CH11B1 trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường; - Gởi lời cảm ơn đến Lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện và dành sự hỗ trợ quý báo trong thời gian tác giả thực hiện chuyên đề luận văn.

TING VIT

1. Mai Ngọc Anh (2010), Khong cách gia kế toán doanh nghip và quyết tóan thuế, Tạp chí Thuế nhà nước.

2. Trầm Thiện Ân (2004), Gii pháp hoàn thin thuế thu nhp doanh nghip Vit Nam đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. Võ Đức Chính (2011), Các nhân t tác động đến hành vi tuân th thuế - Trường hp tnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Vũ Hữu Đức (2008), K năng phân tích phc v kim tra, thanh tra thuế, Tài liệu chương trình tập huấn do Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh và Hội Kế toán TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

5. Vũ Hữu Đức, Nguyễn Đình Tấn, Huỳnh Văn Hiếu, Trần Xoa, Mai Đức Nghĩa (2009), Xây dng h thng ch tiêu phân tích để la chn đối tượng thanh tra, kim tra thuế ti Vit Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

6. Nguyễn Minh Hải (2010), Đánh giá và kim soát ri ro tuân th trong kim tra thuế ti Vit Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Ian Pretty (2010), Hin đại hóa qun lý thuế - Thách thc phi đối mt, Tạp chí Thuế nhà nước.

8. Phan Thị Thanh Nga (2009), Kế toán thuế thu nhp doanh nghip ti các ngân hàng thương mi Vit Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

9. Nguyễn Minh Phong (2012), Chng chuyn giá cn gii pháp đồng bộ, Tạp chí Thuế nhà nước.

10. Lê Xuân Quang (2012) , Thuế, NXB Lao động.

11. Nguyễn Quang (2010), Lut Qun lý thuế - 9 vn đề cn sa đổi, b sung, Tạp chí Thuế nhà nước.

12. Nguyễn Sơn (2012), Phân tích ri ro trong kê khai np thuế ti Cc Thuế TP.H

Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Mở, TP.HCM.

13. Nguyễn Cẩm Tâm (2012), Phát trin đại lý thuế ở Vit Nam: còn nhiu tr ngi, Tạp chí Thuế nhà nước.

14. Trần Đình Tuấn, Thuế trc thu ca M - Kinh nghim cho Vit Nam, Tạp chí Thuế

nhà nước.

15. Lê Minh Tuấn (2010), Thanh tra, kim tra thuế theo cơ chế t khai - t np trên

chung), s 21 (Trình bày báo cáo tài chính), s 17 (Thuế thu nhp doanh nghip).

18. Bộ Tài chính (2010), Thông tư s 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 hướng dn thc hin vic xác định giá th trường trong giao dch kinh doanh gia các bên có quan h liên kết.

19. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược ci cách h thng thuế giai đon 2011-2020, NXB Tài chính.

20. Cục Thuế TP.HCM (2010-2012), Báo cáo công tác qun lý thuế 2010-2012.

21. Cục Thuế TP.HCM (2011-2012), Báo cáo cáo công tác qun lý kê khai thuế 2011-2012.

22. Cục Thuế TP.HCM (2011-2012), Báo cáo công tác kim tra thuế 2011-2012.

23. Cục Thuế TP.HCM (2012), Báo cáo kết qu kho sát d liu kê khai thuế ca các doanh nghip trên địa bàn TP.H Chí Minh được thc hin vào quý 1 năm 2012.

24. Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam khoá XII (2008), Lut thuế TNDN. 25. Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam khoá X (2003), Lut Kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp qua khâu quyết toán thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)