Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp qua khâu quyết toán thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 97)

Để thuận tiện cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục kê khai quyết toán thuế

TNDN cũng như cho CQT trong giám sát, kiểm tra kê khai, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan như sau:

- Bổ sung, sửa đổi và thiết kế lại hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện nhằm thuận tiện cho doanh nghiệp trong kê khai và CQT trong quản lý như: được thiết kế phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp theo theo mức độ tuân thủ thuế; theo quy mô, ngành nghề, loại bỏ các phụ lục kèm theo tờ

khai không cần thiết (ví dụ: bỏ phụ lục kết quả hoạt động SX-KD vì trong BCTC đã có). Đồng thời, nghiên cứu kéo dài thời hạn nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN một cách hợp lý hơn để doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết hoàn chỉnh hồ sơ kê khai, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp theo quy định phải

được kiểm toán BCTC.

- Mở rộng thời hạn phải ấn định thuế trong trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế một cách phù hợp và bãi bỏ quy định xử phạt về hành vi trốn thuế

trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế sau 90 ngày (thay bằng xử phạt vi phạm thủ tục về thuế và phạt chậm nộp tiền thuế với mức phạt tương xứng), vì: Mặc dù hiện tại quy định CQT phải thuế ấn định thuế nếu sau 10 ngày doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ kê khai thuế là nhằm thu thuế kịp thời vào NSNN, nhưng trên thực tế khó thực hiện được nên không mang lại kết quả. Quy định xử phạt về hành vi trốn thuế

trong trường hợp nộp chậm hồ sơ kê khai thuế sau 90 ngày sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp như đã được nêu, chưa kể một số trường hợp còn khiến cho những người có trách nhiệm liên quan tại doanh nghiệp có khả năng bị án hình sự một cách quá nghiêm khắc (theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì người nào trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị kết án hình sự).

- Về thời hạn tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nên linh động hơn bằng cách quy định thời gian tối đa để kiểm tra cho một niên độ, thay vì quy định cốđịnh 05 ngày làm việc cho một cuộc kiểm tra như hiện nay. Cách quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra thực thi nhiệm vụ và cũng thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giải trình cũng như cung cấp sổ sách, hồ sơ, chứng từ phục vụ cho công tác kiểm tra vì có đủ thời gian tương ứng với độ dài kỳđược kiểm tra.

- Để phòng, chống một cách có hiệu quả hành vi chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI, thì cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) cần sớm được triển khai áp dụng, vì theo kinh nghiệm của các nước, phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong việc xác định giá giao dịch giữa các bên liên kết trong trường hợp không tìm được cơ sởđể so sánh. APA là thỏa thuận bằng văn bản giữa CQT với

NNT hoặc giữa CQT với NNT và CQT các nước, vùng lãnh thổ mà nước sở tại đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuếđối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi NNT nộp hồ sơ khai thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp qua khâu quyết toán thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)