- Việc trao đổi thông tin giữa CQT và các cơ quan chức năng, các tổ chức khác có liên quan còn hạn chế, gây rất nhiều khó khăn cho việc đối chiếu xác minh trong kiểm tra và việc ấn định thuế theo quy định. Mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan phải “cung cấp thông tin liên quan n vi c xác nh ngha v thu theo ngh c a CQT”, tuy nhiên quy nh này ch
đáp ứng cho nhu cầu phát sinh theo vụ việc với thủ tục và cách thức thực hiện chưa
được thuận tiện, chưa trở thành một cơ chế thường xuyên.
- Do Luật Doanh nghiệp khá thông thoáng trong quy định về điều kiện và thủ
tục thành lập doanh nghiệp theo chủ trương chung về cải cách hành chính, tạo điều kiện phát triển SX-KD, đã bị một số đối tượng lợi dụng để mở ra nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh hóa đơn, mua bán khống hàng hóa, dịch vụ nhằm thu lợi bất chính rồi bỏ trốn; tận dụng ưu đãi thuế để né thuế; ... nhưng hoạt động hậu kiểm hoặc phối kiểm sau khi khi đăng ký kinh doanh của cơ quan quản lý kinh doanh trên
địa bàn cũng chưa được thường xuyên, sâu rộng nên chưa hỗ trợđược nhiều cho CQT nhằm giảm thiểu tình trạng này.
- Hiện tại, đối với công tác kế toán tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân và hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán tại địa phương, ngoài CQT hầu như
có rất ít sự tham gia của các cơ quan chức năng để giám sát, kiểm tra nhằm chấn chỉnh nhiều hành vi sai phạm đã xảy ra về tạo lập chứng từ kế toán; hạch toán kế toán; lập BCTC, cũng như về tiêu chuẩn kế toán truởng; tiêu chuẩn tổ chức và cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán; ... Thực trạng trên đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công tác kế toán cũng như kê khai quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân mà phổ biến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
2.5.3.6. Hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việc ấn định thuế, phân tích rủi ro và thực hiện kiểm tra