Trên thị trường, máy giặt cửa ngang có rất nhiều thương hiệu như LG, SamSung, Electrolux, Hitachi,... Mỗi thương hiệu đưa ra một kết cấu khác nhau, nhưng nhìn bên ngoài, chúng ta thấy hình dạng điển hình của một máy giặt cửa ngang như trong Hình 1b. Phần hiển thị ra ngoài có thể quan sát được chỉ có bảng điều khiển, thiết bị phân phối chất giặt tẩy, cửa máy và vỏ máy - phần này không liên qua đến đặc tính động lực học của máy giặt. Còn các bộ phận bên trong của máy được hiển thị trong hình 15, thường bao gồm các phần chính là: lò xo, lồng giặt, lồng chứa, đối trọng, giảm chấn, động cơ điện, ..., ngoài ra còn có ống cấp nước, đệm cách, bộ phận cấp nhiệt,... Lồng giặt là phần nằm bên trong lồng chứa, giữ quần áo và quay xung quanh trục nằm ngang. Khi đạt đến tốc độ quay nhất định, quần áo dính vào mặt bên trong của lồng giặt, tạo thành các tải trọng phân bố không đều và gây ra các lực quán tính ly tâm. Lồng giặt được kết nối với lồng chứa bằng một ổ bi.
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là máy giặt thương mại LG WD 8990TDS, hiện được sử dụng khá phổ biến trên thị trường. Các chi tiết chính cấu tạo nên máy giặt được trình bày trong Hình 15.
Hình 15. Các chi tiết cấu tạo điển hình của máy giặt lồng ngang
Hệ thống treo bao gồm có lò xo và giảm chấn. Luận văn nghiên cứu máy giặt với ba giảm chấn và hai lò xo để giữ cân bằng, giảm rung lắc của lồng giặt khi hoạt
động, các giảm chấn sử dụng ma sát ướt. Cấu tạo hệ thống treo được thể hiện trong Hình 16.
Hình 16. Cấu tạo hệ thống treo trên máy giặt LG WD 8990TDS
Trong chu kì quay vắt, vật phẩm (quần, áo) bị ép vào thành trong của lồng giặt do lực quán tính ly tâm, tạo ra một khối lượng lệch tâm, chính khối lượng lệch tâm này sẽ tạo ra lực ly tâm, là nguyên nhân gây ra rung động và có thể làm cho máy giặt di chuyển trên sàn. Hệ thống treo gồm các lò xo và giảm chấn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng rung động của lồng chứa cách chúng hấp thụ một phần năng lượng và phân bố lực rung động lên các vùng khác nhau của vỏ máy nhằm giảm rung và giảm ồn cho vỏ máy.