Lò xo Lồng chứa Lồng giặt Vỏ máy Đối tượng nghiên cứu Giảm chấn
Hệ tọa độ gắn với lồng giặt
Hệ tọa độ gắn với lồng chứa Lò xo
Giảm chấn
Lồng chứa Lồng giặt
Để xây dựng các phương trình chuyển động ở trạng thái ổn định, các giả thiết sau đây được đưa ra:
- Mặt phẳng chứa hệ thống treo được coi là đối xứng hình học và tâm khối lượng của máy giặt nằm trên mặt phẳng này, khối lượng giặt, lò xo và giảm chấn cùng năm trên mạt phẳng đối xứng.
- Trên thực tế, chuyển dịch của lồng chứa theo phương x và các chuyển động góc (quay xung quanh trục y và z) là không đáng kể. Do đó, trong luận văn này sẽ không xét đến thành phần này. Các thành phần chuyển dịch theo phương x và y của tất cả các điểm trên lồng chứa là giống tại khối tâm O.
- Vỏ máy được coi là khối rắn và cố định với mặt phẳng sàn. Khối lượng mất cân bằng là không đổi và cố định vào thành bên trong của lồng giặt tại mặt phẳng chứa cặp lò xo và giảm chấn.
- Sự thay đổi góc nghiêng của lò xo, giảm chấn gây ra bởi rung động làm thay đổi hướng của lực tác động. Biên độ dao động của lồng chứa là khá nhỏ (xấp xỉ 5mm) so với chiều dài của lò xo/giảm chấn (khoảng 200 mm). Do đó, để giảm độ phức tạp của mô hình toán, trong nhóm giả thiết này, góc nghiêng được coi là không đổi trong suốt quá trình quay.
- Tốc độ quay của lồng giặt ꞷ là không đổi và đủ lớn để khối lượng giặt (vật phẩm giặt), do lực ly tâm, quay cùng tốc độ.
- Lồng chứa được mô phỏng như một trụ tròn và tâm khối lượng trùng với tâm của trụ. Lồng giặt có thể xoay trong lồng chứa nhưng không có ảnh hưởng hồi chuyển trên lồng giặt.
Hình 19. Sơ đồ hóa hệ thống treo máy giặt lồng ngang
Chú ý: Việc ký hiệu các trục trong 1 số phần của báo cáo này có thể khác nhau.
Với những giả thiết trên, các mô hình sẽ được xây dựng dựa trên 2 bậc tự do, bao gồm 2 dịch chuyển theo trục x, y; hoặc mô hình 3 bậc tự do, bao gồm 2 dịch chuyển theo trục x, y và góc quay của lồng giặt trong mặt phẳng xy.