Thiết lập các thông số thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hóa rung động lồng giặt của máy giặt lồng ngang (Trang 53 - 54)

Như đã đề cập trong mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của luận văn, đặc tính rung động của lồng giặt trong chế độ vắt là đối tượng quan tâm chính. Trong phần này, báo cáo tập trung trình bày các thông số rung động của lồng giặt ở các chế độ vắt của máy giặt xác định được thông qua các thí nghiệm trên hệ thống đã được xây dựng.

- Để giả lập chế độ tải với cùng mức độ gây rung động, trong các thí nghiệm của luận văn sử dụng quả cân gắn trực tiếp vào thành trong lồng quay (Hình 30).

Hình 30. Khối lượng lệch tâm giả lập

- Do các nhà sản xuất máy giặt không cung cấp các tài liệu liên quan đến mức độ, phạm vi không cân bằng (lệch tâm) về khối lượng trong các chế độ giặt hay vắt khác nhau; nên khối lượng lệch tâm giả phải được xác định bằng thực nghiệm. Trên thực tế, khi nghiên cứu các giai đoạn ban đầu của quá trình giặt hay vắt, các máy giặt đều trang bị chu trình xoay, lắc nhằm tự phân phối vật phẩm trong lồng quay để giảm mức độ mất cân bằng và hệ thống tiến hành đánh giá mức độ mất cân bằng; từ dữ liệu

này, phần mềm điều khiển sẽ cho phép tiếp tục chu trình hay dừng kèm thông báo lỗi. Dựa vào đặc tính này của máy giặt, luận văn đã xác định được khối lượng giả lập gắn trong thành lồng quay của máy giặt dung tích 7kg sẽ có khối lượng tối đa là 700g.

- Các bộ thông số thí nghiệm xác định rung động máy giặt LG WD 8990TDS gồm:

(1) Chế độ vắt 1, tốc độ 400 vòng/phút; khối lượng lệch tâm giả lập 620g; (2) Chế độ vắt 2, tốc độ 600 vòng/phút; khối lượng lệch tâm giả lập 620g; (3) Chế độ vắt 3, tốc độ 800 vòng/phút; khối lượng lệch tâm giả lập 620g.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hóa rung động lồng giặt của máy giặt lồng ngang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)