Hồn thiện thủ tục kiểm sốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 88 - 90)

Nghiệp vụ KSNB nên được quán triệt thực thi ngay khi cĩ nghiệp vụ phát sinh. Từng cá nhân, đơn vị thực thi nhiệm vụ chuyên mơn cần phải thường xuyên tự kiểm tra, kiểm tra chéo lẫn nhau. Việc kiểm sốt này cần được cài đặt ngay trong quy trình nghiệp vụ, các bước phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau. Bộ phận KTNB chuyên trách chỉ

triển khai sau khi từng cá nhân đơn vị đã thực hiện việc kiểm sốt ngay chính nghiệp vụ của mình.

Ngồi ra, do các dự án vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hầu hết là các dự án cĩ mức đầu tư lớn, khối lượng hồ sơ nhiều, do vậy một dự án cần phải giao cho 2 cán bộ cùng tiếp nhận, quản lý cho vay hoặc phân cơng chuyên sâu vào các phần việc cho nhiều người cùng thực hiện như các thủ tục định giá tài sản thế chấp, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, xử lý nợ,...

Ngân hàng Phát triển cần sớm ban hành trách nhiệm cơng vụ đối với cán bộ viên chức và quy định về chế tài xử lý để áp dụng thống nhất trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm bảo yêu cầu đối với cán bộ, viên chức thừa hành nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ được làm đúng các quy định đã được Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc ban hành, khơng được phép vận dụng dưới mọi hình thức.

Kế hoạch kiểm tra hàng năm phải được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở thực tế hoạt động nghiệp vụ, tình hình kiểm tra cơng tác giám sát của các Chi nhánh… để nội dung kiểm tra phù hợp và sát hơn với yêu cầu nắm bắt, quản lý về nghiệp vụ đối với từng Chi nhánh, thay cho thực hiện nội dung kiểm tra đồng nhất giữa các Chi nhánh.

Chi nhánh cần chú trọng hoạt động kiểm tra nội bộ, bố trí những cán bộ cĩ năng lực làm cơng tác kiểm tra và thực hiện nghiêm túc cơng tác tự kiểm tra và chấn chỉnh sau kiểm tra. Phải theo dõi giám sát chặt chẽ tiến độ khắc phục sai sĩt đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.

Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị và phổ biến những quy định đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp. Đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ, vai trị của từng cá nhân trong quá trình kiểm tra nội bộ cĩ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản thân họ và phải tham gia thực hiện đầy đủ và cĩ hiệu quả các quy định, quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ liên quan.

Thủ tục kiểm sốt hiện nay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thiết kế theo một quy trình cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của KSNB. Tuy nhiên đơi chỗ thủ tục này cịn mang tính hình thức, chưa thực sự cĩ chiều sâu và chưa phát huy hiệu quả cao nhất.

Do vậy để kiểm sốt các quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tốt hơn, thủ tục kiểm sốt cần được thiết kế theo các hướng sau:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nội bộ như: giới hạn tín dụng đối với khách hàng, phân định khu vực đầu tư, thành lập hội đồng tín dụng, phân cấp thẩm quyền trong phê duyệt giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng thống nhất, xếp hạng tín dụng nội bộ,…

- Dựa trên nguyên tắc phân cơng, phân nhiệm trong kiểm sốt nội bộ, Ngân hàng phát triển đã ban hành các quy định chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban trong hệ thống theo đĩ mọi cán bộ ở cấp quản lý (từ trưởng phịng/phĩ phịng trở lên) đều phải cĩ trách nhiệm giám sát và kiểm tra hoạt động trong phạm vi tổ chức được ngân hàng phân cơng quản lý.

3.3. Một số kiến nghị thực hiện giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)