Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 41 - 45)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu thơng qua việc sử dụng vốn, một số hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm cĩ:

Thứ nhất: Hoạt động tín dụng đầu tư

- Cho vay đầu tư phát triển là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư cho các chủ đầu tư vay để thực hiện các dự án đầu tư. Đây là loại hình cho vay nhằm đẩy nhanh quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho nền kinh tế. Cho vay đầu tư phát triển là loại hình tín dụng cĩ rủi ro cao nhất do các khoản tín dụng này tài trợ cho việc xây dựng tài sản cố định dự tính sẽ mang thu nhập cho tương lai. Với thời hạn cho vay dài nên lãi suất cĩ thể thay đổi, gây ảnh hưởng bất lợi đối với việc thu hồi nợ của bên cho vay nếu các khoản vay mang lãi suất cố định. Ưu điểm của hình thức tín dụng này là bên cho vay cĩ khả năng thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ ở các khâu trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, thực hiện cho vay đầu tư phát triển thì Ngân hàng phát triển Việt Nam phải luơn bảo đảm nguồn vốn giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: là cam kết của Ngân hàng phát triển Việt Nam với tổ chức cho vay về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư khơng trả hoặc trả nợ khơng đủ cho tổ chức cho vay vốn.

- Hỗ trợ sau đầu tư: là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư vay vốn tại các NHTM theo lãi suất thị trường để đầu tư vào các dự án (đã hồn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay) nằm trong danh mục được hỗ trợ đầu tư của Nhà nước.

Đây là một trong những hoạt động rất được chú trọng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các hình thức tài trợ thường bao gồm: tài trợ xuất khẩu, tài trợ dự án quốc tế, tài trợ thương mại, tài trợ tài chính doanh nghiệp, tài trợ mua bán cơng ty, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thanh tốn… Đối với các hình thức tài trợ này, điều kiện để tài trợ là phục vụ cho lợi ích của quốc gia và phạm vi hoạt động của các nghiệp vụ này cĩ thể là trong nước và cả ngồi nước.

Hoạt động tài trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực này là hoạt động cạnh tranh đối với tất cả các ngân hàng khác nên đối tượng cho vay của lĩnh vực này rất rộng, bao gồm các ngành cơng nghiệp cơ bản, chế tạo, thương mại, nước, tái chế, hàng khơng, viễn thơng, tàu thủy, đường sắt, sân bay, cảng biển, cơng nghiệp xây dựng…. Với các đối tượng như vậy, khách hàng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thường là những doanh nghiệp, những tập đồn lớn.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được coi là rất đa dạng nhưng hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực hoạt động sau:

- Tài trợ xuất khẩu: Cho vay tài trợ xuất khẩu hàng hĩa, các khoản cho vay cĩ thể thực hiện cho cả người mua và người bán (tín dụng người mua và tín dụng người bán). Ưu đãi đặc biệt của hình thức tài trợ này là thời hạn cho vay dài đủ để khách hàng thực hiện hồn tất thương vụ của mình.

Thực hiện tài trợ xuất khẩu thường cĩ những tổ chức tham gia như: Tổ chức cho vay (Ngân hàng Phát triển Việt Nam), nhà xuất khẩu (thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhận tiền giải ngân), cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (cấp bảo hiểm TDXK cho nhà xuất khẩu và Ngân hàng Phát triển Việt Nam là người thụ hưởng), nhà nhập khẩu nước ngồi (là người ký thoả thuận trực tiếp vay vốn với Ngân hàng Phát triển Việt Nam - trong trường hợp tín dụng người mua), Tổ chức bảo lãnh (nếu cĩ).

- Tài trợ dự án quốc tế:Là hình thức cho vay tài trợ cho dự án xây dựng ở nước ngồi và người vay là một pháp nhân được thành lập để thực hiện dự án.

Đối với hình thức tài trợ này, việc phân tích khả năng trả nợ của dự án chỉ hồn tồn dựa vào sự tính tốn luồng tiền tạo ra từ dự án; Tài sản đảm bảo nợ vay chính là tài sản cố định của dự án. Tuy nhiên, để thực hiện được một khoản vay theo hình thức tài trợ dự án này địi hỏi phải cĩ sự phối hợp và đồng thuận cao giữa các bên liên quan đến dự án.

Thứ ba: Hoạt động hợp tác tài chính và hỗ trợ phát triển với các nước đang phát triển

Đây chính là hoạt động tài trợ phát triển dành cho các nước đang phát triển thơng qua các hình thức cho vay ODA và các khoản vay thúc đẩy phát triển.Ngân hàng Phát triển Việt Nam thay mặt cho Chính phủ thực hiện tư vấn và tài trợ đầu tư cho các nước đang phát triển.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi thực hiện cải cách nền kinh tế một cách ổn định, xố đĩi giảm nghèo, cải thiện mơi trường xã hội và đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì hịa bình trên thế giới.

Các lĩnh vực hỗ trợ gồm cĩ: hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính và bảo vệ tài nguyên. Các đối tác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là các Chính phủ của các nước và các tổ chức nhà nước khác. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện hoạt động này thơng qua hai kênh sau:

- Viện trợ, cho vay ODA ưu đãi và các khoản vay phát triển

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan được Chính phủ uỷ thác thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với khoản cấp viện trợ và cho vay ODA ưu đãi.Nguồn vốn để viện trợ và cho vay hồn tồn từ ngân sách của Chính phủ.

Đối với khoản vay phát triển: đây cũng được xem là nguồn ODA. Nguồn vốn để thực hiện các khoản cho vay này một phần lấy từ Ngân sách và một phần từ nguồn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các khoản vay phát triển này cĩ lãi suất cao hơn khoản vay ODA ưu đãi (do lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở hồ đồng nguồn vốn ngân sách và nguồn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động theo lãi suất thị trường). Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất thương mại (thị trường). Do được coi là một dạng ODA nên khoản vay này cĩ thể cĩ ràng buộc và khơng ràng buộc.

Về nguyên tắc, các khoản vay phát triển này phải cĩ một số điều kiện như: Phải cĩ hiệp định ký giữa hai Chính phủ; Chính phủ nước nhận khoản vay là người vay hoặc phải cấp bảo lãnh Chính phủ cho người vay; Điều kiện cho vay phụ thuộc vào dự án, lãi suất huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và đánh giá rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với người vay.

Khác với khoản vay phát triển, khoản vay thúc đẩy phát triển này khơng phải là khoản ODA.Tuy nhiên, cĩ thể coi khoản vay này như một kênh hỗ trợ chính thức khác.Nguồn vốn thực hiện các khoản vay này là nguồn vốn thuần tuý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động trên thị trường. Do đĩ, về cơ bản, các điều kiện cho vay của khoản vay này theo điều kiện thị trường với một số nguyên tắc:

+ Các dự án phải là dự án ĐTPT nhưng phải cĩ khả năng hồn vốn và rủi ro ở mức chấp nhận được.

+ Khoản vay chỉ dành cho những nước cĩ độ rủi ro thấp.

+ Việc phê duyệt khoản vay hồn tồn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định trên các điều kiện thương mại.

+ Khoản vay này là khoản vay khơng ràng buộc nhưng cơ sở để đàm phán là sự thỏa thuận giữa hai Chính phủ và thường cĩ sự bảo lãnh của Chính phủ bên vay.

+ Trường hợp cĩ bảo lãnh Chính phủ, lãi suất cho vay sẽ thấp hơn; Các điều kiện cho vay cĩ thể thoả thuận trên cơ sở tính khả thi của từng dự án xin vay.

Mặc dù đây là một khoản vay thương mại nhưng lãi suất của khoản vay thúc đẩy phát triển vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nhờ vào lãi suất huy động thấp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Xét một cách tổng thể, các khoản vay phát triển và thúc đẩy phát triển đều nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển của các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi. Cơ chế hỗ trợ của hai hình thức này là HTPT nhưng theo cơ chế gần với thị trường, qua đĩ định hướng cho các quốc gia tiếp nhận khoản vay tiếp cận với các hình thức tài trợ tân tiến và theo thơng lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)