Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 25 - 29)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

1.3.1.Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm

Hiệu quả huy động tiền gửi là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng với chi phí hợp lý, là sự an toàn trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm và khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm được đánh giá đạt hiệu quả cao nếu ngân hàng huy động được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giới hạn an toàn và mức sinh lời cao.

1.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động

Tốc độ huy động tiền gửi là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động huy động vốn nói riêng và với ngân hàng nói chung. Để mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư buộc các ngân hàng trước tiên phải mở rộng quy mô huy động vốn. Để hoạt động của ngân hàng thực sự an toàn thì nguồn vốn huy động phải có một tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu nguồn vốn tăng đều qua các năm, tốc độ gia tăng ổn định, đều đặn thì bước đầu được coi là đạt hiệu quả huy động tiền gửi.

Tốc độ tăng trưởng =(HĐV cuối kỳ −HĐV đầu kỳ) x 100%HĐV đầu kỳ [1.1]

Kết quả dương, lớn hơn 0, càng lớn thì tốc độ huy động vốn càng tăng và ngược lại.

1.3.2.2. Quy mô tăng trưởng tiền gửi huy động

Trên cơ sở nguồn vốn được tạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư, gửi tiền tại ngân hàng khác và thực hiện dự trữ theo quy định để đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy, quy mô hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng lớn hay nhỏ đều tác động trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh khác. Nếu quy mô tiền gửi huy động nhỏ tức là khối lượng vốn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngân hàng phải bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư hay tài trợ cho những dự án lớn đòi hỏi nhiều vốn, điều này ảnh hưởng nhiều đến thị phần của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu quy mô quá lớn, tức là khối lượng tiền gửi huy động nhiều hơn nhu cầu sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần xác định mối tương quan giữa tiền gửi huy động và sử dụng để có kế hoạch huy động phù hợp thì mới có hiệu quả.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động = Tổng tiền gửi huy động

Kế hoạch huy động tiền gửi [1.2]

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi khách hàng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn tiền gửi của ngân hàng năm này được mở rộng hơn so với năm trước, tương ứng với kết quả là số phần trăm vượt bậc của năm này so với năm trước. Việc mở rộng quy mô huy động vốn tiền

gửi một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng đang được cải thiện và nâng cao.

- Tăng trưởng về số dư huy động vốn từ khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh về số

lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi thanh toán với ngân hàng qua các năm.

Tốc độ tăng số dư vốn huy động = 𝑆ố 𝑑ư 𝐻Đ𝑉 𝐾𝐻 𝑛ă𝑚 𝑖

𝑆ố 𝑑ư 𝐻Đ𝑉 𝐾𝐻 𝑛ă𝑚 𝑖 − 1[1.3]

Số dư huy động vốn = Số lượng khách hàng x Số tiền gửi mỗi khách hàng Chỉ tiêu này phản ánh quy mô huy động vốn từ khách hàng. So sánh chỉ tiêu qua

các năm cho thấy sự thay đổi cơ cấu huy động vốn của khách hàng trong tổng vốn huy động của ngân hàng.

1.3.2.3. Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động

Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động được hiểu là tỷ trọng vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu vốn hợp lý giúp ngân hàng tránh được tình trạng mất cân bằng về tài chính. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn phù hợp theo kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về độ nhạy khe hở lãi suất khi có biến động và tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong mọi điều kiện kinh doanh. Nếu ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ gặp rủi ro thanh khoản; ngược lại nếu sử dụng vốn trung dài hạn cho vay ngắn hạn, ngân hàng sẽ gặp tổn thất khi chi phí trả lãi tiền gửi cao mà thu từ lãi cho vay lại thấp, và gặp rủi ro lãi suất. Ngoài ra còn có cơ cấu theo đối tượng, sản phẩm, loại tiền…

Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu ở đây bao gồm cơ cấu tiền gửi theo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; theo nội tệ, ngoại tệ, theo tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác. Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng tiền gửi, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn

huy động và nhu cầu sử dụng vốn. Các chỉ tiêu sử dụng khi phân tích cơ cấu tiền gửi và khả năng đáp ứng nhu cầu tiền gửi huy động gồm:

Chỉ số =Tiền gửi huy động

Tiền gửi tự có ∗ 100% [1.4]

Chỉ tiêu này cho biết khả năng và quy mô thu hút tiền gửi từ nền kinh tế của NHTM, Kết quả dương, lớn hơn 0, càng lớn thì quy mô tăng trưởng tiền gửi huy động vốn càng tăng và ngược lại

Cơ cấu tiền gửi huy động =Số dư từng khoản mục tài sản có

Tiền gửi huy động ∗ 100% [1.5] Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ vốn huy động cho từng khoản mục của tài sản có của ngân hàng qua đó cho biết khả năng cung ứng vốn của NHTM cho nền kinh tế.

1.3.2.4. Chi phí huy động tiền gửi

Chi phí huy động vốn trong ngân hàng bao gồm hai loại chính là chi phí trả lãi và phi trả lãi. Chi phí trả lãi là thành phần chính trong chi phí huy động. Chi phí phi trả lãi bao gồm các loại chi phí như: chi phí tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, bảo hiểm tiền gửi, ....

Chi phí huy động BQ =Chi phí trả lãi+chi phí huy động

Nguồn huy động trả lãi [1.6] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho biết để huy động được một đồng vốn, ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Để nâng cao hiệu quả các ngân hàng phải tối thiểu hóa các loại chi phí. Với chi phí trả lãi, do mặt bằng lãi suất chung nên các Ngân hàng sẽ không tiết giảm được ngoại trừ sự tồn tại chênh lệch lớn về uy tín giữa các ngân hàng. Khi đó các ngân hàng có tín nhiệm cao có khả năng huy động với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng có ít tín nhiệm, tuy nhiên sự chênh lệch lãi suất này không lớn. Với chi phí phi trả lãi, các NHTM sẽ xem xét, đánh giá để tiết giảm từng khoản mục, sẽ quyết định có chi hay không và mức độ bao nhiêu để vẫn đảm bảo đủ vốn kinh doanh nhưng ở mức chi phí thấp nhất. Để nâng cao hiệu quả các ngân hàng phải tối thiểu hóa các loại chi phí.

1.3.2.5. Chênh lệch giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Lãi suất luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi tiền muốn hưởng lãi suất cao, người đi vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người đi vay và người cho vay, ngân hàng phải tìm cách đáp ứng được lợi ích của các bên nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, trong huy động vốn mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn tiền gửi sao cho chi phí huy động tiền gửi bình quân là thấp nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với mức lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Mặt khác, cùng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức cho vay là cần thiết. Sự đa dạng hóa làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả ngân hàng sẽ tối thiểu hóa về chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 25 - 29)