2018
Tình hình kinh tế xã hội của huyện Mỏ Cày Bắc trong 3 năm 2015 - 2018 cũng còn nhiều khó khăn mặc dù được cải thiện so với trước, đặc biệt vào tháng 02/2016 sau khi tỉnh Bến Tre công bố thiên tai do hạn mặn thì huyện Mỏ Cày Bắc cũng chịu thiệt hại lớn do là huyện sản xuất nông nghiệp. Sự biến động về vật giá, thời tiết và thị trường cũng ảnh hưởng bất lợi đến người nông dân, doanh nghiệp và cá nhân liên quan trong lĩnh vực sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi của huyện. Chẳng hạn, tình hình hạn mặn kéo dài trên diện rộng làm năng suất cây trồng giảm, đàn gia súc tốc độ tăng trưởng chậm, việc tiêu thụ hàng hóa của các đại lý và bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, trồng trọt và chăn nuôi, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nông dân và hợp tác xã trồng bưởi và dừa...
Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015- 2018
Phân tích cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp dư nợ tín dụng của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 - 2018
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 356 82,56% 402 74,33% 450 68,55% 502 63,61% Nợ trung hạn 74 17,16% 130,82 24,19% 187 28,48% 212,18 26,89% Nợ dài hạn 1,22 0,28% 8 1,48% 19,49 2,97% 75 9,50% TỔNG CỘNG 431,22 100% 540,82 100% 656,49 100% 789,18 100% Chỉ tiêu/năm 2015 2016 2017 2018
Qua phân tích bảng 2.2 ta có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2018 chi nhánh có sự chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn cho vay theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn từ mức 82% năm 2015 đã giảm còn 63% năm 2018. Chủ yếu là do chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng qua lương đối với các đơn vị chi lương của chi nhánh, phát triển các sản phẩm cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt…. Mặc dù việc đẩy mạnh cho vay các sản phẩm mới giúp đa dạng khách hàng tín dụng tại chi nhánh và mở rộng thị phần trên địa bàn, nhưng bên cạnh đó việc đẩy mạnh các sản phẩm trên làm cho cơ cấu dư nợ trung, dài hạn của chi nhánh tăng lên, rủi ro tín dụng tăng.
Phân tích cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu dư nợ tín dụng của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 - 2018
Qua phân tích bảng 2.3 ta có thể nhận thấy tại chi nhánh tỷ lệ cho vay có tài sản và không có tài sản đối với khách hàng luôn được duy trì ổn định ở mức 70% và 20%. Hiện cho vay không có bảo đảm tại chi nhánh chỉ dành cho đối tượng có thu nhập ổn định từ lương tại những cơ quan, tổ chức có uy tín và cho vay cán bộ nhân viên. Tỷ lệ cho vay có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, việc cho vay có bảo đảm là cơ sở để Ngân hàng có thể giảm rủi ro tín dụng và chi
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Cho vay có tài sản
bảo đảm 312 72,35% 401 74,15% 450 68,55% 491 62,22% Cho vay không có
tài sản bảo đảm 119,22 27,65% 139,82 25,85% 206,49 31,45% 298,18 37,78%
Tổng dư nợ 431,22 100% 540,82 100% 656,49 100% 789,18 100%
Chỉ tiêu/năm
phí trích lập dự phòng, do đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng góp phần an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre luôn tuân thủ quy trình nhận tài sản đối với những tài sản có giá trị lớn, thực hiện chuyển hồ sơ tài sản sang bộ phận định giá riêng hoặc thuê tổ chức định giá độc lập. Tuy nhiên, phần lớn tài sản vẫn do CBTD xác định. Vì vậy, việc xác định giá trị thị trường của tài sản bảo đảm còn phụ thuộc nhiều vào thiện chí chủ quan cán bộ ngân hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mức cho vay của khách hàng và ảnh hưởng đến nguồn trả nợ thứ cấp khi nguồn trả nợ từ kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Phân tích cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu dư nợ tín dụng của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 - 2018
Qua bảng 2.4 ta nhận thấy Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre rất chú trọng tới đối tượng khách hàng là cá nhân, đây là nguồn mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh đang dần đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng là pháp nhân và đa dạng hóa đối tượng khách hàng vay để phân tán rủi ro theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng.
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ pháp nhân 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Dư nợ cá nhân 431,22 100% 540,82 100% 656,49 100% 789,18 100% TỔNG DƯ NỢ 431,22 100% 540,82 100% 656,49 100% 789,18 100% Năm/Chỉ tiêu
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre giai đoạn 2015 -