Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 32 - 33)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

4.2.4. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống.

Qua phân tích đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc cho thấy mỗi loài cây thuốc có đặc điểm phân bố theo môi trường sống rất phong phú và phức tạp. Có những cây sống ở rừng tự nhiên ( rừng nguyên sinh và thứ sinh trên núi đá thấp, đồi đất, thung lũng) và trồng trong vườn rừng và vườn các gia đình, quanh làng bản. Căn cứ vào điều kiện sống và nơi sống của các loài cây thuốc, chúng tôi xếp chúng trong 3 môi trường chính và được thể hiện tạiBảng 4.7.

Bảng 4.7 Sự phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống

Tt Môi trường sống Số loài Tỷ(lệ %)

1 Vườn của gia đình, venđường , ven rừng, quanh làng bản 198 30.5 2 Vườn rừng, nương rẫy, trảng cỏ, trảng cây bụi 125 19.3 3 RTN (mọc trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ) 326 50.2

Tổng số 649 100.0

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy số lượng loài cây thuốc ở Cúc Phương phân bố không đều trên các môi trường sống. Số loài cây thuốc gặp nhiều nhất tại rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh trên núi đá thấp, đồi đất, thung lũng. Tại môi trường sống này đã gặp 326 loài chiếm tỷ lệ 50.2 % tổng số loài. Các loài cây thuốc này vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có ý nghĩa quan trọng trong tái sinh phục hồi rừng.Tiếp đến là phân bố ở các vườn gia đình, ven đường đi trong các thôn bản, ven đường các bờ ruộng chủ yếu là các loài cây thân thảo, có nhiều loài được đưa rừ nhiều nơi về trồng... có số loài là 198 loài chiếm 30.5 % tổng số loài. Sau cùng là vườn rừng chủ yếu là trảng cỏ cây bụi, nương rẫy ... gồm cây thân thảo, cây bụi, cây leo có 125 loài chiếm 19.3 % tổngsố loài. Nhìn chung các loài cây thuốc có điều kiện sống rất đa dạng và có diện phân bố rộng thích nghi với các điều kiện địa lý khác nhau. Với việc có tới gần 50% số loài cây thuốc sống ở các vườn gia đình, ven đường đi trong các thôn bản, ven đường các bờ ruộng, trảng cỏ cây bụi, nương rẫy rất có ý nghĩa đối với việc bảo tồn cây thuốc ngoài tự nhiên. Đây cũng là một lợi thế cho việc tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, nếu chúng ta biết khai thác hợp lý và bảo tồn được sự đa dạng thì nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh là rất phong phú và có thể trồng, khai thác sử dụng ở khắp nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 32 - 33)