Sự đa dạng về sử dụng các bộ phận khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 34 - 37)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

4.2.6 Sự đa dạng về sử dụng các bộ phận khác nhau

Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy các bộ phận của cây được dùng vào các mục đích chữa bệnh khác nhau và các bộ phận khác nhau của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng chữa bệnh của các thầy thuốc. Mỗi một loài cây có thể chỉ sử dụng một bộ phận (Lá, thân, rễ, hoa, quả...) nhưng có loài lại sử dụng hai bộ phận (Có thể lá và

rễ, lá và hoa, thân và lá,...) có loài sử dụng 3 bộ phận (Có thể rễ lá hoa, rễ lá quả, vỏ quả thân...) và cũng có loài lại sử dụng cả cây (3 bộ phận thân rễ lá chúng tôi xếp vào cả cây). Hoặc có bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận hay nhiều cây mới có tác dụng tốt. Thậm chí trong 1 cây bộ phận này thì có ích nhưng bộ phận khác lại gây độc độc (Ví dụ: Cây củ đậu (Pachyrhizus angulata) Củ làm thức ăn rất tốt, nhưng hạt của nó lại rất độc.). Qua thống kê các bộ phận sử dụng trong quá trìnhđiều tra chúng tôi xây dựngBảng 4.9

Bảng 4.9 Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc

TT Bộ phận sử dụng

Số

loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Lá 354 53.6 2 Thân 191 28.9 3 Rễ(củ) 176 26.6 4 Vỏ 55 8.3 5 Quả 37 5.6 6 Hạt 29 4.4 7 Hoa 9 1.4 8 Nhựa 18 2.7

Những dẫn liệu ở trên cho ta thấy sự phong phú và tính chất đa dạng trong việc dùng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp giữa các bộ phận trong cây để làm thuốc chữa trị là tốt nhất. Lá là bộ phận được sử nhiều nhất với 354 loài chiếm 53.6 % so với tổng số loài, kế đến là thân và rễ có 191 và 176 loài chiếm 28.9 và 26.6 % so với tổng số loài cây thuốc … ít nhất là bộ phận nhựa và hoa có 18 và 9 loài chiếm chiếm 2.7 và 1.4 % so với tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở VQG Cúc Phương. Như vậy bộ phận rễ và thân chiếm tương đối lớn do đó khi khai thác cần chú ý trong công tác bảo tồn, dễ làm tiêu diệt cả cây. Để đảm bảo tính bền vững cao cần tạo nguồn dược liệu lớn, nên trồng các loại cây sử dụng được nhiều bộ phận là tốt nhất.

4.2.7.Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc ởVQG Cúc Phương

.Kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh và ngược lại có những bệnh phải kết hợp dùng nhiều loại cây mới có hiệu quả tốt. Theo tài liệu nghiên cứu về cây thuốc của Đỗ Tất Lợi, chúng tôi tạm chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh như trong Bảng 4.10.:

Bảng 4.10 .Các nhóm bệnh chữa trị bằng cây thuốc củaVQG Cúc Phương

TT Các nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ

1 Bệnh về đường tiêu hóa: Lỏng, tả, lỵ, rối loạn, ngộ độc ... 168 25.9 2 Bệnh về thời tiết: Cảm cúm, đau đầu, sốt nóng, lạnh.... 85 13.1 3 Bệnh ngoài da: Vết thương, nhiễm trùng, ghẻ, lở, mụn nhọt... 132 20.3 4 Bệnh về hô hấp: Ho, hen, phế quản, phổi .... 61 9.4 5 Bệnh về xương: Gãy xương, sai khớp, bong gân.... 64 9.9 6 Bệnh về thận: Viêm thận, tiết niệu, lợi tiểu... 98 15.1

7 Bồi dưỡng sức khỏe: 66 10.2

8 Bệnh phụ nữ: Sinh đẻ, bong huyết, dạ con.... 45 6.9

9 Bệnh về thần kinh: Bại liệt, thần kinh... 46 7.1

10 Động vật cắn: Rắn, rết, chó cắn, ong đốt.... 42 6.5

11 Bệnh về gan: Vàng da, viêm gan.... 74 11.4

12 Bệnh của trẻ em: Còi xương, giun sán, lên sởi... 29 4.5

13 Bệnh về răng: 26 4.0

14 Bệnh về mắt: 5 0.8

15 Bệnh về ung thư, u bướu.... 11 1.7

16 Bệnh về tim 9 1.4

17 Cầm máu 24 3.7

18 Dạ dày 13 2.0

19 Vô sinh-liệt dương 11 1.7

20 Bệnh về lách: 2 0.3

Qua Bảng 4.10 ta thấy các cây thuốc của VQG Cúc Phương có thể sử dụng chữa được nhiều nhóm bệnh khác nhau (có tới 21 nhóm bệnh được chữa trị). Trong đó số loài cây chữa các bệnh về đường tiêu hóa nhiều nhất 168 loài chiếm 25.9%. Kế tiếp là các bệnh ngoài da như vết thương nhiễm trùng, ghẻ lở, mụn nhọt... 132 loài chiếm 20.3% so với tổng số loài cây làm thuốc ở Cúc Phương. Các loại bệnh về mắt, ung thư , tim mạch được chữa trị bằng cây thuốc ít nhất chỉ chiếm từ 0.3 đến 1.4 % so tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở VQG cúc Phương.

Những kết quả trên tuy chỉ dừng ở mức điều tra tổng hợp nhưng cho ta thấy cây thuốc ở Cúc Phương đã sử dụng để chữa trị cho nhiều bệnh khác nhau. Để thấy rõ được hiệu quả sử dụng cây thuốc để chữa bệnh chúng ta cần có những nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học của các loại cây và kiểm chứng mới xác định được chính xác tính hiệu quả của các bài thuốc trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 34 - 37)