Phạm phòng LáC ối say, lá Khoai lang giã uống Phạm phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 50 - 54)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

29 Phạm phòng LáC ối say, lá Khoai lang giã uống Phạm phòng

30 Phụ khoa

Lá Bồ trích, lá Trầu không, muối đun sôi xông vào háng, nước rửa

Ngứa trong cổ tử cung

quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ các vị thuốc và thể trạng của bênh nhân. Điều này các ông lang , bà mế tại khu vực VQG Cúc Phương rất có kinh nghiệm

4.7. Một số giải pháp quản lý bảo tồn cây thuốc ở Cúc Phương.

Việc sử dụng tài nguyên cây thuốc ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chữa bệnh và chăm sóc, bồi bổ sức khỏe sẽ dẫn tới sự suy giảm về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như nguy cơ tuyệt chủng của các loài có giá trị cao về mọi mặt. Thực vật làm thuốc ở VQG Cúc Phương cũng là một bộ phận cấu thành nên các hệ sinh tháiở nơi đây, do vậy sự suy giảm cây thuốc cũng ảnh hưởng rất lớn tới các hệ sinh thái. Vì vậy chúng ta phải đưa ra các giải pháp hợp lý để bảo tồn chúng. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan của VQG Cú c Phương, trước mắt cần tập trung ưu tiên bảo tồn Các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọatuyệt chủng. Việc bảo tồn này tập trung vào hai phương pháp chính là bảo tồn nguyên vị (In situ) va chuyển vị (Ex situ)

4.7.1 Bảo tồn nguyên vị (In-situ)

Cây thuốc cũng như các sinh vật khác mỗi một loài đều có phạm vi phân bố, phù hợp với môi trường và hoàn cảnh sống nhất định do vậy bảo tòn tài nguyên cây thuốc tốt nhất chính là bảo vệ tại nơi chúng phân bố. Muốn như vậy chúng ta phải dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau để bảo vệ tốt hệ sinh thái của chúng mà cụ thể bảo vệ hệ sinh thái VQG cúc phương..

Bảo tồn nguyên vị ở các VQG đó là nhiệm vụ chung nhưng chúng ở các mức độ khác nhau do vây khó có thể bảo vệ hiệu quả đối với tất cả các loài được.

Dựa trên cơ sở các thông tin về phân bố sinh thái, đặc điểm sinh thái học của các loài cây, mức độ nguy cấp theo các tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32 và khuyến cáo

củaUNEF - WCMC, đặc biệt là giá trị chữa trị các bệnh nan y cũng như giá trị kinh tế trên thị trường hiện nay để chúng ta lựa chọn định hướng, mức độ ưu tiên mà khoanh vùng bảo

vệ có hiệuquả cao. Chúng ta có thể khoanh vùng các loài cây thuốc có nguy cơ đe dọa cao

do vậy vừa có tác dục bảo tồn, vừa có tác dụng học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục

cộng đồng và phục vụ khách thăm quam du lịch.

4.7.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).

Trên cơ sở danh sách 51 loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ tại VQG Cúc Phương thể hiện ở bảng 4.14 và đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế cao, chữa trị các bệnh nan y chúng ta có thể thực hiện các biện pháp bảo tồn như sau:

- Xây dựng vườn dược liệu phục vụ gây giống, trồng và phát triển thành quy trình kỹ thuật các loài nguy cấp và có giá trị kinh tế và chữa bệnh cao. Nghiên cứu qui trình nhân giống, kỹ thuật trồng các cây thuốc có trong danh sách các loài ưu tiên bảo tồn...

- Chuyển giao công nghệ, xây dưng mô hình giađình trồng cây thuốc, tập trung vào các gia đình NLT, cóđiều kiện đất đai và các vườn thuốc nam của 15 xã có cư dân sống ở trong và xung quanh Cúc Phương.

- Khuyến khích các hộ gia đình trong vùngđệm gây trồng phát triển các loài có giá trị kinh tế cao dễ trồng ưu tiên các loài có bộ phận sử dụng ảnh hưởng lớn

tới sinh trưởng và phát triển của cây.

4.7.3. Giải pháp tổng hợp

Trên thực tế việc thực hiện các giải pháp đơn lẻ mang lại hiệu quả không như ý muốn bởi mỗi một giải pháp đều có những thuận lợi và khó khăn . Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đưa ra giải pháp tổng hợp các giải pháp nhằm khắc phục và phát huy chúng.Đó là:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn, về luật pháp và môi trường cho cộng đồng địa phương

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong VQG dưới nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực.

- Nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm nguồn tài nguyên cây thuốc để có cách đánh giá, nhìn nhận và lập kế hoạch bảo tồn có hiệu quả.

- Tiếp tục nghiên cứu và đưa ra quy trình kỹ thuật cho các loài cây thuốc có giá trị cao về kinh tế và chữa bệnh chăm sóc sức khỏe.

- Cùng với cộng đồng địa phương xây dựng cơ chế chính sách, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, sử dụng và phát triển cây thuốc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của Vườn quốc gia Cúc Phương chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Xây dựng được Danh lục cây thuốc tại VQG Cúc Phương là 649 loài thuộc455 chi, 148 họ thực vật, chiếm 16.9% so với tổng số loài cây dùng làm thuốc ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 50 - 54)