Tình hình khai thác cây thuốc ở Cúc Phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 44 - 46)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

4. Tình trạng bảo tồn các loài cây thuốc ở VQG Cúc Phương

4.5.1 Tình hình khai thác cây thuốc ở Cúc Phương.

Hoạt động khai thác, sử dụng cây thuốc ở VQG Cúc Phương đã có từ lâu đời. Tuy nhiên các hoạt động chủ yếu là chăm sóc và chữa bệnh tại chỗ nguồn dược liệu được lấy chủ yếu từ rừng không đáng kể, phương thức khai thác là lấy

một ít bộ phận sử dụng làm thuốc do vậy ít bị ảnh hưởng đến đời sống thực vật. Ngày nay trước sự phát triển của kinh tế xã hội về mọi mặt nên việc sử dụng cây thuốc để chăm sóc chữa bệnh ngày càng phổ biến, thực vật làm thuốc còn trở thành nguồn hàng hóa đem lại lợi nhuận lớn do vậy hoạt động khai thác và buôn bán cây thuốc ngày càng phổ biến.

Qua điều tra khảo sát tại các điểm thu mua dược liệu và các chợ quanh Cúc Phương chúng tôi đã thống kê được 29 loài thường xuyên được buôn bán tại các chợ khu vực VQG với số lượng lớn lên đến hàng trăm tấn dược liệu mỗi năm.Danh sách các loài cây thuốc thường xuyên được thu mua thể hiện ởBảng 4.15.

Bảng 4.15 Các loài cây thuốc thường xuyên được khai thác và bán tại các chợ ở khu vực VQG Cúc Phương

TT Tên khoa học Tên địa phương

1 Achyranthes asperaL. Cỏ xước 2 Ageratum conyzoidesL. Cỏ cứt lợn 3 Ardisia silvestrisPitard. Khôi tía 4 Artemisia vulgarisL. Ngải cứu

5 Cassia tora L. Thảo quyết minh

6 Cibotium bazometzL. Cẩu tích 7 Clerodendrum visscosumVent. Bạch đồng nữ 8 Coix lachryma-jobiL. Ý dĩ

9 Curcuma longaL. Nghệ vàng 10 Cyperus rotundusL. Cỏ gấu 11 Dioscorea persimilisPrain. et Burk. Hoài sơn 12 Drynaria fortureiL. Cốt toái bổ 13 Elipta prostrataL. Cỏ nhọ nồi 14 Homlomena occulta(Lour.) Schott. Thiên niên kiện 15 Houttuynia cordataL. Diếp cá

TT Tên khoa học Tên địa phương

17 Ixora coccineaL. Đơn đỏ 18 Lactuca indicaL. Bồ công anh 19 Leonurus heterophyllusSweet. Ích mẫu 20 Morinda umbelataL. Mặt quỷ 21 Ocimum gratissimumL. Hương nhu 22 Paederia lanuginosaWall. Mơ tam thể 23 Plumbago zeylanicaL. Bạch hoa xà

24 Smilax glabraRoxb. Khúc khắc, Thổ phục linh 25 Schefflera octophylla(Lour.) Harms. Chân chim

26 Stephania japonica(Thunb.) Miers. Thiên kim đằng 27 Stephania rotundaLour. Củ bình vôi 28 Taxillus chinensis(DC.) Dancer Tang ký sinh 29 Xanthium inaequilaterumDC. Ké đầu ngựa

Trong danh sách Các loài cây thuốc thường xuyên được khai thác và bán tại các chợ ở khu vực VQG Cúc Phương có 6 loài trên tổng số 51loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủngcần được ưu tiên bảo vệ tại VQG Cúc Phương, chiếm tỷ lệ 1.1% Đó là các loài: Khôi tía-Ardisia silvestris,Cẩu tích- Cibotium bazometzL.,Cốt toái bổ - Drynaria forturei, Chân chim- Schefflera octophylla, Thiên kim đằng-

Stephania japonica và Củ bình vôi- Stephania rotunda. Để bảo tồn và phát triển bền vững 6 loài cây thuốc nêu trên, VQG Cúc phương cần phảicó giải pháp quản lý bảo vệ tốt để tránh nạn khai thác mang tính hủy diệt làm suy giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Bên cạnh đó VQG cần có kế hoach nghiên cứu bảo tồn nguyên vị (In situ) và hướng dẫn cộng đồng trồng các loài có thể trồng được trong vườn rừng và vườn nhà. trồng và phát triển để mang về nguồn lợi cho cộng đồng địa phương, đồng thời .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 44 - 46)