Các loài cây thuốc ở VQG Cúc Phương có trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 37 - 38)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

4.3.1 Các loài cây thuốc ở VQG Cúc Phương có trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

32 NĐ-CP và khuyến cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc - Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới ( UNEP- WCMC), chúng tôi đã thống kê được các loài cây thuốc cần quan tâm bảo vệ tại VQG Cúc Phương. Các loài này thể hiện ở các Mục 4.3.1 (Bảng 4.11),Mục 4.3.2 (Bảng 4.12) và Mục 4.3.3 (Bảng4.13).

4.3.1 Các loài cây thuốc ở VQG Cúc Phương có trong sách đỏ Việt Namnăm 2007. năm 2007.

Số loài cây thuốc của VQG Cúc Phương được dẫn trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và được thể hiện quaBảng 4.11.

Bảng 4.11. Danh sách các loài cây thuốc của VQG Cúc Phương có tên trong

Sách đỏ Việt Nam.

TT Tên loài Họ Cấp

bảo tồn

Tên khoa học Tên việt nam

1 Ardisia silvestris Pitard Khôi tía Myrsinaceae VU 2 Aristolochia indicaL. Sơn dịch Aristolochiaceae VU 3 Canarium tramdenumDai & Yakovl. Trám đen Burseraceae VU 4 Chukrasia tabularisA.Juss. Lát hoa Meliaceae VU 5 Codonopsis javanicaBlume Đảng sâm Campanulaceae VU 6 Drynaria fortunei(Merr.) J.Sm. Bổ cốt toái Polypodiaceae EN 7 Fibraurea recisa Pierre Hoàng đằng Menispermaceae VU 8 Nervilia fordiiHance Thanh thiên quỳ Orchidaceae EN 9 Rauwolfia verticillata Baill Ba gạc vòng Apocynaceae VU

Qua Bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy số loài cây thuốc của VQG Cúc Phương được dẫn trongSách đỏ Việt Nam là 9 loài, trong đó có 2 loài ở cấp nguy cấp (EN - Endangered) đang đứng trước nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần và 7 loài ở cấp sẽ nguy cấp (VU -Vulnerable) sẽ bị tuyệt chủng trong một tương lai tương đối gần [5]. Hầu hết các loài ở Bảng 4.11 là các loài cây thuốc có giá trị cao về giá trị dược liệu cũng như thương mại và được khai thác nhiều. Thêm vào đó các loài cây thuốc này đều được sử dụng cả cây hay vỏ cây để làm thuốc, vì vậy nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 37 - 38)