Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 33 - 34)

. Bảng 46 Dạng sống của các cây thuốc ở Cúc Phương

4.2.5. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc.

Sử dụng bộ phận của cây để làm thuốc cũng rất phong phú, có loài chỉ sử dụng 1 bộ phận, có loài sử dụng 2 bộ phận cũng có loài sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc. Việc sử dụng bộ phận của cây được thống kêở Bảng sau:

Bảng 4.8 Đa dạng về số lượng các bộ phận sử dụng

TT Số lượng sử dụng Số loài tham gia Tỷ lệ (%) so với tổng số loài

1 1 bộ phận 325 50.1

2 2 bộ phận 110 16.9

3 ≥3 bộ phận 33 5.1

4 Cả cây 181 27.9

Tổng 649 100.0

Qua Bảng 4.8 chúng tôi có nhận xét như sau:

Số loài sử dụng 1 bộ phận để làm thuốc là 325 loài chiếm 50.1 % so với tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở Cúc Phương.

Số loài sử dụng 2 bộ phận là 110 loài, chiếm 16.9 % so với tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở Cúc Phương.

Số loài sử dụng 3 bộ phận và nhiều hơn là 33 loài chiếm 5.1 % so với tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở Cúc Phương.

Số loài sử dụng cả cây làm thuốc là 181 loài chiếm 27.9 % so với tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc ở Cúc Phương.

Với kết quả trên có thể thấy rằng khi sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc thì sử dụng 1 bộ là nhiều nhất. Sử dụng cả cây đứng thứ 2. Sử dụng 2 bộ phận đứng thứ ba và sử dụng 3 bộ phận trở lên là ít nhất.

Việc có tới 50% số loài sử dụng nhiều bộ phận cho thấy mức độ ảnh hưởng tới đời sống của cây là rất lớn, nên việc khai thác sử dụng phải lưu ý để không ảnh hưởng đến đời sống của cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững​ (Trang 33 - 34)