Phân loại tín dụng, các hình thức tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.2. Phân loại tín dụng, các hình thức tín dụng ngân hàng

Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu quản trị mà tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại:

1.1.2.1. Xét theo thời hạn:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn tối đa 12 tháng (1 năm), được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của KH.

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi của vốn đầu tư, khả năng trả nợ của KH và tính chất nguồn vốn vay của TCTD.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở lên, thời hạn cho vay được xác định tương tự như tín dụng trung hạn nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo giấy phép thành lập hoặc quyết định thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

1.1.2.2. Xét theo mục đích

Xét theo mục đích vay, tín dụng ngân hàng gồm:

- Cho vay kinh doanh bất động sản: gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn; dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà cửa và bất động khác.

- Cho vay nông nghiệp: Loại vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất. - Cho vay công nghiệp và thương mại: Loại vay giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí trong sản xuất.

- Cho vay cá nhân: Là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

- Cho vay với các tổ chức tài chính: Là loại tín dụng dành cho tín dụng Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Tài trợ thuê mua: Tín dụng Ngân hàng mua thiết bị, máy móc… cho KH thuê.

- Cho vay khác: Gồm các loại không xếp hạng trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Tín dụng có bảo đảm: bảo đảm được hiểu là bảo đảm bằng tài sản (động sản, bất động sản, vật tư hàng hóa, chứng khoán…) thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba, có mục đích giảm bớt rủi ro mất mát của bên cho vay. Áp dụng với KH có sự yếu kém về tài chính (lý do thông thường nhất) hoặc kỳ hạn cho vay dài hoặc do tâm lý cho Ngân hàng khi không đánh giá được ý chí trả nợ từ phía người vay.

- Tín dụng không có bảo đảm: cho vay dựa trên sự liêm khiết và tài chính của người đi vay, lợi tức có thể có được trong tương lai, mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay mà thay vào đó là những điều kiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá là khả thi, có khả năng đem lại lợi nhuận cao; KH có năng lực tài chính tốt, trung thực trong kinh doanh…. Đối tượng bao gồm không chỉ các doanh nghiệp mà cả các cá nhân.

1.1.2.4. Xét theo đặc điểm luân chuyển vốn:

- Tín dụng vốn lưu động: cho vay để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của các cá nhân, tổ chức kinh doanh.

- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các cá nhân, tổ chức.

1.1.2.5. Xét theo hình thức cấp tín dụng:

- Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho KH tương ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn.

- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc và lãi trong thời gian xác định được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên.

- Bảo lãnh/ tái bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ KH của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra song ngân hàng đã cho KH sử dụng uy tín của mình để thu lợi.

- Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để KH thuê với những thỏa thuận nhất định, sau thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)