Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 30 - 35)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM

Tín dụng luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản có của NHTM và thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của bất kỳ NHTM nào. Để

phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng được sử dụng, trong đó:

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng

- Thực hiện theo quy trình, quy định, nguyên tắc. Hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội, nên việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng, nguyên tắc cho vay là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với ngân hàng để hạn chế rủi ro cho mình.

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của KH (sự hài lòng của KH): như thời gian phục vụ, mức lãi suất, các khoản phí của các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng phục vụ có làm KH hài lòng hay không.

- Thương hiệu, uy tín của ngân hàng: nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình tín dụng, hệ thống dữ liệu KH, hệ thống phát hiện, phòng ngừa rủi ro,...

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng

- Cơ cấu tín dụng: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung, dài hạn) / Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu các khoản vay trên tổng dư nợ theo thời hạn của khoản vay (ngắn, trung hay dài hạn), cho thấy biến động của tỉ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của ngân hàng, cơ cấu tín dụng của mỗi kỳ hạn vay cho thấy mức độ phát triển của nghiệp vụ, mối quan hệ với KH.

- Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: là tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm):

Tỉ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100%

* Tỉ lệ nợ xấu: Tỉ lệ nợ xấu là tỉ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm):

Tỉ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100%

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỉ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên các NHTM thường chấp nhận một tỉ lệ nhất định, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỉ lệ là 3%.

* Khái niệm nợ xấu: Nợ xấu được xác định là các khoản nợ từ nhóm 3 trở đi (là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày, hoặc theo quy định về phân loại nợ trong văn bản có hiệu lực tại thời điểm xác định nhóm nợ. Hiện tại, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD được các TCTD thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 (Thông tư 02) và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của NHNN Việt Nam (Thông tư 09) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

* Cách phân loại nợ:

Theo Thông tư 02 và thông tư 09, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân loại nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09

Nhóm

nợ Theo thời gian quá hạn khoản vay và khả năng trả nợ

Nhóm 1 - Nợ đủ

tiêu

Nợ trong hạn; Được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

chuẩn đủ cả nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nợ được phân loại lại vào nhóm 1. Nhóm 2 -

Nợ cần chú ý

Nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày;

Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nợ được phân loại lại vào nhóm 2 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn Quá hạn từ 91 – 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu;

Nợ được miễn hoặc giảm lãi. Nợ được phân loại lại vào nhóm 3.

Nhóm 4 - Nợ nghi

ngờ

Quá hạn từ 181 – 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi 60 ngày vẫn chưa thu hồi được.

Nợ được phân loại lại vào nhóm 4.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng

mất vốn

Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên…

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

Nợ của KH là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

Việc phân loại nợ theo TT02 và TT09 của NHNN vừa dựa trên tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa trên tiêu chí khả năng thu hồi vốn đã giúp cho các NHTM đánh giá các khoản vay của mình và chất lượng tín dụng của ngân hàng mình.

- Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một kỳ báo cáo, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý, tổ chức vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = (Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân) *100% - Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, chất lượng tín dụng tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho KH vay.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

- Khả năng sinh lời: xét về cơ cấu thu nhập, thì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng, tỉ lệ thu từ hoạt động tín dụng cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, KH trả đầy đủ gốc và lãi, như vậy chất lượng tín dụng tốt.

Tỉ lệ thu nhập từ tín dụng = (Lãi từ hoạt động tín dụng/ Tổng lợi nhuận) * 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 30 - 35)