CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 29)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng hay đúng ra phẩm chất là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

"Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).

"Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" (theo Giáo sư Crosby)

"Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" (theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa)

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có".

“Chất lượng Tín dụng là một khái niệm thông dụng, bởi Tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường như cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản Chất lượng Tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một TCTD (hay còn gọi là Chất lượng cho vay)”.(Wikipedia 2018).

Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung cũng như đối với tổng thể HĐKD của một NHTM, chất lượng tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của một NHTM, chất lượng tín dụng của một ngân hàng tốt sẽ giúp ngân hàng đó tăng trưởng về lợi nhuận. Không chỉ đảm bảo cho HĐKD của riêng ngân hàng đó, chất lượng tín dụng tốt còn đảm bảo sự hoạt động của tổng thể nền kinh tế do vai trò quan trọng của NHTM trong nền kinh tế và mối quan hệ mật thiết giữa NHTM với các chủ thể kinh tế trong xã hội

Chất lượng tín dụng thường được đánh giá từ ba giác độ: NHTM, KH, và nền kinh tế:

Dưới giác độ NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Dưới giác độ KH: chất lượng tín dụng thể hiện ở sự phù hợp của khoản vay với mục đích sử dụng vốn của KH cùng mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý với khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới giác độ nền kinh tế: chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng đáp ứng, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đầy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hội nhập với quốc tế.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM

Tín dụng luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản có của NHTM và thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của bất kỳ NHTM nào. Để

phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng được sử dụng, trong đó:

1.2.2.1.Các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng

- Thực hiện theo quy trình, quy định, nguyên tắc. Hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội, nên việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng, nguyên tắc cho vay là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với ngân hàng để hạn chế rủi ro cho mình.

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của KH (sự hài lòng của KH): như thời gian phục vụ, mức lãi suất, các khoản phí của các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng phục vụ có làm KH hài lòng hay không.

- Thương hiệu, uy tín của ngân hàng: nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình tín dụng, hệ thống dữ liệu KH, hệ thống phát hiện, phòng ngừa rủi ro,...

1.2.2.2.Các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng

- Cơ cấu tín dụng: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung, dài hạn) / Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu các khoản vay trên tổng dư nợ theo thời hạn của khoản vay (ngắn, trung hay dài hạn), cho thấy biến động của tỉ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của ngân hàng, cơ cấu tín dụng của mỗi kỳ hạn vay cho thấy mức độ phát triển của nghiệp vụ, mối quan hệ với KH.

- Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: là tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm):

Tỉ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100%

* Tỉ lệ nợ xấu: Tỉ lệ nợ xấu là tỉ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm):

Tỉ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100%

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỉ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên các NHTM thường chấp nhận một tỉ lệ nhất định, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỉ lệ là 3%.

* Khái niệm nợ xấu: Nợ xấu được xác định là các khoản nợ từ nhóm 3 trở đi (là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày, hoặc theo quy định về phân loại nợ trong văn bản có hiệu lực tại thời điểm xác định nhóm nợ. Hiện tại, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD được các TCTD thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 (Thông tư 02) và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của NHNN Việt Nam (Thông tư 09) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

* Cách phân loại nợ:

Theo Thông tư 02 và thông tư 09, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân loại nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09

Nhóm

nợ Theo thời gian quá hạn khoản vay và khả năng trả nợ

Nhóm 1 - Nợ đủ

tiêu

Nợ trong hạn; Được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

chuẩn đủ cả nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nợ được phân loại lại vào nhóm 1. Nhóm 2 -

Nợ cần chú ý

Nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày;

Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nợ được phân loại lại vào nhóm 2 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn Quá hạn từ 91 – 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu;

Nợ được miễn hoặc giảm lãi. Nợ được phân loại lại vào nhóm 3.

Nhóm 4 - Nợ nghi

ngờ

Quá hạn từ 181 – 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi 60 ngày vẫn chưa thu hồi được.

Nợ được phân loại lại vào nhóm 4.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng

mất vốn

Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên…

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

Nợ của KH là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

Việc phân loại nợ theo TT02 và TT09 của NHNN vừa dựa trên tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa trên tiêu chí khả năng thu hồi vốn đã giúp cho các NHTM đánh giá các khoản vay của mình và chất lượng tín dụng của ngân hàng mình.

- Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một kỳ báo cáo, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý, tổ chức vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = (Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân) *100% - Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, chất lượng tín dụng tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho KH vay.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

- Khả năng sinh lời: xét về cơ cấu thu nhập, thì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng, tỉ lệ thu từ hoạt động tín dụng cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, KH trả đầy đủ gốc và lãi, như vậy chất lượng tín dụng tốt.

Tỉ lệ thu nhập từ tín dụng = (Lãi từ hoạt động tín dụng/ Tổng lợi nhuận) * 100%

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, trong đó phải kể đến đầu tiên là các yếu tố từ chính ngân hàng, ngoài ra còn có các yếu tố từ phía KH, và các yếu tố khách quan khác.

1.2.3.1.Các yếu tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào chính sách tín dụng của NHTM, NHTM cần phải có chính sách tín dụng đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều KH, dẫn đến đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng và từ các sản phẩm dịch vụ khác.

- Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước nghiệp vụ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của CBTD và lãnh đạo ngân hàng có liên quan (chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra quá trình cho vay, thu hồi nợ). Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là cực kỳ quan trọng, trong bước này chất lượng tín dụng phụ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định KH và các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng NHTM. Bước kiểm tra quá trình cho vay sẽ giúp ngân hàng sớm ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra để đưa ra những hành động kịp thời để điều chỉnh hay can thiệp, từ đó cải thiện chất lượng tín dụng. Khâu thu nợ là một bước quan trọng cần được phát huy tích cực để ngân hàng có thể thu hồi lại vốn. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.

- Công tác tổ chức: các cán bộ, phòng ban trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng hay các cán bộ, phòng ban liên quan trước hết cần được triển khai và nắm rõ về kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh, về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể được phân công, đồng thời tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các phòng ban trong ngân hàng trong thực hiện nghiệp vụ, hay giữa ngân hàng với các tổ chức khác sẽ giúp cho quy trình tín dụng được thực hiện chính xác, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Năng lực và phẩm chất của nhân sự: Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ CBTD giỏi về chuyên môn (có năng lực phân tích và xử lý hồ sơ KH, đánh giá tài sản, giảm sát khoản vay…), được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí sử dụng, người CBTD cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người CBTD thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

- Thông tin tín dụng: hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như từ chính các ngân hàng (hồ sơ KH, từ phân tích của CBTD, từ thông tin lẫn nhau giữa các TCTD,…); hoặc từ KH (theo báo cáo tài chính, từ thực tế,…), hay là từ các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng; hoặc nguồn khác (báo chí, các cơ quan thông tấn, tòa án). Muốn nâng cao chất lượng tín

dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng: kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động tín dụng gồm những kiểm tra, kiểm soát về việc tuân thủ quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, kiểm tra định kỳ, đánh giá lại khoản vay, kiểm soát nghiệp vụ kế toán và các nghiệp vụ liên quan khác…nhằm có những ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các lỗi sai phạm, các nguy cơ, rủi ro tín dụng chủ quan và khách quan khác. Một hệ thống kiểm tra kiểm soát nói chung và kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng nói riêng tốt sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo ngân hàng thông tin đầy đủ và toàn diện về các khoản vay, giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng và giúp ngân hàng duy trì được HĐKD hiệu quả, thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Thiết bị máy móc, công nghệ phục vụ tác nghiệp: ngoài việc tuân thủ quy trình, chính sách, hay công tác về tổ chức, về chất lượng nhân sự, công tác kiểm tra kiểm soát, yêu cầu về thông tin thì phương tiện, công cụ phục vụ cho quá trình tác nghiệp và quản lý. Một ngân hàng có hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại với chi phí bỏ ra hợp lý với năng lực tài chính và phạm vi hoạt động sẽ giúp cho ngân hàng đem lại nhiều lợi nhuận do tiết kiệm về thời gian, nhân lực, thu hút được KH, giúp cho quá trình tổ chức, quản lý, kiểm tra được nhanh chóng, kịp thời, từ đó sẽ cải thiện chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 29)