Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 54)

Yên Sơn là huyện bao bọc thị xã Tuyên Quang, có các tuyến đƣờng giao thông thuỷ, bộ thuận tiện nối liền với các tỉnh phía Bắc. Đồng thời là huyện có quy mô diện tích và dân số đứng thứ 3 của tỉnh, có lực lƣợng lao động dồi dào, có điều kiện khả năng để phát triển một nền kinh tế tƣơng đối toàn diện: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch, trong đó nông nghiệp là chủ yếu. Đất đai là thế mạnh và là nguồn tài nguyên có ý nghĩa to lớn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong những năm gần đây, cùng với các địa phƣơng khác trong tỉnh, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã đƣợc các cấp chính quyền quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất chƣa thực sự đi vào nề nếp. Tính đến ngày 01/01/2007 đất đai của huyện đã đƣợc sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 90,26%, diện tích đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ 1,41% ( bao gồm: đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi đá chƣa sử dụng, núi đá không có rừng cây) và diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 8,33%

Trong đó: Đất nông nghiệp: toàn huyện có 109.134,89 ha, đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 22.013,8ha, chiếm 18,21% diện đất tự nhiên, bình quân 1.226,67m2/ ngƣời.

Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tƣơng đối lớn 87.121,1ha chiếm 72,05% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó, đất rừng sản xuất 30.865,20ha, đất rừng phòng hộ 55.643,70 ha, đất rừng đặc dụng 612,20ha. Nhìn chung đất lâm nghiệp hàng năm có sự thay đổi đáng kể, diện tích đất trống đồi núi trọc chƣa đƣợc tận dụng có hiệu quả để phát triển

lâm nghiệp cũng nhƣ cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân. Diện tích rừng trồng hàng năm có tăng nhƣng chất lƣợng rừng và trữ lƣợng rừng không cao. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng lâm sản trong tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng không ngừng tăng. Do vậy, trong những năm tới cần có định hƣớng xây dựng phát triển lâm nghiệp theo hƣớng ổn định và bền vững.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 10.066,90ha chiếm 8,33% tổng diện tích đất tự nhiên:

Đất chƣa sử dụng bao gồm các loại đất: đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi chƣa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp và đất núi đá không có rừng cây với diện tích là 1.708,20ha chiếm 1,41% tổng diện tích đất tự nhiên.

(Chi tiết cụ thể ở biểu đồ 4.1 và bảng 4.1)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Yên Sơn

90.26% 8.33% 1.41%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn TT Loại đất, loại rừng Mã số Diện tích TT Loại đất, loại rừng Mã số Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 120.910,0 100

A Đất nông nghiệp NNP 109.134,89 90,26

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22.013,8 18,21 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12.432,74 10,28

1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.605,85 5,46

1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi LUC 222,37 0,18 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 5.604,52 4,64

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.580,05 7,92

2 Đất lâm nghiệp LNP 87.121,1 72,05 2.1 Rừng đặc dụng RĐD 612,2 0,51 2.1.1 Có rừng 12100 566,3 0,47 2.1.1.1 Rừng tự nhiên HNK 261,2 0,22 2.1.1.2 Rừng trồng BHK 305,1 0,25 2.1.2 Chƣa có rừng 12120 45,9 0,04 2.2 Rừng Phòng hộ RPH 55.643,7 46,02 2.2.1 Có rừng 12210 45.741,4 37,83 2.2.1.1 Rừng tự nhiên RSN 36.722,4 30,37 2.2.1.2 Rừng trồng RST 9019 7,46 2.2.2 Chƣa có rừng 12220 9.902,3 8,19 2.3 Rừng sản xuất RSX 30.865,2 25,53 2.3.1 Có rừng 12310 21.237,7 17,56 2.3.1.1 Rừng tự nhiên RSN 7.121,5 5,89 2.3.1.2 Rừng trồng RST 14.116,2 11,67 2.3.2 Chƣa có rừng 12320 9.627,5 7,96

B Đất phi nông nghiệp PNN 10.066,9 8,33

1 Đất ở OTC 1.449,98 1,20

2 Đất chuyên dùng CDG 5.101,88 4,22

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công CTS 78,91 0,07

2.2 Đất an ninh, quốc phòng CQA 2.559,33 2,12

2.3 Đất sản xuất kinh doanh CSK 222,89 0,18

2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2.240,75 1,85

3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 10,7 0,01

4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 201,55 0,17 5 Đất sông suối, mặt nƣớc SMN 3.302,79 2,73

C Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 1.708,2 1,41

1 Đất bằng chƣa sử dụng BSC 393,7 0,33

2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DSC 323,61 0,27

4.1.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản

- Công tác giao đất lâm nghiệp của huyện Yên Sơn đã thực hiện qua nhiều giai đoạn:

+ Trƣớc năm 1998: Đã tiến hành giao đất theo nghị định 01/CP ngày 04/1/1995 và nghị định 02/CP của Chính phủ, nhƣng hiệu quả của công tác giao đất chƣa cao, trên địa bàn các xã vẫn nảy sinh việc tranh chấp đất làm cho công tác quản lý sử dụng đất nói chung và công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng gặp nhiều khó khăn.

+ Từ năm 1999 đến nay, thực hiện nghị định 163/1998/NĐ - TTg ngày 21/12/1998, nghị định 181/2004/NĐ – TTg ngày 29/10/2004 công tác giao đất lâm nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp vẫn chƣa đƣợc giao hết cho ngƣời dân, diện tích rừng chƣa có chủ còn nhiều. Do vậy, trong thời gian tới việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đƣợc tiếp tục tiến hành để rừng thực sự có chủ từ đó chủ rừng sẽ yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất lâm nghiệp.

- Theo công bố của chi cục Kiểm Lâm tỉnh Tuyên Quang thì diện tích đất Lâm nghiệp theo chủ quản đến 31/12/2006 đƣợc thể hiện ở bảng 4.2

* Đối với rừng tự nhiên:

Trên địa bàn huyện diện tích rừng tự nhiên còn 44.105,1ha chiếm 50,63% diện tích đất lâm nghiệp hiện có. Tuy nhiên, phần lớn rừng gỗ lá rộng có trữ lƣợng thấp chủ yếu là rừng nghèo (1.090,4ha) và rừng phục hồi (6.183,4ha). Rừng hỗn giao chủ yếu là rừng gỗ - tre nứa (21.964,3ha). Rừng tre nứa (10.781,1ha), còn lại là núi đá (4.085,9 ha) . Trong đó:

Rừng tự nhiên phòng hộ là: 36.722,4ha toàn bộ diện tích này đƣợc quản lý bởi UBND các xã.

Rừng tự nhiên đặc dụng là: 261,2ha, đây là diện tích rừng di tích lịch sử văn hoá do UBND xã quản lý.

Rừng tự nhiên sản xuất là: 7.121,5 ha, diện tích rừng này đƣợc quản lý bởi doanh nghiệp nhà nƣớc (2.605,5ha), hộ gia đình (1.157,0ha) và UBND các xã (3.359,0ha).

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản lý huyện Yên Sơn

* Đối với rừng trồng:

Diện tích rừng trồng hiện có trên địa bàn huyện là: 23.440,3ha chiếm 26,9% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng trồng có trữ lƣợng là 11.833,3ha chủ yếu trồng các loài cây: Keo, Mỡ, Bồ đề. Rừng chƣa có trữ lƣợng là 8.950,7ha, rừng trồng đặc sản chiếm diện tích không đáng kể: 194,3ha, còn lại là rừng tre nứa: 2.462,0 ha. Trong đó:

Rừng trồng đặc dụng là: 305,1ha diện tích này là di tích lịch sử văn hoá thuộc sự quản lý của UBND hai xã Kim Quan và Mỹ Bằng.

Rừng trồng phòng hộ là: 9.019,0ha đặt dƣới sự quản lý của BQL rừng. Rừng trồng sản xuất là: 14.116,2ha diện tích rừng này đƣợc quản lý bởi doanh nghiệp nhà nƣớc (2.950,4ha), hộ gia đình (1.173,1ha) và UBND các xã (9.992,7ha).

* Đối với đất chƣa có rừng: Toàn huyện hiện còn 19.575,7ha đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó đất trạng thái IA là: 10.113,5ha; đất trạng thái IB là 3.511,9; đất trạng thái IC là: 5.340,8ha còn lại 609,5ha là đất khác. Đây là quỹ đất trong tƣơng lai cần đƣợc quy hoạch cho trồng mới và khoanh nuôi phát triển vốn rừng của huyện.

* Đánh giá về độ che phủ của rừng:

Trong những năm qua nhờ có các chƣơng trình, dự án phát triển lâm nghiệp của Nhà nƣớc cùng với kế hoạch bảo vệ và phát triển vốn rừng của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ý thức của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng về môi trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao nên độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 55,88%. Trong đó xã Trung Minh có độ che phủ lớn nhất đạt tới 91,91%.

* Đánh giá chung

Trên địa bàn huyện diện tích rừng đặc dụng hiện có là 612,2ha; Rừng phòng hộ là 55.643,7ha; Rừng sản xuất là 30.865,2ha. Nhƣ vậy, quỹ đất dành cho rừng phòng hộ là lớn nhất, theo định hƣớng phát triển lâm nghiệp sẽ giảm bớt diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, mở rộng diện tích rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho công nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu, thu hút các cộng đồng dân cƣ tham gia xây dựng, quản lý rừng bền vững, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng xa. Vì vậy, việc rà soát, quy hoạch phân chia 3 loại rừng trên địa bàn huyện là hết sức quan trọng, cần thiết và góp phần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả luật bảo vệ và phát triển rừng đã đƣợc Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004.

4.1.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp của huyện * Về môi trường

Trong những năm qua huyện Yên Sơn đã bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng mới đƣợc 67.545,4ha, trong đó rừng phòng hộ là 45.741,4ha; rừng sản xuất là 21.237,7ha và rừng đặc dụng là 566,3ha.

(Số liệu báo cáo của Chi cục kiểm lâm Tuyên Quang).

Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nƣớc cho các nhánh của sông Lô, sông Phó Đáy và sông Gâm đồng thời ổn định nguồn nƣớc ngầm và chống bồi lấp lòng sông, lòng hồ và các công trình thuỷ lợi góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đảm bảo ổn định nguồn nƣớc sinh hoạt cho các khu vực thị trấn, những vùng lân cận, góp phần cải thiện điều kiện khí hậu theo hƣớng có lợi cho con ngƣời và cây trồng, hạn chế các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây ra hàng năm, đóng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen động thực vật, thực hiện đa dạng sinh học trên địa bàn, tạo môi trƣờng phát triển ổn định, bền vững.

* Về kinh tế

Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết đƣợc nhu cầu củi đun cho nhân dân, giải quyết đƣợc một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn.

Thông qua quá trình trồng rừng đã bƣớc đầu hình thành đƣợc vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy trong tƣơng lai, lƣợng gỗ khai thác từ rừng trồng hàng năm khoảng 37.500 – 39.000m3 [23], là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các xƣởng chế biến gỗ trên địa bàn huyện nói riêng cũng nhƣ các công ty chế biến lâm sản trong tỉnh nói chung. Đồng thời, là nguồn thu lớn cho các hộ gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho các địa phƣơng.

* Về xã hội

Việc hình thành và phát triển lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cƣ, ổn định đời sống cho ngƣời dân vùng nông thôn miền núi. Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng đồi đã thu hút đƣợc nhiều lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phƣơng, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thông qua phát triển lâm nghiệp, hàng năm huyện đã huy động đƣợc hàng vạn ngày công lao động tham gia nghề rừng. Đặc biệt khu vực ATK là nơi có tiềm năng phát triển du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên do các khu rừng đặc dụng và rừng trồng mang lại.

4.1.1.3. Những tồn tại và thách thức * Những tồn tại cơ bản

Trong những năm qua toàn huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, giải quyết các mục tiêu phòng hộ đầu nguồn, cải thiện môi trƣờng sinh thái. Nhƣng so với yêu cầu chung vẫn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đã đề ra.

- Đối với rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng non, rừng nghèo và rừng trung bình phân bố ở những nơi hẻo lánh, địa hình hiểm trở do đó công tác khoanh nuôi có trồng bổ sung gặp rất nhiều khó khăn.

- Rừng trồng (bao gồm rừng phòng hộ và rừng sản xuất): chất lƣợng chƣa cao. Rừng phòng hộ đơn điệu loài cây, tập đoàn cây trồng còn nghèo nàn, chƣa thực hiện đƣợc việc đa dạng hoá cây trồng.

- Rừng trồng kinh tế chỉ tập trung trồng một số loài nhƣ: Keo, Mỡ, kỹ thuật thâm canh rừng và công tác giống cây trồng chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ, do vậy rừng trồng có tốc độ sinh trƣởng chậm và trữ lƣợng thấp, chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh doanh.

- Công tác quy hoạch sử dụng đất vĩ mô chƣa thực sự đi vào cuộc sống, do vậy việc xác định đất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc xác định, phân chia 3 loại rừng mới chỉ giải quyết đƣợc trên bản đồ, chƣa có mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Sự không rõ ràng trong quy hoạch giữa phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp dẫn đến một số diện tích rừng trồng phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Các vùng nguyên liệu tuy đã có quy hoạch nhƣng thƣờng xuyên bị thay đổi, tính thực tiễn trong quy hoạch chƣa cao.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng chƣa huy động đƣợc đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia. Tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra, chƣa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Hàng năm hiện tƣợng cháy rừng vẫn xảy ra, chƣa có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để quản lý rừng có hiệu quả.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành còn thiếu đồng bộ về thông tin, quản lý điều hành. Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lƣợng cán bộ theo dõi về lâm nghiệp cấp huyện, xã thiếu và không ổn định, thiếu sự phổ cập, nâng cao về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn chậm so với yêu cầu thực tiễn. Việc giao đất cho hộ gia đình để trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại thực

hiện không có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng do vậy hiệu quả mang lại chƣa cao. Chƣa có các chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích ngƣời dân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng so với yêu cầu chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc, thiếu những giải pháp để phát triển đồng bộ, có hiệu quả.

- Thị trƣờng hàng hoá lâm sản vẫn còn bỏ ngỏ, thiếu thông tin, dự tính dự báo chƣa kịp thời nhằm định hƣớng cho sản xuất phát triển. Thị trƣờng tiêu thụ lâm sản không ổn định, nên dẫn đến thiếu sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.

* Những thách thức:

- Áp lực của sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm luôn là nguy cơ lớn đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

- Nhu sử dụng lâm sản, gỗ cho xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng ngày càng tăng nên áp lực đối với rừng tự nhiên ngày càng lớn, nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng vẫn còn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết của toàn xã hội.

- Diện tích đất trống đồi núi trọc của huyện tập trung ở những vùng đồi núi cao, đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng, mật độ dân cƣ ở vùng này thấp, đƣờng giao thông đi lại và vận chuyển cây cho trồng rừng gặp khó khăn.

- Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp còn hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn. Sự hạn chế này sẽ là rào cản đến quá trình bảo vệ, phát triển lâm nghiệp của huyện.

- Sự nhìn nhận của xã hội đối với ngành lâm nghiệp còn nhiều điểm hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)