Ƣớc tính vốn đầu tƣ, hiệu quả đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 88)

4.7.1. Ước tính đầu tư

Căn cứ vào quyết định 67/2004/QĐ – UB ngày 29 tháng 3 năm 2004 của UBND tỉnh về việc ban hành qui định tạm thời suất đầu tƣ trồng rừng, chăm sóc rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trồng đồng thời tham khảo định mức trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

định mức của dự án 661, nguyên liệu giấy thâm canh, Tổng công ty giấy Việt Nam và các chủ rừng khác….

- Suất đầu tƣ cho 1ha trồng rừng:

+ Vốn trồng Keo thâm canh (trồng, chăm sóc, bảo vệ) là: 12.754.000đ/ha + Vốn trồng Keo quảng canh (trồng, chăm sóc, bảo vệ) : 10.182.000đ/ha. + Vốn trồng Luồng (trồng, chăm sóc, bảo vệ): 8.290.000đ/ha.

(Chi tiết phụ biểu 08)

- Rừng trồng:

+ Khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng sau giai đoạn chăm sóc: 60.000đ/ha. + Khoanh nuôi: 60.000đ/ha.

- Rừng tự nhiên:

+ Khoanh nuôi, bảo vệ: 100.000đ/ha.

Với suất đầu tƣ nhƣ trên, tổng nhu cầu vốn đầu tƣ trồng rừng, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng cho cả rừng trồng và rừng tự nhiên là: 44.630.303.000 đồng, trong đó:

* Giai đoạn I: (2008 – 2012) dự kiến là: 13.530.263.000 đồng, trong đó: + Trồng rừng, chăm sóc rừng: 9.313.793.000đồng

+ Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: 42.264.443.000đồng - Giai đoạn II: (2013 -2017) là: 31.100.067.000đồng. + Trồng rừng, chăm sóc rừng: 26.608.034.000 đồng + Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: 4.502.033.000đồng

(Chi tiết phụ biểu 07)

* Nguồn vốn:

- Đối với rừng phòng hộ: vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc nhƣ Chƣơng trìng dự án 661 và các chƣơng trình đầu tƣ khác.

- Đối với rừng sản xuất: một số diện tích đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, còn lại chủ yếu nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh liên kết.

4.7.2. Ước tính hiệu quả a) Về kinh tế

Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên rừng nhằm từng bƣớc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân thông qua các hoạt động nhƣ: Khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng.

Sau khi phƣơng án quy hoạch đƣợc thực thi sẽ cải thiện chất lƣợng rừng về mặt sinh thái đồng thời nâng cao sản lƣợng rừng, đặc biệt là thông qua trồng rừng thâm canh.

* Hiệu quả đầu tƣ cho trồng 1ha Keo theo phƣơng thức thâm canh (thời gian 6 năm) với các dữ liệu nhƣ sau:

a. Đầu tƣ trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 15.562.976đ/ha b. Sản lƣợng bình quân: 120 m3/ha

c. Giá bán nguyên liệu tại nhà máy: 500.000đ/tấn d. Doanh thu: 60.000.000 đ/ha

e. Chi phí chặt hạ, vận chuyển, vận xuất 110.000đ/m3: 13.200.000đ/ha - Tổng chi phí: 28.762.976đ/ha

- Lãi ròng (cả chu kỳ kinh doanh 6 năm): 24.122.536đ/ha - Lãi ròng tính cho 1 năm/ha: 4.020.230đ/ha

- Hiệu suất sử dụng đồng vốn: 2,17

* Hiệu quả đầu tƣ cho trồng 1ha Keo theo phƣơng thức quảng canh (thời gian 8 năm) với các dữ liệu nhƣ sau:

a. Đầu tƣ trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 14.224.695đ/ha b. Sản lƣợng bình quân: 72 m3

/ha

c. Giá bán nguyên liệu tại nhà máy: 500.000đ/tấn

e. Chi phí chặt hạ, vận chuyển, vận xuất 110.000đ/m3: 7.920.000đ/ha d. Doanh thu: 36.000.000đ/ha

- Lãi ròng (cả chu kỳ kinh doanh 8 năm) : 9.916.578đ/ha - Lãi ròng tính cho 1 năm/ha: 1.239.595đ/ha

- Hiệu suất sử dụng đồng vốn: 1,72

* Hiệu quả đầu tƣ cho trồng 1ha Luồng (tính cho luân kỳ 1 năm thứ 8) với các dữ liệu nhƣ sau:

a. Đầu tƣ trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 12.262.501đ/ha b. Sản lƣợng bình quân: 12 tấn/ha/năm

c. Giá bán nguyên liệu tại nhà máy: 500.000đ/tấn d. Doanh thu: 36.000.000đ/ha.

- Tổng chi phí: 20.182.501đ/ha

- Lãi ròng ở kỳ I (sau 8 năm): 11.676.578đ/ha - Hiệu suất sử dụng đồng vốn: 1,98

Đầu tƣ trồng rừng Luồng sau 8 năm bắt đầu khai thác bán cho thị trƣờng nguyên liệu giấy. Với sản lƣợng bình quân đạt 12tấn/ha/năm, thì chỉ sau 8 năm là thu lại đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu và đến năm thứ 12 không những thu hồi đƣợc vốn mà còn thu đƣợc lợi nhuận để tái sản xuất.

(Chi tiết xem phụ biểu 04,05,06)

* Hiệu quả kinh tế trồng 1ha của từng loài cây đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho từng loài cây Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Loài cây

NPV(đồng) BCR IRR(%)

Keo thâm canh 24.169.784 2,17 36%

Keo quảng canh 9.964.007 1,73 19%

Luồng 11.676.578 1,98 19%

Từ bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ trồng 1 ha loài Keo thâm canh là cao nhất. Vì vậy, trong những năm tới huyện cần có những định

hƣớng cụ thể để nhân rộng diện tích rừng trồng thâm canh nâng cao sản lƣợng rừng góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời làm nghề rừng.

Theo dự tính sơ bộ tổng thu nhập sau khai thác của phƣơng án quy hoạch đạt 249.900,843 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ:

Gỗ: 484.236,9m3

x 500.000đ/m3 = 242.163.460.000 đồng Củi: 154.416,7ste x 90.000đ/ste = 5.752.833.000 đồng Luồng: 3.969tấn x 500.000đ/tấn = 1.984.500.000 đồng

Nhƣ vậy, qua số liệu ƣớc tính sản phẩm thu đƣợc từ rừng trồng có khả năng đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Sau khi phƣơng án quy hoạch đƣợc thực thi và đi vào hoạt động ổn định, sẽ đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng nhƣ nhu cầu về gỗ dân dụng của ngƣời dân địa phƣơng.

b) Về môi trường

- Ổn định và phát triển bền vững hệ thống 3 loại rừng, phấn đấu trong giai đoạn 2008 - 2010 độ che phủ của rừng đạt 61%; duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng đến những năm tiếp theo, phát huy khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nƣớc, giảm thiểu khả năng xói mòn, nâng cao tuổi thọ các công trình xây dựng phục vụ phát triển dân sinh kinh tế xã hội.

- Thông qua việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp sẽ từng bƣớc nâng cao chất lƣợng rừng bị suy kiệt trƣớc đây do bị khai thác quá mức.

- Ổn định môi trƣờng sinh thái, cải thiện nguồn nƣớc phục vụ đời sống sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

- Hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng ngoài những tác dụng nhƣ: phòng hộ bảo vệ môi trƣờng, nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn mang lại những giá trị du lịch sinh thái.

c) Về xã hội và an ninh quốc phòng

Bên cạnh tác dụng về kinh tế, môi trƣờng, rừng còn có tác dụng to lớn về mặt xã hội và an ninh quốc phòng.

- Thông qua các nội dung xây dựng, bảo vệ, phát triển 3 loại rừng, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ổn định cho đồng bào miền núi, hàng năm thu hút khoảng 4000 lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong vùng.

- Trình độ dân trí đƣợc cải thiện, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống của ngƣời dân trong vùng quy hoạch, từng bƣớc ổn định kinh tế, xã hội cũng nhƣ an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn miền núi, giảm dần khoảng cách kinh tế giữa miền núi và miền xuôi.

- Qua việc xây dựng các phƣơng án kinh doanh rừng bền vững giúp cho ngƣời dân đổi mới tƣ duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN -TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài “Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang” đã đạt đƣợc mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể:

- Đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội; hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện; đánh giá đƣợc hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng theo chủ quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp từ trƣớc đến thời điểm quy hoạch.

- Tìm hiểu những cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên Sơn dựa trên cơ sở luật pháp của Nhà nƣớc nhƣ: Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, các Quyết định, Nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp cũng nhƣ các văn bản, nghị quyết của địa phƣơng; điều kiện kinh tế xã hội. Đƣa ra một số dự báo cơ bản về dân số, sự đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng và nhu cầu sử dụng lâm sản của địa phƣơng. Từ đó, đề xuất những nội dung của quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn giai đoạn 2008 – 2017.

- Trên cơ sở các quan điểm, định hƣớng phát triển lâm nghiệp Việt Nam, cùng với các quan điểm định hƣớng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang cũng nhƣ của huyện Yên Sơn, quy hoạch sử dụng đất của huyện…Đề tài đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch các biện kinh doanh cho từng đối tƣợng cụ thể phù hợp với địa phƣơng theo hƣớng sử dụng tài nguyên rừng bền vững, cụ thể:

+ Trồng mới: 11.106 ha.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 6.591,5 ha. + Bảo vệ: 60.745,8 ha.

+ Khai thác rừng trồng: Gỗ là: 484.326,9 m3; Củi là: 154.416,7 ste; Luồng là: 198.450 cây.

- Đề tài đã đƣa ra các giải pháp về chính sách, tổ chức, quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

- Đề tài cũng sơ bộ dự tính đƣợc vốn đầu tƣ cho các hạng mục phát triển tài nguyên rừng, hiệu quả kinh tế cho một đơn vị diện tích.

- Xây dựng đƣợc hệ thống bản đồ cho huyện Yên Sơn gồm: (1) Bản đồ dạng đất.

(2) Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng. (3) Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng.

(4) Bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của huyện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh chính trị trong những năm tới.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện thời gian, nguồn nhân lực và kinh nghiệm hạn chế của bản thân nên đề tài còn một số hạn chế nhất định.

- Chƣa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất chất lƣợng cây trồng để tính toán hiệu quả kinh tế một cách chính xác.

- Hiệu quả môi trƣờng và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính. - Chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án khai thác cho rừng phòng hộ.

5.3. Kiến nghị

Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là hoạt động mang tính định hƣớng cho sự phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn nói chung cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời làm nghề rừng; hơn thế nữa, quy hoạch phát triển lâm nghiệp còn mang tính liên ngành. Vì vậy, để phƣơng án quy hoạch

phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn có hiệu quả và mang tính thực tiễn cao. Tác giả xin có một số kiến nghị nhƣ sau:

- UBND tỉnh: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên - Môi trƣờng, Chi cục Kiểm Lâm và các ngành liên quan phối hợp cùng với UBND huyện tiến hành triển khai các nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn.

- UBND huyện Yên Sơn: trên cơ sở quy hoạch đƣợc phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ cho Ban quản lý rừng phòng hộ, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của Luật đất đai 2003; Quy hoạch các cở sở kinh doanh chế biến lâm sản; Đầu tƣ xây dựng hệ thống vƣờn ƣơm quy mô, hiện đại đáp ứng yêu cầu trồng rừng theo hƣớng thâm canh; Lập dự án trồng rừng giai đoạn 2008 – 2017 nhằm phát triển 3 loại rừng của huyện có hiệu quả.

Công tác quy hoạch lại rừng huyện Yên Sơn có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhƣng các biện pháp bảo vệ sẽ hiệu quả hơn nếu đời sống và nhận thức của nhân dân đƣợc cải thiện. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh và các cấp thẩm quyền có các chính sách đầu tƣ hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế vùng, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của huyện, tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tƣ vào việc bảo vệ và phát triển rừng, tạo công ăn việc làm hơn nữa để giải quyết lao động dƣ thừa, làm giảm sức ép đến tài nguyên rừng. Đồng thời cũng cần thiết tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế các tác động tiêu cực đến rừng. Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, xây dựng các quy chế, quy ƣớc thôn bản ...

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3

1.1. Trên thế giới ... 3

1.1.1. Quy hoạch vùng ... 3

1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ... 6

1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp ... 6

1.2. Ở Việt Nam ... 8

1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh ... 8

1.2..2. Quy hoạch nông nghiệp huyện ... 9

1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp ... 10

Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ ... 20

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 20

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ... 20

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 20

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ... 20

2.3. Nội dung nghiên cứu ... 20

2.3.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên Sơn ... 20

2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản của QHLN huyện Yên Sơn ... 21

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 21

2.4.1. Điều tra điều kiện cơ bản và thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ cho nghiên cứu ... 21

2.4.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu ... 22

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 25

3.1. Điều kiện tự nhiên ... 25

3.1.1. Vị trí địa lý ... 25

3.1.3.Địa chất, thổ nhƣỡng ... 26

3.1.4. Khí hậu ... 28

3.1.5. Hệ thống sông suối, thuỷ văn ... 29

3.1.6. Các nguồn tài nguyên ... 30

3.2. Tình hình kinh tế, xã hội ... 33

3.2.1. Dân cƣ, phân bố dân cƣ ... 33

3.2.2. Cơ sở hạ tầng ... 34

3.2.3. Y tế, văn hoá, giáo dục ... 35

3.3. Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện ... 35

3.4.1. Về điều kiện tự nhiên ... 37

3.4.2. Về điều kiện kinh tế xã hội ... 38

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 40

4.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp của huyện Yên Sơn ... 40

4.1.1. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai của huyện ... 40

4.1.2. Cơ sở pháp lý ... 50

4.1.3 . Cơ sở về điều kiện kinh tế - xã hội ... 53

4.1.4. Định hƣớng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn ... 56

4.3. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Yên Sơn... 61

4.4. Đề xuất những nội dung cơ bản của QHLN huyện Yên Sơn ... 65

4.4.1. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn ... 66

giai đoạn 2008 – 2017 ... 66

4.4.2. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng ... 67

4.4.3. Quy hoạch biện pháp kinh doanh, lợi dụng tổng hợp rừng ... 76

4.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch ... 76

4.5.1. Giải pháp về tổ chức ... 76

4.5.2. Giải pháp về chính sách ... 78

4.5.3. Giải pháp về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ... 79

4.5.4. Giải pháp khoa học công nghệ cho từng loại rừng. ... 81

4.6. Tiến độ thực hiện quy hoạch rừng giai đoạn 2008 - 2017 ... 83

4.7. Ƣớc tính vốn đầu tƣ, hiệu quả đầu tƣ ... 84

4.7.1. Ƣớc tính đầu tƣ... 84

4.7.2. Ƣớc tính hiệu quả ... 86

Chƣơng 5: KẾT LUẬN -TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ... 90

5.1. Kết luận ... 90

5.2. Tồn tại ... 91

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)