4.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Sơn
- Nền kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao, song so với tiềm năng và yêu cầu phát triển thì tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản xuất lƣơng thực quy ra thóc đạt 475kg/ngƣời/năm (năm 2006). Diện tích và sản lƣợng cây công nghiệp (Chè, Mía) ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển. Sản phẩm chăn nuôi kém
đa dạng; Nông lâm nghiệp chƣa tạo đƣợc nguồn nguyên liệu có quy mô và chất lƣợng ổn định cho phát triển công nghiệp.
- Cơ sở vật chất hạ tầng còn nghèo nàn, yếu kém, chƣa đồng bộ với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập WTO. Trên địa bàn huyện có lƣợng tài nguyên khoáng sản tƣơng đối lớn song việc quản lý khai thác và tiêu thụ còn chƣa có quy hoạch cụ thể nên hiệu quả mang lại chƣa cao.
- Công nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, sản xuất công nghiệp chƣa vững chắc, sản phẩm chất lƣợng hàng hoá chƣa cao và hiệu quả thấp, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Tỷ lệ tăng dân số ở mức tƣơng đối cao (1,6%) gây áp lực đối với đất đai và xã hội về lao động việc làm. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (30,29%), lao động thiếu việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định là những vấn đề cần tập trung giải quyết.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần còn nhiều hạn chế, nhất là tiềm năng trong dân, tình trạng thu ngân sách chƣa triệt để, chƣa có tích luỹ nhiều từ nội bộ nền kinh tế.
4.1.3.2. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai
Với diện tích đất tự nhiên 120.910ha, đất đã sử dụng chiếm hơn 90%, đất chƣa sử dụng chiếm một tỷ lệ không đáng kể 1,41%. Tuy nhiên, xét về mặt diện tích cũng nhƣ các chỉ tiêu bình quân về đất đai, huyện Yên Sơn là một trong những huyện có diện tích lớn và mật độ dân số không cao, song việc sử dụng đất ở đây vấn còn tồn tại một số vấn đề:
- Chƣa tập trung khai thác hết tiềm năng của đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động để phát triển kinh tế. Đầu tƣ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nhân rộng các mô hình điển hình còn hạn chế. Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, quản lý và tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chƣa thích đáng.
- Công nghiệp phát triển chƣa cao, công nghệ và máy móc còn lạc hậu. Công tác quy hoạch, quản lý, duy tu, bảo dƣỡng các công trình hạ tầng nhƣ giao thông, thuỷ lợi …mức đầu tƣ thực tế còn thấp.
- Dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn và trung tâm huyện do đó việc giao đất dùng vào mục đích ở và các công trình phục vụ đời sống của ngƣời dân tại các khu vực này là vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết.
- Do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới nên việc phân bố, bố trí sử dụng đất đai cần đƣợc tính toán, cân nhắc, tìm ra phƣơng pháp, mô hình hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đặc biệt việc bố trí xây dựng các khu công nghiệp, các công trình sản xuất, cở sở hạ tầng tại nơi đông dân.
- Để cải thiện và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân thì hàng loạt các công trình phục vụ đời sống văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi nhƣ: nhà văn hoá thôn xóm, nhà thi đấu, trƣờng học... cũng phải đƣợc cải tạo và mở rộng kết hợp với xây mới. Đây là một thách thức đòi hỏi cần phải có sự quy hoạch hợp lý về không gian và thời gian.
- Một mặt đảm bảo an ninh lƣơng thực cho toàn huyện, do đó giữ nguyên diện tích đất sản xuất lƣơng thực, mặt khác phát huy tối đa khả năng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, đồng thời mở rộng diện tích trồng cây lƣơng thực ngắn ngày có hiệu quả cao nhƣ: Ớt Đà Lạt, Khoai tây...
- Việc khai thác các nguồn tài nguyên (đá, quặng sắt) phục vụ xây dựng cơ bản và công nghiệp không theo định hƣớng và quy hoạch cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho việc sử dụng đất đai.
4.1.3.3. Những dự báo cơ bản * Dự báo về sự gia tăng dân số
Căn cứ vào số liệu của cục thống kê tỉnh Tuyên Quang qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, khả năng thực hiện các chính sách dân số của huyện,
dự báo dân số toàn huyện năm 2010 là 199.147 ngƣời; đến năm 2017 là 215.449 ngƣời [25]. Dự đoán cơ cấu dân số của huyện trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch, dân số sống ở vùng nông thôn sẽ giảm, dân số thành thị và các khu công nghiệp sẽ tăng. Nhƣng lực lƣợng lao động trong ngành nông lâm nghiệp không giảm. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho các cấp chính quyền ở địa phƣơng.
* Sự đói nghèo: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30,29% xuống dƣới 15% vào năm 2010( theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010) [25,Tr. 61] và phấn đấu đến năm 2020 không còn hộ nghèo. Đây là một nhiệm vụ khó khăn với chính quyền địa phƣơng.
* Sự phụ thuộc vào rừng: Dự báo trong những năm tới cùng với những chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của Đảng và Chính Phủ cũng nhƣ của địa phƣơng hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện sẽ gia tăng dƣới nhiều hình thức nhƣ: phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp và sự tham gia của ngƣời dân vào phát triển rừng. Dự kiến lao động tham gia vào nghề rừng và các hoạt động lâm nghiệp tiếp tục tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.
* Nhu cầu sử dụng lâm sản
Trong những năm tới nhu cầu gỗ phục vụ cho nguyên liệu giấy, chế biến gỗ của một số nhà máy, công ty trong khu vực rất lớn. Đến năm 2010 nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng là 1,73 triệu m3, tre nứa 335.000tấn; năm 2015 nhu cầu gỗ rừng trồng là 1,53 triệu m3, tre nứa 500.000tấn; năm 2020 nhu cầu gỗ rừng trồng là 1,53 triệu m3; tre nứa 500.000tấn. Cụ thể phân ra nguyên liệu bột giấy và nguyên liệu chế biến khác [27].
(Chi tiết xem phụ biểu 02)
4.1.4.1. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn
Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020; Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Sơn giai đoạn 2006 - 2010; quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010 -2020. Quan điểm phát triển lâm nghiệp của huyện đƣợc xác định nhƣ sau:
- Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) đã hoàn thành vào cuối năm 2006 và đến đầu năm 2007 sẽ ứng dụng số liệu tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp và bản đồ quy hoạch 3 loại rừng mới nhất đƣợc Bộ Nông nhiệp và PTNT phê duyệt, từ đó làm cơ sở cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở số liệu rà soát 3 loại rừng, tiến hành bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên hiện có bằng các giải pháp kỹ thuật, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm động viên đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng suy thoái rừng.
- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của các thảm thực vật rừng trên đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng thay thế trên đất trống trảng cỏ và đất trống cây bụi thiếu tái sinh nếu có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật.
- Sử dụng đất trống đồi núi trọc phải gắn liền với công tác giao đất giao rừng cho nhân dân ổn định lâu dài, nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân trên cơ sở phát triển bền vững, cân bằng sinh thái.
- Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ đầu nguồn các con sông, hồ nhằm bảo vệ nguồn nƣớc phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nƣớc phục vụ sinh hoạt cho thị xã Tuyên Quang, Yên Sơn và ổn định diện tích đất canh tác nông nghiệp.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy. Từng bƣớc nghiên cứu đƣa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phòng hộ và giá trị của rừng.
- Từng bƣớc cải thiện chất lƣợng rừng bằng các biện pháp thâm canh rừng nhằm tăng sản lƣợng rừng, vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu phòng hộ.
- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với xóa đói giảm nghèo. Gắn phát triển lâm nghiệp với việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng trong vùng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Phát triển lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Cơ bản chuyển hƣớng phát triển lâm nghiệp hiện nay theo hƣớng xã hội hoá nghề rừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng; rừng phải có chủ, trong đó nhà nƣớc tập trung quản lý diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu.
- Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trƣờng sinh thái; trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, tạo sản ra phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
- Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng làm tốt công tác bảo vệ rừng, nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển kinh tế du lịch; phát huy lợi thế sinh thái của huyện để đẩy mạnh việc trồng rừng và khai thác bền vững rừng sản xuất, bảo đảm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy An Hoà cũng nhƣ nhu cầu dân dụng khác; nâng cao tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của huyện.
4.1.4.2. Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn
Trên cơ sở định hƣớng trên, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn đƣợc xác định nhƣ sau:
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trƣờng, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Nâng độ che phủ của rừng từ 55,88% năm 2006 (số liệu cập nhật của Chi cục kiểm lâm Tuyên Quang) lên 61% vào năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng trên 61% vào năm 2017.
Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn 2 con sông chính (sông Lô, sông Phó Đáy).
- Quy hoạch điều chỉnh lại đối tƣợng đất trống đồi núi trọc có độ dốc nhỏ, địa hình thuận lợi cho đối tƣợng sản xuất. Chú trọng việc trồng lại rừng, nâng
cao năng suất chất lƣợng rừng trồng. Dự kiến đến năm 2017 diện tích đất có rừng sẽ là 67.545,5ha; trồng cây phân tán 1.050.000 cây.
- Năng suất, sản lƣợng rừng:
Qua số liệu của các lâm trƣờng cho thấy rừng trồng có lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 13m3/ha. Tuy nhiên, rừng trồng của các hộ gia đình do chƣa áp dụng các biện pháp thâm canh, công tác giống chƣa đƣợc quan tâm đúng mức cho nên lƣợng tăng trƣởng bình quân chỉ đạt từ 7 – 8m3/ha.
(Chi tiết ở bảng 4.3)
Bảng 4.3. Năng suất rừng trồng huyện Yên Sơn
Đơn vị: m3
/ha/chu kỳ
Năm
Năng suất bình quân rừng trồng sản xuất
của lâm trƣờng
Năng suất bình quân rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình 2002 60 - 80 35 – 40 2003 60 - 80 35 – 40 2004 80 - 90 40 -45 2005 90 - 100 40 -45 2006 90 -100 45 -50
+ Đối với rừng tự nhiên: Từ năm 2007 trở đi tiến hành khoanh nuôi bảo vệ kiểu trạng thái IC có diện tích là 5.340,83ha, bằng các biện pháp lâm sinh tác động hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng rừng tự nhiên đảm bảo mục tiêu phòng hộ đầu nguồn 2 con sông chính (sông Lô, sông Phó Đáy),
+ Đối với rừng trồng: Để giải quyết các nhu cầu về gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến trong các năm tới phải tổ chức trồng rừng thâm canh tạo nguồn nguyên liệu, có các giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác để tạo khu
rừng trồng nguyên liệu chuyên canh đạt tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 15 - 20 m3/ha/năm.
- Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân sống trong khu vực rừng phòng hộ thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Dự kiến lƣợng lao động thu hút hàng năm khoảng 4.000 ngƣời. Thông qua việc giao nhận, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng thu nhập của ngƣời lao động sẽ đƣợc gia tăng thêm bình quân hàng năm từ khoảng 3,5 - 4triệu. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp phần thực hiện chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo của huyện.
Tóm lại:
Căn cứ vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thuỷ văn và định hƣớng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp và đất rừng trồng sau khai thác. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ, tranh thủ các nguồn vốn của các dự án trong và ngoài nƣớc để trồng rừng, đƣa diện tích có rừng đến năm 2017 đạt 67.545,5ha, độ che phủ trên 61%.
4.3. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Yên Sơn
Căn cứ vào các tiêu chí phân 3 loại rừng, văn bản số 606/HD-SNN ngày 04/5/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu cơ sở về rà soát, quy hoạch phân 3 loại rừng thuộc tỉnh Tuyên Quang"; Hiện trạng đất lâm nghiệp huyện; điều kiện kinh tế - xã hội;