Năng suất rừng trồng huyệnYên Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 64)

Đơn vị: m3

/ha/chu kỳ

Năm

Năng suất bình quân rừng trồng sản xuất

của lâm trƣờng

Năng suất bình quân rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình 2002 60 - 80 35 – 40 2003 60 - 80 35 – 40 2004 80 - 90 40 -45 2005 90 - 100 40 -45 2006 90 -100 45 -50

+ Đối với rừng tự nhiên: Từ năm 2007 trở đi tiến hành khoanh nuôi bảo vệ kiểu trạng thái IC có diện tích là 5.340,83ha, bằng các biện pháp lâm sinh tác động hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng rừng tự nhiên đảm bảo mục tiêu phòng hộ đầu nguồn 2 con sông chính (sông Lô, sông Phó Đáy),

+ Đối với rừng trồng: Để giải quyết các nhu cầu về gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến trong các năm tới phải tổ chức trồng rừng thâm canh tạo nguồn nguyên liệu, có các giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác để tạo khu

rừng trồng nguyên liệu chuyên canh đạt tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 15 - 20 m3/ha/năm.

- Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân sống trong khu vực rừng phòng hộ thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Dự kiến lƣợng lao động thu hút hàng năm khoảng 4.000 ngƣời. Thông qua việc giao nhận, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng thu nhập của ngƣời lao động sẽ đƣợc gia tăng thêm bình quân hàng năm từ khoảng 3,5 - 4triệu. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp phần thực hiện chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo của huyện.

Tóm lại:

Căn cứ vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thuỷ văn và định hƣớng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp và đất rừng trồng sau khai thác. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ, tranh thủ các nguồn vốn của các dự án trong và ngoài nƣớc để trồng rừng, đƣa diện tích có rừng đến năm 2017 đạt 67.545,5ha, độ che phủ trên 61%.

4.3. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Yên Sơn

Căn cứ vào các tiêu chí phân 3 loại rừng, văn bản số 606/HD-SNN ngày 04/5/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu cơ sở về rà soát, quy hoạch phân 3 loại rừng thuộc tỉnh Tuyên Quang"; Hiện trạng đất lâm nghiệp huyện; điều kiện kinh tế - xã hội; định hƣớng phát triển lâm nghiệp của huyện. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Yên Sơn đƣợc tổng hợp ở bảng sau (bảng 4.4)

Theo bảng 4.8 tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2020 không thay đổi so với năm 2007. Tuy nhiên, với từng loại đất cụ thể có sự thay đổi so với hiện trạng:

Đất rừng đặc dụng đến năm 2020 còn 171,2ha giảm 441ha chuyển sang cho rừng sản xuất. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng giảm 220,2ha cho rừng sản xuất; Đất có rừng trồng đặc dụng giảm 174,9ha chuyển sang cho rừng sản xuất và đất chƣa có rừng chuyển sang rừng sản xuất 45,9ha.

Đất rừng phòng hộ đến năm 2017 còn 21.999,4ha giảm 33.644,3ha, toàn bộ diện tích này đƣợc chuyển sang cho rừng sản xuất. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất 20.479,7ha, rừng trồng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất 7.548,4ha, đất chƣa có rừng chuyển sang rừng sản xuất 5.616,2ha.

Đất rừng sản xuất đến năm 2020 tăng lên 34.085,3ha, phần lớn đất rừng sản xuất tăng lên do đƣợc chuyển từ đất rừng phòng hộ sang cụ thể là: 33.644,3ha; phần còn lại là do rừng đặc dụng chuyển sang (441ha).

(Chi tiết xem phụ biểu 03)

Thực hiện theo đúng quan điểm và định hƣớng đặt ra, kế hoạch đến năm 2017 toàn huyện trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ đƣợc 67.545,5ha. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện sẽ đƣợc khai thác sử dụng đúng mục đích và phân định ranh giới 3 loại rừng ngoài thực địa sẽ đƣợc đóng mốc trên từng lô, khoảnh và tiểu khu. Cây phân tán đƣợc trồng ở những địa điểm nhƣ: Ven lộ, trƣờng học, công sở, bệnh viện... Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện trồng đƣợc 1.050.000 cây tƣơng đƣơng 656,25 ha. Lƣợng cây phân tán này không những tạo ra bóng mát mà còn góp phần bảo vệ môi trƣờng và cung cấp một phần gỗ củi cho ngƣời dân.

Bảng 4.5. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Yên Sơn theo chủ quản lý

Rừng phòng hộ: 21.999,4ha (Rừng tự nhiên: 16.242,7ha; rừng trồng: 1.470,6ha; đất chƣa có rừng 4.286,1ha). Trong đó diện tích rừng phòng hộ chủ yếu là do UBND các xã quản lý (21.004,2ha), diện tích còn lại đƣợc giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (995,1ha).

Rừng sản xuất: 64.950,5ha (Rừng tự nhiên: 27.821,5 ha; rừng trồng: 21.839,5ha; đất chƣa có rừng 15.289,5ha). Trong đó UBND các xã quản lý: 28.596,6ha; hộ gia đình quản lý: 2.1028,7ha; doanh nghiệp nhà nƣớc quản lý: 10.184,4ha; các tổ chức liên doanh quản lý: 5.125,9ha; còn lại đƣợc giao cho ban quản lý: 14,9ha.

Rừng đặc dụng: 171,2ha ( rừng tự nhiên: 41ha; rừng trồng: 130,2ha), toàn bộ diện tích này thuộc di tích văn hoá do UBND xã quản lý.

Các số liệu trên đã có sự thống nhất giữa UBND huyện Yên Sơn và Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc bộ là đơn vị trực tiếp thực hiện thi công rà soát, có sự giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi thống nhất số liệu với địa phƣơng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và Sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang tổ chức cuộc hội thảo các vấn đề liên quan trình trƣớc Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nên các số liệu trên là chính xác và có sự thống nhất giữa các Sở ban ngành liên quan. Do đó, các số liệu trên đƣợc sử dụng cho công tác lập kế hoạch quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên Sơn giai đoạn 2008 – 2017.

4.4. Đề xuất những nội dung cơ bản của QHLN huyện Yên Sơn

Dựa trên định hƣớng phát triển 3 loại rừng của huyện Yên Sơn, trên cơ sở kết quả rà soát lại 3 loại rừng của huyện, việc tiến hành qui hoạch phát triển lâm nghiệp cho huyện giai đoạn 2008 – 2017 chỉ tập trung vào các diện tích rừng và đất lâm nghiệp do hộ gia đình, UBND xã quản lý.

Các diện tích rừng thuộc các đơn vị lâm trƣờng, Ban quản lý, trung tâm xí nghiệp giống việc kinh doanh, sử dụng đƣợc thực hiện theo quy chế quản lý 3 loại rừng và việc phát triển rừng sản xuất sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của sở nông nghiệp, Tổng công ty Giấy Việt Nam, công ty cổ phần giấy An Hoà - tỉnh Tuyên Quang.

4.4.1. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn

Từ những kết quả ở trên, chúng tôi tiến hành quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn giai đoạn 2008 – 2017 nhƣ sau:

Bảng 4.6. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Yên Sơn giai đoạn 2008 – 2017 Đơn vị: Ha TT Hạng mục Trồng Chăm sóc ( 3 năm đầu) Khoanh nuôi Bảo vệ Khai thác 1 Rừng phòng hộ 0 0 3.250,4 16.885,9 0 1,1 Rừng tự nhiên 3.250,4 15.644,9 1,2 Rừng trồng 0 0 1.241,1 2 Rừng sản xuất 11.106,0 22.429,2 3.337,2 43.688,7 7.139,0 2,1 Rừng tự nhiên 0 0 3.337,2 24.967,7 2,2 Rừng trồng 11.106,0 22.429,2 18.721,0 7.139,0 3 Rừng đặc dụng 0 0 3,9 171,2 0 3,1 Rừng tự nhiên 0 0 3,9 41,0 3,2 Rừng trồng 0 0 0 130,2 Tổng 11.106,0 22.429,2 6.591,5 60.745,8 7.139,0

- Trồng rừng: Những diện tích đất chƣa có rừng (IA, IB) sẽ đƣợc tiến hành trồng mới và trồng trên những diện tích rừng sau khai thác.

- Chăm sóc: Toàn bộ diện tích rừng mới đƣợc trồng trong kỳ quy hoạch đều đƣợc chăm sóc 3 năm đầu.

- Khoanh nuôi: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trên những diện tích đất có khả năng tái sinh (IC) là 6.591,5 ha.

- Bảo vệ tài nguyên rừng hiện có (rừng trồng và rừng tự nhiên) là: 60.745,8ha, trong đó rừng phòng hộ là: 16.885,9 ha, rừng sản xuất là: 43.668,7ha và rừng đặc dụng là: 171,2 ha.

- Khai thác: Trên diện tích rừng trồng hiện có trữ lƣợng và diện tích rừng trồng mới trên đất IA, IB nguyên liệu giấy của các hộ gia đình và UBND xã khi đến kỳ thai thác, theo Quyết định 40/2005/QĐ - BNN ngày 07/07/2005 của Bộ NN & PTNT.

4.4.2. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

4.4.2.1. Quy hoạch các biện pháp quản lý rừng phòng hộ

Theo kết quả rà soát 3 loại rừng của tỉnh Tuyên Quang, rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Yên Sơn chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn. Do vậy việc đề xuất các biện pháp kinh doanh cho rừng phòng hộ phải phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.

* Do diện tích rừng phòng hộ của địa phƣơng còn nhiều nên trong giai đoạn 2008 – 2017 không tiến hành quy hoạch không trồng thêm rừng phòng hộ mà chỉ quy hoạch bảo vệ, khoanh nuôi những diện tích rừng phòng hộ hiện còn.

- Rừng phòng hộ là tự nhiên: + Khoanh nuôi: 3.250,4ha + Bảo vệ: 15.644,9ha

- Rừng phòng hộ là rừng trồng: + Bảo vệ: 1.241,1ha

* Vốn đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ:

Tổng diện tích rừng phòng hộ đến cuối kỳ quy hoạch cần bảo vệ là: 16.885,9 ha và khoanh nuôi là: 3.250,4 ha.

- Định mức khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ: + Rừng tự nhiên : 100.000đ/ha

+ Rừng trồng: 60.000đ/ha

- Tổng vốn đầu tƣ (10 năm): 424.700.000 đồng.

4.4.2.2. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng sản xuất

Rừng sản xuất đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Trên địa bàn huyện Yên Sơn có 2 đối tƣợng:

+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên. + Rừng sản xuất là rừng trồng.

1) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Tổng diện tích rừng tự nhiên của huyện đƣợc quy hoạch đến năm 2017 cho hộ gia đình và UBND các xã là: 24.967,7 ha. Trong đó có 107,1ha rừng tre nứa đã đƣợc giao cho hộ gia đình quản lý theo nghị định 163/1999/NĐ – CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ. Còn 24.860,6 ha vẫn do UBND các xã quản lý chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng gỗ xen lẫn tre nứa sản lƣợng và trữ lƣợng thấp [27]. Do đó, chứng tôi đề xuất biện pháp tác động chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ tất cả diện tích rừng hiện có.

- Định mức khoanh nuôi, bảo vệ: 100.000đ/ha - Tổng vốn đầu tƣ dự kiến: 249.700.000/10năm

2) Rừng sản xuất là rừng trồng

Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng trồng sản xuất của huyện Yên Sơn là khá lớn 11.537,4 ha, những diện tích rừng sản xuất này sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy chế biến gỗ và nhà máy giấy của địa phƣơng, đây cũng là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh rừng.

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2017 lƣợng gỗ nguyên liệu phục vụ các nhà máy giấy trong tỉnh và các vùng lân cận là không đủ. Đặc biệt là nhà máy giấy An Hoà đi vào hoạt động vào cuối năm 2009 với công suất 130.000 tấn/năm. Do vậy, việc trồng rừng phải đƣợc tiến hành ngay trong năm 2008, với đối tƣợng là cây nguyên liệu sợi ngắn và cây nguyên liệu sợi dài.

a. Lựa chọn phương án kinh rừng

Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu, định hƣớng phát triển lâm nghiệp của huyện và điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Phƣơng án trồng rừng và chăm sóc trên địa bàn huyện Yên Sơn nhƣ sau:

* Phương án I:

Sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc (IA,IB) và đất rừng sau khai thác vào trồng rừng nguyên liệu sợi ngắn theo phƣơng thức thâm canh 100% diện tích, đồng thời trồng Luồng để thay thế dần nguyên liệu sợi dài từ rừng tự nhiên.

Đối tƣợng: đất IA, IB và đất rừng sau khai thác có khả năng tiếp cận để trồng rừng nguyên liệu giấy .

- Ƣu điểm: Nâng cao sản lƣợng rừng, đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy, đồng thời thực hiện tốt chƣơng trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Chủ động một phần nguyên liêu sợi dài.

- Nhƣợc điểm: Thâm canh trên diện rộng sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp cây giống, quản lý, kỹ thuật… suất đầu tƣ cao, chi phí trồng rừng lớn dẫn đến giá thành nguyên liệu cao.

* Phương án II:

Trồng rừng nguyên liệu sợi ngắn theo phƣơng thức thâm canh 30%, quảng canh 70% diện tích, đồng thời trồng Luồng để thay thế dần nguyên liệu sợi dài từ rừng tự nhiên.

- Ƣu điểm: Sử dụng có hiệu quả quỹ đất trống đồi núi trọc vào sản xuất kinh doanh, tận dụng đƣợc diện tích đất dốc và không tập trung để trồng rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm suất đầu tƣ.

- Nhƣợc điểm: Năng suất rừng trồng quảng canh thấp, chu kỳ kinh doanh dài, diện tích rừng trồng hàng năm tăng.

Từ những so sánh trên cho thấy cả hai phƣơng án trồng và chăm sóc rừng đều có những mặt tích cực là chủ yếu, nhƣng ở mỗi phƣơng án cũng có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, qua những phân tích cho thấy phƣơng án II tỏ ra có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, do vậy cần áp dụng vào sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống của ngƣời dân, cải thiện điều kiện môi sinh thái.

b. Đề xuất tập đoàn cây trồng

Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều loài cây đƣợc lựa chọn để trồng phục vụ nhu cầu nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, Keo và Luồng là những loài tỏ ra là thích ứng nhất với điều kiện lập địa, điều kiện khí hậu của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, đến từ năm 2008 – 2017 rừng sản xuất đƣợc trồng trên diện tích đất trống IA, IB và đất rừng sau khai thác là: 11.106ha.

Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả cần chọn loài cây trồng phù hợp và chú ý biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc.

* Nguyên tắc xác định loài cây ưu tiên trồng rừng nguyên liệu giấy

- Loài cây có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng, có khả năng thích ứng với biên độ sinh thái rộng.

- Hiệu quả đầu tƣ cao.

- Có giống tốt, chủ động về nguồn giống và phƣơng thức nhân giống hàng loạt.

- Có khả năng đề kháng cao với các loại sâu bệnh hại.

- Có tác dụng cải thiện môi trƣờng.

* Đối tƣợng trồng rừng: Toàn bộ diện tích đất chƣa có rừng (trạng thái IA, IB ) trong quy hoạch rừng sản xuất và đất rừng sản xuất sau khai thác.

Bảng 4.7. Tập đoàn cây trồng cho rừng sản xuất

TT Loài cây Tên khoa học Mục đích

1 Keo tai tƣợng Acacia Mangium Sản xuất

2 Keo lai Acacia Mangium+ A.aucriculiformis Sản xuất 3 Keo lá tràm Acacia aucriculiformis Sản xuất 4 Luồng Dendrocalanus membranceus Munro Sản xuất

c. Kỹ thuật trồng các loài cây.

* Kỹ thuật trồng rừng thâm canh ( Keo)

- Đối tƣợng: Những diện tích đất trống đồi núi trọc thuộc dạng đất ở đai cao dƣới 700m, độ dốc < 350 đƣa vào trồng rừng.

- Khối lƣợng: 2.323,3 ha - Biện pháp kỹ thuật:

+ Xử lý thực bì và làm đất: Nơi đất có độ dốc > 250 thì xử lý thực bì toàn diện và làm đất cục bộ theo hố.

+ Mật độ trồng: 1660 cây/ha, bón lót trƣớc khi trồng.

+ Tạo giống bằng phƣơng pháp cây con từ hạt hoặc giâm hom cấy trong bầu. Nên lấy giống Keo ở các đơn vị đƣợc phép sản xuất giống (Các dòng Keo sinh trƣởng, phát triển mạnh, năng suất cao, chất lƣợng làm giấy tốt) đã đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận cho triển khai trồng làm nguyên liệu sản xuất ở vùng trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)