Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam 1951 2019

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 36)

Biểu đó tốc độ gia tàng dân sổ Việt Nam - Danso.org

I I Tỳ lệ %

1951 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2017

Nguồn: https://danso.org - Tiếp theo, về số người sử dụng thiết bị công nghệ như: máy tính bảng, điện thoại thơng minh, laptop . . . Trong đó phải nói đến điện thoại thơng minh, nó đã trở nên rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Điều này thể hiện rõ rệt thông qua việc tiêu thụ di động thơng minh trên tồn quốc trong các năm gần đây. Theo thống kê về hành vi của người sử dụng điện thoại 2017 được công bố bởi Nielsen Việt Nam, tỉ lệ về người dùng di động thông minh hay (smartphone) chiếm 84% so với tổng số người đang sử dụng các thiết bị di động thông thường trong năm 2017, tăng hơn 6% so với năm 2016 (77% ). Tỷ lệ này tập trung cao vào các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phò ng, Đà Nẵng, Cần Thơ ... rồi thấp dần ở các thành phố nhỏ và khu vực nơng thơn. Hiện nay ở các thành phố có khoảng 7 0 % người sử dụng thiết bị di động thông minh trên tổng số 93% người sử dụng điện thoại . Tại các khu vực nông thôn cũng rất đáng chú ý, trong số 89% số người sử dụng thiết bị di dộng, thì có tới 68% số người sở hữu cho mình ít nhất là 1 chiếc điện thoại thơng minh. Nhìn chung tốc độ phát triển của việc sử dụng thiết bị điện tử thông minh ở Việt Nam đang rất cao, song song với đó thì tính đến năm 2018 nước ta có lượng người dùng sử dụng kết nối internet đạt 64 triệu người, chiếm 67% dân số. Nếu duy trì tốc độ này thì theo dự báo đến 2020 Việt Nam sẽ lọt top 10 quốc gia trên thế giới về tỷ lệ người dùng tiếp cận internet.

Biếu đồ 4: Tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam

Nguồn: Nielsen Việt Nam

Nhóm đối tượng dùng thiết bị di dộng công nghệ cao như điện thoại cảm ứng, laptop, máy tính bảng, . . . đa số người dùng đều có trình độ học vấn cao, khá trẻ, hiểu biết và có xu hướng thích sử dụng sản phẩm công nghệ cao, các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống. Họ mong muốn tiết kiệm được thời gian, cơng sức và chi phí cho các ho ạt động hàng ngày của mình.

- Thứ 3, về tỷ lệ người sử dụng dịch vụ liên quan tới tài chính còn khá thấp. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có gần 39% số người trong độ tuổi trưởng thành có và đang sử dụng tài khoản ngân hàng, số liệu này thấp hơn rất nhiều so với những nước cùng khu vực. Không những thế, số lượng tài khoản mới tăng lên bao nhiêu cũng không quan trọng được bằng tăng tỷ lệ phát sinh thêm các giao dịch mới đối với các tài khoản cũ. Tuy vậy, so với các nước tỷ lệ này vẫn chưa đạt mục tiêu kỳ vọng. Mặc dù hiện tại việc phát triển sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng qua thiết bị di động thông minh hết sức đơn giản và tiện lợi, nhưng theo số liệu thống kê của

Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố trong năm 2018 cho thấy, ở nước ta chỉ có khoảng hơn 8% dân số ở tuổi trưởng thành sử dụng diện thoại thông minh cá nhân để truy cập cũng như dùng tài khoản ngân hàng. Tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước như: Thái Lan (17%), Malaysia (33%), Trung Quốc (40%) . . . Ở Việt Nam, người có thu nhập thấp và người lao động tay chân đang là những bộ phận chưa tiếp cận được với nhiều dịch vụ mới của ngân hàng điện tử. Bộc lộ ra rằng các NHTM chưa hoàn toàn khai thác triệt để được mảng dịch vụ này, nó vẫn cịn là một môi trường rất tiềm năng để phát triển và đem lại lợi nhuận trong tương lai. Tiền đề thúc đẩy phát triển công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy và khai thác tối đa khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ liên quan tới tài chính ngân hàng của dân cư iệt Nam.

2.1.2 Sự cần thiết phát triển Fintech tại Việt Nam

Nền kinh tế nước ta đang không ngừng phát triển trong những năm qua, hội nhập ngày một sâu với nền kinh tế thế giới. Thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định đối tác lớn với các nước và các khu vực trên toàn c ầu như: Liên minh kinh tế Việt Nam - Á Âu, CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương, Thương mại Tự do Việt Nam - Chilê. Với thách thức, khó khăn đặt ra cho Việt Nam trên con đường phát triển, hội nhập này, đòi hỏi Việt Nam phải thừa hưởng và đón đầu các xu hướng phát triển trên thế giới để không bị tụt lại phía sau. Là lĩnh vực với vai trò nền tảng của cả nền kinh tế, ngành Tài chính - Ngân hàng cũng khơng thể đứng ngồi cuộc chiến hội nhập này. Do vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng của Việt Nam là phải thay đổi và bắt kịp những bước tiến rất mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 xuất hiện đem lại nhiều dấu ấn, cơ hội để thế giới thay đổi trong đó sự ra đời Fintech đã biến nền kinh tế cũng như ngành Ngân hàng có một diện mạo hoàn toàn khác. Ngành Ngân hàng trong những năm gần đây đã bắt đầu lột xác do tác động mạnh mẽ từ Fintech. Từ bài học thực tế tại những quốc gia đầu tiên phát triển về Fintech trong lĩnh vực Ngân hàng cho thấy, nếu như kết hợp một cách hài hịa Fintech s ẽ đem lại luồng gió mới đầy tích cực và hiệu quả mà những sản phẩm đang được sử dụng trên thị trường của ngành tài chính ngân hàng truyền thống hiện nay còn thiếu.

Trong hai năm gần đây, Fintech đã và đang cho thấy rõ diện mạo của mình tại Việt Nam qua một vài lĩnh vực nổi bật và rất nhiều người tiêu dùng hài lịng, họ vơ cùng hào hứng đón nhận. Một phần do các đối tượng tiêu dùng thấy được lợi ích mà Fintech đem lại cho họ nhiều hơn trước kia. Khi nhu cầu về các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng của người dùng ngày càng cao, đặt ra thách thức cho các ngân hàng nếu khơng nhanh chóng áp dụng việc kết hợp Fintech với sản phẩm của Ngân hàng sẽ mất đi lượng khách hàng đáng kể rơi vào tay các ngân hàng đối thủ đã áp dụng công nghệ Fintech hoặc các đối thủ có nền tảng công nghệ tốt. Điều này đặt ra cho các Ngân hàng lựa chọn: hợp tác hoặc trở thành đối thủ của Fintech. Ở Việt Nam thì việc bắt tay với các cơng ty cung cấp Fintech có vẻ là sự chọn lựa khôn ngoan hơn cho các Ngân hàng.

2.2 Thực tr ạng về vi ệc phát triển công nghệ Fintech ở các NHTM t ại Vi ệt Nam

2.2.1 Hành lang về pháp lý áp dụng đối với Fintech tại Việt Nam 2.2.1.1 Những chính sách đang áp dụng và quy định hiện hành

Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu và có sự đánh giá tổng quan về tình hình phát triển Fintech ở Việt Nam. Đánh giá hai khía cạnh cơ hội và thách thức mà Fintech mang l ại đối với thị trường Việt Nam nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng.

NHNN đề cao vai trò mà Fintech đem lại cho ngành ngân hàng tại nước ta, cùng với định hướng tạo thêm điều kiện giúp hỗ trợ phát triển Fintech. Ngân hàng Nhà nước đã thành lập lên Ban chỉ đạo riêng về lĩnh vực Fintech với vai trò hàng đầu là xây dựng hành lang pháp lý cho Fintech đồng thời tạo ra hệ sinh thái tối ưu cho các công ty cung c ấp cơng nghệ Fintech.

Nhưng nhìn chung khung pháp lý của nước ta dành cho những công ty cung cấp công nghệ Fintech còn nhiều lỗ hổng và chưa phù hợp với xu thế của thế giới. Tiếp theo, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech. Khơng tính lĩnh vực thanh toán vốn là lĩnh vực chủ yếu chiếm dến 60% trên tổng số các công ty đang cung cấp Fintech tại nước ta, đã đi vào hoạt động và đang dần ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành quy định nhằm tạo điều kiện cho các lĩnh vực đang c n mới ví dụ huy động vốn, , tài chính cá nhân, trợ giúp định danh khách hàng điện tử, cho vay ngang hàng - P2P, . . .

Ngân hàng nhà nước đang hết sức quan tâm và mong muốn sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các vấn đề liên quan tới Fintech cùng những định hướng trước tiên vào một số lĩnh vực ví dụ: nghiên cứu triển khai về công nghệ mới như công nghệ blockchain/sổ cái phân tán (DLT); sửa đổi, bổ sung, thay thế một vài quy định liên quan tới pháp lý về việc hoạt động của những công ty đang cung ứng các dịch vụ thanh toán trung gian, nghiên cứu đưa ra quy định về chính sách huy động vốn, cho vay ngang hàng P2P; trong lĩnh vực ngân hàng, Mở rộng thông tin trong chương trình giao diện ứng dụng mở - Open API; Nghiên cứu và tăng cường phát triển công nghệ định danh và phân biệt khách hàng điện tử - e-ID/e-KYC.

Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích cũng như đẩy mạnh việc các ngân hàng bắt tay hợp tác cùng các công ty cung cấp công nghệ Fintech. Sự kết hợp này đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng như lợi ích đối với nền kinh tế trong nước. Fintech khi ho ạt động độc lập sẽ gặp khó nếu khơng có sự phối kết hợp với các ngân hàng. Và ngược lại các ngân hàng cũng sẽ khó có thể tự mình đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng và bắt kịp tốc độ phát triển cơng nghệ chóng mặt của thế giới. Việc bắt tay cùng nhau có lợi là điều hoàn toàn đúng đắn. Các công ty cung cấp Fintech có ưu điểm là có nền tảng công nghệ tốt dễ dàng ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển cũng như áp dụng công nghệ phần mềm để gia tăng thêm nhiều tiện ích mới cho người dùng nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khơng có bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng, . . . Trong khi thế mạnh của ngân hàng lại có thể lấp đầy các yếu tố c n đang thiếu và yếu của các cơng ty Fintech. Do đó Ngân hàng Nhà nước rất mong mỏi sự kết hợp từ bộ đôi này và đang hết sức tạo thêm nhiều điều kiện hơn để gia tăng hiệu quả trong hợp tác đôi bên này.

Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra nhiều hội thảo như: “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam’ ’ đã chỉ rõ một vài vấn đề: cần phải chỉ rõ những khoảng chứng về mặt pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, phòng chống gian lận kinh doanh, trong đó, cần chú ý đến vấn đề xác thực khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số, tính pháp lý của văn bản số và chữ ký số.

Ngân hàng Nhà nước đã và đang mở ra các chính sách chương trình, dự án nhằm tăng cường hỗ trợ cho sự phát triển của Fintech, tạo ra thêm nhiều hệ sinh thái nhằm giúp cho Fintech phát tri ển tốt nhất.

Chính sách và quy đị nh hi ện hành như sau:

- Theo Quyết định số 689/QĐ - TTg ban hành ngày 11/05/2014, Phê duyệt triển khai chương trình thúc đẩy thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 -2020. Ở Quyết định 689/QĐ - TTg này, hoạt động trong thương mại điện tử đã được chính phủ cùng NHNN hợp sức hỗ trợ một cách tốt nhất nhằm phát triển từ kết cấu hạ tầng rồi đến môi trường ứng dụng hay cả về nguồn nhân lực. Về kết cấu hạ tầng, với mục tiêu xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng hay người tiêu dùng - B2C; doanh nghiệp với chính các doanh nghiệp - B2B; nâng cao tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt; sử dụng chữ ký số cho các giao dịch; Chính phủ cũng đưa ra các chương trình thực ti ễn như: Xây dựng, phát triển mới hệ thống thanh toán thương mại điện tử cấp quốc gia, giải pháp thẻ thanh tốn thơng minh, hệ thống quản lý trực tuyến, hạ tầng chứng thực chữ ký số, giải quyết tranh chấp trực tuyến. Về môi trường ứng dụng, với mục tiêu biến mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến với người tiêu dùng, các loại hình B2B, B2C, B2G được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tuyên truyền tổ chức các sự kiện và giải thưởng cho phát triển thương mại điện tử. Về nguồn nhân lực, với mục tiêu đào tạo 50.000 doanh nghiệp, các cán bộ nhà nước, đào tạo cho 10.000 sinh viên về chuyên ngành thương mại điện tử, ngân hàng nhà nước triển khai các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn, xây dựng hệ thống tài liệu giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng. Ngồi ra, Chính phủ cịn có các chương trình, giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực này, tư vấn trong xây dựng kế hoạch ứng dụng, hợp tác quốc tế và hoạt động quản lý, tổ chức.

- Theo Quyết định số 884/QĐ - TTg ngày 18/5/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025’ ’ . Đề án hướng đến tạo ra môi trường để tạo động lực thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp. Với các chương trình như: Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp từ công nghệ, tiêu chuẩn, pháp luật, Xây dựng

khu tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các hỗ trợ về kinh phí trong việc sửa chữa, lắp đặt cơ sở hạ tầng; tổ chức ngày hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia “TECHFEST ’ với quy mô lớn, tiếp tục triển khai Đề án Thương mại hóa cơng nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020; hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao năng lực; hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng chương trình tuyên truyền, kết nối các mạng lướiqkhởi nghiệp và các nhà đầu tư trên thế giới.

- Quyết định số 1726/QĐ - TTg ngày 05/09/2016 phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo Quyết định này, 7 nhóm giải pháp nâng cao khả năng, cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng được triển khai một cách đồng bộ bao gồm: Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo môi trường phát triển dịch vụ ngân hàng; Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng, có lộ trình phát triển hệ thống các mơ hình quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng vi mơ tại các vùng nông thôn; Ứng dụng công nghệ để phát triển dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng tại các khu vực cịn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; Nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ của các TCTD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nâng cao chất lượng thông tin, Đẩy mạnh công tác marketing về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân, doanh nghiệp.

- Quyết định số 2545/QĐ - TTg ngày 30/12/2016 Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020’ ’. Với mục tiêu, giảm tỷ trọng tiền mặt sử dụng trong thanh toán xuống thấp hơn 10% ,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w