Xuất, khuyến nghị đối với chính phủ:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 73 - 76)

Bảng 2 : Biểu phí của một số ví điện tử

3.3. xuất, khuyến nghị đối với chính phủ:

Với tư cách là một trong trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, các NHTM được tham gia vào các buổi hội thảo, các hội nghị liên quan đến Fintech do Chính phủ và HNN tổ chức và là đối tượng chịu tác động trực tiếp của Fintech. Từ đó, các NHTM có thể đề xuất với chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý về Fintech sao cho phù hợp với bối cảnh ngành ngân hàng, bắt kịp xu thế trên thế giới.

Hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động Fintech, bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng đầy đủ và đồng bộ các quy định về Fintech: Thiết lập các quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech. Trong đó:

- Quy định rõ các mô hình kinh doanh của công ty Fintech, các loại hình hoạt động của công ty đầu tư và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; xác định cụ thể địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, hoạt động, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan đến hoạt động của các công ty này và các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Quy định chi tiết về các điều kiện thành lập và hoạt động, nguyên tắc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của công ty và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm các yêu cầu về tài chính, nhân lực và am hiểu về công nghệ . . .

- Quy định cho phép các công ty Fintech tham gia thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trong một thời gian nhất định trước khi được cấp phép chính thức, nhằm tạo điều kiện cho các công ty Fintech hội đủ các điều kiện, chứng minh được khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Fintech tiện ích và hiệu quả; đồng thời, đảm bảo có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này.

- Quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch, bao gồm các hoạt động người đi vay và người cho vay giao dịch trực tiếp với nhau; các dự án cần huy động vốn để nhà đầu tư lựa chọn góp vốn vào dự án; các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân; kết nối trực tiếp trong hoạt động đầu tư, bảo hiểm, tư vấn tài chính, giao dịch bất động sản; phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng; sử dụng công nghệ để thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp luật,..

Thứ hai, thiết lập chính sách, bao gồm thiết lập các mục tiêu kinh tế và các chính sách tổng thể cho hệ sinh thái Fintech: Hình thành mục tiêu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế tổng thể, theo ngành và địa phương, tạo định hướng cho hoạt động Fintech cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, có các chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện mi ễn phí; hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mạng lưới kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế; hỗ trợ trong đào tạo nhân lực và cố vấn kỹ thuật, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định cho các bên tham gia vào ho ạt động Fintech ngày càng phát triển.

Thứ ba, hình thành các trung tâm và Hiệp hội Fintech: Bên cạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, cần hình thành các trung tâm Fintech tại các khu vực, thành phố lớn với vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng, trực tiếp hỗ trợ các điều kiện chuyên môn, kỹ thuật và hướng dẫn chính sách cho sự phát triển của Fintech. Đồng thời, thành lập Hiệp hội Fintech là tiếng nói của cộng đồng Fintech, tạo liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của Fintech tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Sự phát triển ấy đang dần mạnh mẽ và sôi nổi hơn bao giờ hết khi mà lợi ích của Fintech đem lại cho các chủ thể tham gia cuộc chơi là vô cùng to lớn. Khẳng định sự cần thiết phải thay đổi để tốt hơn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Muốn hội nhập chúng ta không thể bỏ qua nền tảng về công nghệ ứng dụng cao. Cần tìm ra con đường để phát triển Fintech hiệu quả và đều trên khắp các lĩnh vực của ngành ngân hàng. Phát triển Fintech cũng đặt ra bài toán về sự dung hòa giữa các Ngân hàng Thương mại và chính những công ty Fintech mới ra đời, rất nhiều tiềm năng cần khai thác. Có chính sách khuyến khích phù hợp hiệu quả của sự kết hợp này sẽ rất cao. Bài viết đánh giá khái quát về các hoạt động mà các Ngân hàng Thương mại đang triển khai từ đó có thể đưa ra một số giải pháp dành cho các Ngân hàng trong quá trình phát triển công nghệ tài chính vào hoạt động kinh doanh đặc thù của mình để theo kịp xu thế phát triển của thế giới, đồng thời bổ sung một vài khuyến nghị đối với chính sách của chính phủ. Tất cả đều hướng đến sự phát triển Fintech tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một bứt phá khi có một trụ cột là các Ngân hàng mạnh mẽ, vững vàng.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Helena Forest (2015) “Digitalisation and the future of Commercial Banking’ ’

pp 4-12

2. Ulrich Sprenzel (2015) “Innovation Banking’ ’

3. Nektarios Liolios ( 2017 ) “Commercial Banking: How Fintech startups are

creating an impact and changing the landscape

4. “ Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong ho ạt động tài chính vi mô,

hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam’ ’

5. TS.Hà Văn Dương, Hà Phạm Di ễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ (2017)

“Fintech hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam’ ’

6. “Giải pháp tiềm năng của Fintech trong ngành ngân hàng’ ’ của E&Y

7. Viettinbank ( 2018 ) ‘Viettinbank chính thức vận hành hệ thống Core

Sunshine .

8. MBbank ( 2017 ) “Câu chuyện của MB - Fintech ’

9. NHNN (2018) “Phát triển dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện

đại .

10. www.cafeF.vn

11. www. kho ahocnganhang. go v. vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w