Thực trạng về việc phát triển công nghệ Fintec hở các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 39 - 53)

2.2.1 Hành lang về pháp lý áp dụng đối với Fintech tại Việt Nam 2.2.1.1 Những chính sách đang áp dụng và quy định hiện hành

Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu và có sự đánh giá tổng quan về tình hình phát triển Fintech ở Việt Nam. Đánh giá hai khía cạnh cơ hội và thách thức mà Fintech mang l ại đối với thị trường Việt Nam nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng.

NHNN đề cao vai trò mà Fintech đem lại cho ngành ngân hàng tại nước ta, cùng với định hướng tạo thêm điều kiện giúp hỗ trợ phát triển Fintech. Ngân hàng Nhà nước đã thành lập lên Ban chỉ đạo riêng về lĩnh vực Fintech với vai trò hàng đầu là xây dựng hành lang pháp lý cho Fintech đồng thời tạo ra hệ sinh thái tối ưu cho các công ty cung c ấp công nghệ Fintech.

Nhưng nhìn chung khung pháp lý của nước ta dành cho những công ty cung cấp công nghệ Fintech còn nhiều lỗ hổng và chưa phù hợp với xu thế của thế giới. Tiếp theo, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech. Không tính lĩnh vực thanh toán vốn là lĩnh vực chủ yếu chiếm dến 60% trên tổng số các công ty đang cung cấp Fintech tại nước ta, đã đi vào hoạt động và đang dần ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành quy định nhằm tạo điều kiện cho các lĩnh vực đang c n mới ví dụ huy động vốn, , tài chính cá nhân, trợ giúp định danh khách hàng điện tử, cho vay ngang hàng - P2P, . . .

Ngân hàng nhà nước đang hết sức quan tâm và mong muốn sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các vấn đề liên quan tới Fintech cùng những định hướng trước tiên vào một số lĩnh vực ví dụ: nghiên cứu triển khai về công nghệ mới như công nghệ blockchain/sổ cái phân tán (DLT); sửa đổi, bổ sung, thay thế một vài quy định liên quan tới pháp lý về việc hoạt động của những công ty đang cung ứng các dịch vụ thanh toán trung gian, nghiên cứu đưa ra quy định về chính sách huy động vốn, cho vay ngang hàng P2P; trong lĩnh vực ngân hàng, Mở rộng thông tin trong chương trình giao diện ứng dụng mở - Open API; Nghiên cứu và tăng cường phát triển công nghệ định danh và phân biệt khách hàng điện tử - e-ID/e-KYC.

Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích cũng như đẩy mạnh việc các ngân hàng bắt tay hợp tác cùng các công ty cung cấp công nghệ Fintech. Sự kết hợp này đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng như lợi ích đối với nền kinh tế trong nước. Fintech khi ho ạt động độc lập sẽ gặp khó nếu không có sự phối kết hợp với các ngân hàng. Và ngược lại các ngân hàng cũng sẽ khó có thể tự mình đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng và bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt của thế giới. Việc bắt tay cùng nhau có lợi là điều hoàn toàn đúng đắn. Các công ty cung cấp Fintech có ưu điểm là có nền tảng công nghệ tốt dễ dàng ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển cũng như áp dụng công nghệ phần mềm để gia tăng thêm nhiều tiện ích mới cho người dùng nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, không có bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng, . . . Trong khi thế mạnh của ngân hàng lại có thể lấp đầy các yếu tố c n đang thiếu và yếu của các công ty Fintech. Do đó Ngân hàng Nhà nước rất mong mỏi sự kết hợp từ bộ đôi này và đang hết sức tạo thêm nhiều điều kiện hơn để gia tăng hiệu quả trong hợp tác đôi bên này.

Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra nhiều hội thảo như: “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam’ ’ đã chỉ rõ một vài vấn đề: cần phải chỉ rõ những khoảng chứng về mặt pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, phòng chống gian lận kinh doanh, trong đó, cần chú ý đến vấn đề xác thực khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số, tính pháp lý của văn bản số và chữ ký số.

Ngân hàng Nhà nước đã và đang mở ra các chính sách chương trình, dự án nhằm tăng cường hỗ trợ cho sự phát triển của Fintech, tạo ra thêm nhiều hệ sinh thái nhằm giúp cho Fintech phát tri ển tốt nhất.

Chính sách và quy đị nh hi ện hành như sau:

- Theo Quyết định số 689/QĐ - TTg ban hành ngày 11/05/2014, Phê duyệt triển khai chương trình thúc đẩy thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 -2020. Ở Quyết định 689/QĐ - TTg này, hoạt động trong thương mại điện tử đã được chính phủ cùng NHNN hợp sức hỗ trợ một cách tốt nhất nhằm phát triển từ kết cấu hạ tầng rồi đến môi trường ứng dụng hay cả về nguồn nhân lực. Về kết cấu hạ tầng, với mục tiêu xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng hay người tiêu dùng - B2C; doanh nghiệp với chính các doanh nghiệp - B2B; nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng chữ ký số cho các giao dịch; Chính phủ cũng đưa ra các chương trình thực ti ễn như: Xây dựng, phát triển mới hệ thống thanh toán thương mại điện tử cấp quốc gia, giải pháp thẻ thanh toán thông minh, hệ thống quản lý trực tuyến, hạ tầng chứng thực chữ ký số, giải quyết tranh chấp trực tuyến. Về môi trường ứng dụng, với mục tiêu biến mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến với người tiêu dùng, các loại hình B2B, B2C, B2G được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tuyên truyền tổ chức các sự kiện và giải thưởng cho phát triển thương mại điện tử. Về nguồn nhân lực, với mục tiêu đào tạo 50.000 doanh nghiệp, các cán bộ nhà nước, đào tạo cho 10.000 sinh viên về chuyên ngành thương mại điện tử, ngân hàng nhà nước triển khai các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn, xây dựng hệ thống tài liệu giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng. Ngoài ra, Chính phủ còn có các chương trình, giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực này, tư vấn trong xây dựng kế hoạch ứng dụng, hợp tác quốc tế và hoạt động quản lý, tổ chức.

- Theo Quyết định số 884/QĐ - TTg ngày 18/5/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025’ ’ . Đề án hướng đến tạo ra môi trường để tạo động lực thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp. Với các chương trình như: Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp từ công nghệ, tiêu chuẩn, pháp luật, Xây dựng

khu tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các hỗ trợ về kinh phí trong việc sửa chữa, lắp đặt cơ sở hạ tầng; tổ chức ngày hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia “TECHFEST ’ với quy mô lớn, tiếp tục triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020; hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao năng lực; hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng chương trình tuyên truyền, kết nối các mạng lướiqkhởi nghiệp và các nhà đầu tư trên thế giới.

- Quyết định số 1726/QĐ - TTg ngày 05/09/2016 phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo Quyết định này, 7 nhóm giải pháp nâng cao khả năng, cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng được triển khai một cách đồng bộ bao gồm: Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo môi trường phát triển dịch vụ ngân hàng; Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng, có lộ trình phát triển hệ thống các mô hình quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng vi mô tại các vùng nông thôn; Ứng dụng công nghệ để phát triển dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng tại các khu vực còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; Nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ của các TCTD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nâng cao chất lượng thông tin, Đẩy mạnh công tác marketing về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân, doanh nghiệp.

- Quyết định số 2545/QĐ - TTg ngày 30/12/2016 Chính phủ phê duyệt đề án

“Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020’ ’.

Với mục tiêu, giảm tỷ trọng tiền mặt sử dụng trong thanh toán xuống thấp hơn 10% , thúc đẩy phát triển thanh toán các loại thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ, tăng tỷ lệ thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử, phát triển đa dạng phương tiện, hình thức thanh toán dành cho các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, và các giải pháp: Hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý; Nâng cấp, phát triển mạng lưới Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng phát triển các hệ thống dịch vụ thanh toán bán lẻ; Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; Đổi mới hệ thống thanh toán quyết toán trên thị trường tiền tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; Đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; Tăng cường quản lý giám sát hoạt động thanh toán và chuyển tiền quốc tế; Giám sát và áp dụng các

tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế; Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.

- Quyết định số 754/QĐ - TTg ngày 31/05/2017 phê duyệt Đề án “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030’ ’. Với các định hướng: Đổi mới chính sách quản trị và tổ chức thực hiện; Đổi mới cách thức đầu tư, ổn định cơ chế tài chính với công tác triển khai áp dụng cơ chế hợp tác công tư - PPP, chính sách hỗ trợ tín dụng cho công ty, đơn vị đổi mới công nghệ, huy động nguồn lực xã hội; Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ đặc biệt về nguồn nhân lực, về tổ chức, về hạ tầng, về mô hình liên kết; Đẩy mạnh các giải pháp về thông tin, truyền thông; Giải pháp về hợp tác quố c tế .

- Quyết định 328/QĐ - NHNN ngày 16/03/2017 thành l ập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của NHNN, Ban chi đạo gồm 10 thành viên gồm Lãnh đạo của một số Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra giám sát và Chủ tịch Hội đồng quản trị của CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam - NAPAS. Với nhiệm vụ chính là trình Thống đốc NHNN phê duyệt các chương trình, kế hoạch hàng năm; Tham mưu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam có cơ hội được phát triển; Tổ chức thảo luận và trình Thống đốc những nội dung liên quan đến Fintech, . . .

- Quyết định số 125 5/QĐ - TTg ngày 21/08/2017 phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Nhằm mục tiêu nghiên cứu, nhận diên chính xác về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; Rà soát, đánh giá thực trạng về khung pháp lý; Phân công trách nhiệm, lộ trình cụ thể, rõ ràng.

2.2.1.2 Thách th ức về hành lang pháp lý cho Fintech Việt Nam.

- Hành lang pháp lý mới chỉ dành cho lĩnh vực thanh toán, còn các lĩnh vực

khác như kinh doanh các sàn giao dịch tiền ảo, cung ứng ví tiền ảo, của Fintech

vẫn chưa có những quy định cụ thể để điều chỉnh và các hoạt động này đang di n ra cách tự phát mà không có sự quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Stt

Lĩnh vực hoạt độ ng công ty So

lượng

Tỷ lệ %

- Hoạt động Fintech vận động liên tục trên thị trường và việc ban hành các hành lang pháp lý rất khó có thể theo kịp xu hướng vận động này. Điều này có thể gây ra những tổn thất cho hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế của Việt Nam.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhà nước. Các công ty Fintech ho ạt động, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số hóa thông qua mạng internet, nó có thể di ễ n ra trong nước hoặc cũng có thể di ễn ra giữa nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan như: Bộ thông tin truyền thông, Bộ Công thương, NHNN, . . .

- Việc thiếu hành lang pháp lý hay hành lang pháp lý chưa được ban hành rõ ràng, chặt chẽ cũng tạo tâm lý e ngại, sợ rủi ro của những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các công ty Fintech Việt Nam.

2.2.1.3 Các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam hiện nay.

Cho đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 48 công ty nội tại khởi nghiệp về Fintech đang hoạt động. Trong đó, khoảng 22 công ty hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ thanh toán - chiếm khoảng 48%, có khoảng 4 công ty trong lĩnh vực công nghệ blockchain - chiếm 8% , 4 công ty trong lĩnh vực tài chính cá nhân - chiếm 8%, 4 công ty trong lĩnh vực kêu gọi vốn cộng đồng - chiếm 8 % , 4 công ty trong lĩnh vực chuyển tiền - chiếm 8 %, công ty trong lĩnh vực cho vay - chiếm 6%, 2 công ty trong lĩnh vực quản lý dữ liệu - chiếm 4% , 3 công ty trong lĩnh vực quản lý POS - chiếm , 2 công ty trong lĩnh vực website so sánh thông tin - chiếm 4%. Số lượng các công ty Fintech đã có mặt và tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng lên khá mạnh, từ con số khoảng 4 8 công ty đầu năm 2017 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm năm 2018, cung ứng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó lĩnh vực thanh toán vẫn đóng vai tr ò chính với khoảng 26 công ty đã được NHNN cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tiếp đó có khoảng 10 công ty góp mặt trong lĩnh vực cho vay ngang hàng trên thị trường. Các công ty còn lại lựa chọn cung ứng các giải pháp để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới khách hàng sử dụng cuối cùng như: bảo mật e- KYC, quản lý tài sản

34

ĩ Thanh toán (di động) 2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay,

VNPay,

Senpay, NganLuong,

ZingPay,

BaoKim, ĩ23Pay, WebMoney,

Cyberpay, ĩPay, SohaPay, Moca,

22 48%

2 Gọi vốn (Crowdfunding) FundStart, Comicola,

Betado, Firststep

4 8%

3 Blockchain Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin,

Copyrobo, Cardano Labo

4 8%

4 Quản lý tài chính cá nhân Mobivi, Money Lover, Timo, kiu 4 8%

5 Chuyển tiền Matchmove, Cash2vn, Nodestr,

Remittance Hub

4 8%

6 Cho vay Loanvi, Tima, TrustCircle 3 6%

7 Quản lý POS Hottab, SoftPay, ibox 3 6%

8 Quản lý dữ liệu CircleBii, TrustingSocial 2 4%

9 So sánh thông tin BankGo, gobear 2 4%

Tong cộng 48 100

Nguồn: Fintech News (2017), Fintech in Vietnam Update and new Infographic

2017

Năm 2018 cho thấy một xu hướng phát triển rất tích cực, đó là sự hợp tác giữa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w