Giải pháp thúc đẩy cho các NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 69 - 73)

Bảng 2 : Biểu phí của một số ví điện tử

3.2. Giải pháp thúc đẩy cho các NHTM

3.2.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Mỗi ngân hàng đều có riêng cho mình những Trung tâm đào tạo, thúc đẩy chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán đối với chính cán bộ nhân viên trong nội bộ. Điển hình là về Fintech - một lĩnh vực hoàn toàn mới không phải là mũi nhọn tập trung của các NHTM, đòi hỏi luôn phải cập nhật thay đổi, cải tiến nâng cao, suy ra

cần có những tiến trình đào tạo nhân lực liên tục, thường xuyên kịp thời trang bị hiểu biết, kiến thức để các cán bộ nhân viên thực hiện, vận hành kinh doanh đạt hiệu quả.

Ví dụ điển hình là Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thuộc ngân hàng TMCP Công Thương. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên có riêng trường đào tạo nhân lực ở Việt Nam. Nhiệm vụ trung tâm của trường xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có của VietinBank; quản lý và tạo mới các hoạt động về khoa học, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, thúc đẩy các hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, . . . VietinBank sẵn sàng đầu tư từ cơ sở vật chất đến nhân sự nhằm tích cực tiêu chuẩn hóa các mặt nghiệp vụ phục vụ quá đào tạo, bột dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống VietinBank.

Các NHTM cần có những chiến lược đào tạo kiến thức cho tất cả các cán bộ ngân hàng, là trang bị từ cơ bản đến chuyên sâu. Với mục tiêu toàn bộ các cán bộ ngân hàng đều phải nắm vững và sử dụng thành thạo tất cả các chương trình phần mềm, mô hình trong hệ thống nội bộ của ngân hàng. Tiếp đến, mục tiêu xa hơn là các cán bộ ngân hàng xây dựng đề xuất, cùng tham gia vào các dự án triển khai về công nghệ được xây dựng và đầu tư của ngân hàng, tích cực phát hiện và khắc phục những điểm chưa được tốt, còn hạn chế của các hệ thống đó, bởi vì chính họ là đối tượng người dùng tiếp xúc trực tiếp.

Việc mời những chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực Fintech để đào tạo theo một lộ trình phù hợp và thường xuyên đối với cán bộ trong ngân hàng là hết sức cần thiết.

Về khái quát: Chương trình sẽ mang đến cho cán bộ ngân hàng cái nhìn bao chùm về Fintech và sự phát triển của Fintech, hiểu rõ các nguyên tắc của công nghệ tài chính hiện đại và định hướng phát triển các kỹ năng thiết yếu để hòa hợp. Bắt kịp được những công nghệ mà các ngân hàng quốc tế đang sử dụng, dần thay thế.

Về công nghệ: Hiểu được cách thức vận hành, cách khai thác dữ liệu, cách cập nhật dữ liệu trên các hệ thống tiên tiến hơn. Những cán bộ tác nghiệp trên hệ thống có thể thấy rõ những cải tiến vượt trội hơn so với những hệ thống đời cũ, hoặc phát

hiện ra những điểm không tốt, chưa hoàn thiện khi sử dụng vào trong công việc thực ti ễn.

về vận hành: Các cán bộ nhân viên ngân hàng được trực tiếp sử dụng các ứng dụng công nghệ này trong chính công việc hàng ngày của mình. Mỗi giai đoạn công việc cụ thể của một cán bộ ngân hàng lại tác nghiệp trên những phần cụ thể trong một hệ thống. Khi trải nghiệm sử dụng thực tế mỗi bộ phận lại có những kiến nghị, phát hiện về hệ thống, tập hợp những ý kiến đó giúp phát triển, nâng cấp hệ thống.

3.2.2. Đẩy mạnh liên kết hợp tác, đầu tư.

Bắt tay với những công ty Fintech là một cách thức hiệu quả để phát huy những điểm sáng lợi thế về công nghệ thông tin nền tảng số hóa cao của các công ty Fintech.

Với bề dày lịch sử lâu đời về hoạt động tài chính ngân hàng, các NHTM hiện đang sở hữu nguồn khách hàng, data khách hàng với một con số đáng kinh ngạc. Đó là một trong các yếu tố tiềm năng đem lại lợi ích cho đôi bên trong sự hợp tác, liên kết các công ty Fintech . Với thế mạnh của mình, các NHTM tăng cường hợp tác nhiều hơn với các công ty Fintech đồng thời cũng cần đầu tư nhiều hơn để tiếp cận và phát triển công nghệ cho riêng mình.

Hiện tại trên thị trường ngân hàng, các sản phẩm do các ngân hàng tung ra không có sự khác biệt quá nhiều. Bất kỳ một sản phẩm mới nào đời thì ngay lập tức các ngân hàng khác sẽ ngay sau đó có những sản phẩm - dịch vụ tương đồng về tính năng, lợi ích. Theo xu thế phát triển của thị trường hiện nay, sự thuận lợi, tiện ích cho khách hàng là một trong những yếu tố hấp dẫn và giữ chân khách hàng. Vì vậy, mỗi NHTM sẽ cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nhu cầu của đại đa số khách hàng, để cải tiến thêm những sản phẩm mới, dẫn đầu có tính cạnh tranh cao.

3.2.3. Phát triển đa dạng các lĩnh vực.

Ngoài một vài lĩnh vực truyền thống đang được kết hợp ứng dụng nền tảng công nghệ như: thanh toán, huy động, cho vay. Các ngân hàng cần mở rộng tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ Fintech khác như: Blockchain, đầu tư số, quản lý tài chính cá nhân, quản lý dữ liệu tài chính, quản lý POS thanh toán, cho vay và đối chiếu thông tin. Song Song cần mở rộng hoạt động mới hơn về cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường vốn, huy động dân cư, ngân hàng bán buôn, ngoại hối - kiều hối,

ngân hàng bán lẻ, thương mại điện tử, các mô hình bảo hiểm, quản lý tài sản, quản trị rủi ro, tính thanh kho ản, quản lý quỹ, tư vấn tài chính, quản lý về kinh doanh, tư vấn và kiểm soát đầu tư, tạo nhiều nền tảng giao dịch bất động sản trực tuyến, phân tích nguồn dữ liệu khả dụng khách hàng, phát hiện khách hàng, phân tích dữ liệu tài chính, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, sử dụng công nghệ để kiểm soát nô bộ, giám sát tính tuân thủ các quy định pháp luật, điều lệ đơn vị đề ra . . . Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ góp phần thúc đẩy gia tăng nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng. Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phong phú và nhiều tiện ích đồng thời triển khai các chương trình hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho phổ cập công nghệ tài chính, đưa các kiến thức về Fintech theo các nội dung phù hợp đến từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp khách hàng hiểu và thỏa mãn với những lợi ích từ ứng dụng công nghệ do Fintech đem lại, hiệu quả tiện ích sử dụng sản phẩm sẽ góp phần thu hút nhiều khách hàng tham gia trong cung ứng dịch vụ tài chính (Hiệu ứng vết dầu loang).

3.2.4. Đánh giá các sản phẩm dịch vụ.

Hiện nay, ngân hàng nào cũng đã có một hoặc một số sản phẩm dịch vụ mà do áp dụng công nghệ trong đó. Tuy nhiên, do áp dụng công nghệ mà công nghệ lại đổi mới, nâng cấp từng ngày và yêu cầu của khách hàng thì ngày càng cao do vì NHTM phải thường xuyên đánh giá lại các sản phẩm của mình. Đánh giá theo chí: tính hiệu quả, bắt kịp công nghệ trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, so ý sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Việc tiến hành đánh giá phải dựa trên tinh thần khách quan và di n ra theo từng k với những báo cáo cụ thể .

3.2.5. Tổ ch ức các cuộc thi phát triển Fintech nhằm tìm kiếm những ý tưởng mớitrong tội bộ các NHTM. trong tội bộ các NHTM.

Mặc dù NHNN đã có tổ chức các cuộc thi về Fintech thường niên, tuy nhiên, các NHTM cũng phải tự mình tìm kiếm các giải pháp công nghệ. Các giải pháp này có thể là những giải pháp mới, cũng có thể là những đề xuất nhằm cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện hữu. Những sáng kiến này đến từ chính những cán bộ nhân viên ngân hàng hay từ chính khách hàng của họ - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ.

3.2.6. Thành lập quỹ phát triển Fintech.

Chi phí luôn là rào c ản trước khi đưa ra một quyết định. Một quyết định đầu tư chỉ được đồng ý sau khi cân nhắc giữa lợi ích mà nó đem lại và chi phí cơ hội khi quyết định đầu tư vào dự án/phương án đó. Trong khi đó, mỗi dự án/phương án đầu tư về Fintech lại luôn là một con số khá lớn và thời gian kéo dài cho nên đây là một trong những rào cản của việc phát triển Fintech. Do vậy, môi NHTM nên thành lập quỹ phát triển Fintech, quỹ này được bổ sung hàng năm và dùng với hai mục đích chính là nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về Fintech: đánh giá hiệu quả để nâng cấp những hệ thống sản phẩm/dịch vụ hiện hữu, đầu tư hệ thống sản phẩm/dịch vụ mới.

3.2.7. Lựa chọn một số lĩnh vực trọng tâm để đầu tư công nghệ.

Như đã nói ở trên, lĩnh vực mà Fintech tham gia hiện nay là rất nhiều trong một thời gian ngắn, các NHTM không thể cùng lúc tham gia đầu tư và các lĩnh vực đó. Do vậy , mỗi ngân hàng, với chiến lược ngắn hạn/trung hạn/dài hạn của mình khác nhau nên lựa chọn một hoặc một vài lĩnh vực để tập trung 1 công nghệ sao cho có được hiệu quả cao nhất. Thay vì làm lớn mà chưa có sự sẽ đem lại hiệu quả không cao, lãng phí nguồn lực mà làm nhỏ nhưng có ý kỹ càng về mọi mặt sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Các NHTM có thể trong một giai đoạn lựa chọn lĩnh vực này và làm thật tốt nhất đó chính là một tiền đề để những giai đoạn sau sẽ tiếp tục lựa chọn lĩnh vự sang một lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển fintech tại các NH thương mại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 122 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w