Sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 29)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Sự phát triển kinh tế xã hội

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long đƣợc chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hòn Gai. Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành phố Hạ Long đƣợc công nhận là đô thị loại 2. Ngày 10 tháng 10 năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập tỉnh Quảng

Ninh, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣ tình hình kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế trong nƣớc phục hồi chậm; tình hình Biển Đông có diễn biến mới; giá cả biến động; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị dù đã đƣợc đầu tƣ từ nhiều năm trƣớc nhƣng còn thiếu đồng bộ, ô nhiễm môi trƣờng do tác động mặt trái của quá trình phát triển... đã tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh của thành phố.

Tuy nhiên, với vị thế là cửa sổ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội vốn có của mình; đƣợc ƣu tiên đặc biệt của nhà nƣớc về đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, Thành phố Hạ Long đã phát huy các lợi thế về tiềm năng của mình 1 cách đúng hƣớng, góp phần quan trọng vào mức tăng trƣởng kinh tế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, đặc biệt Hạ Long có nhiều cơ hội để phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất Việt Nam, là điểm đến của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể là:

Về xã hội, thành phố Hạ Long có số dân là 236.972 ngƣời, phân bố ở 20 phƣờng trên khắp địa bàn thành phố. Trên địa bàn thành phố Hạ Long có 15 dân tộc khác nhau cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có dân tộc Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mƣờng, Vân Kiều, Cao Lan...

Giáo dục và đào tạo thành phố phát triển toàn diện cả về cơ sở vật chất, quy mô trƣờng lớp, chất lƣợng dạy và học. Có 25/61 trƣờng đạt tiêu chuẩn quốc gia, tăng 8 trƣờng so với đầu nhiệm kỳ. Chất lƣợng giáo dục, đào tạo ở các bậc

học và trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng đƣợc nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt khá và giỏi trên 80%; 100% giáo viên đạt chuẩn, 65% giáo viên đạt trên chuẩn; liên tục nhiều năm là địa phƣơng đứng đầu toàn Tỉnh về chất lƣợng giáo dục đào tạo; tỷ lệ học sinh các bậc học lên lớp đạt từ 99 - 99,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm đạt từ 99 - 100%. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ, hằng năm huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để đầu tƣ cơ sở vật chất, chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo; giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển và ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng của thành phố [15].

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và thông tin tuyên truyền phát triển đa dạng, phong phú và hiệu quả, từng bƣớc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Thành phố đã huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ để tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn nhƣ: chùa Long Tiên, đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, chùa Lôi Âm; phối hợp với các ban ngành của tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hoá, thể thao quốc gia, khu vực quan trọng diễn ra trên địa bàn. Hoạt động văn hoá, văn nghệ đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và rộng khắp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cƣ” đƣợc triển khai sâu rộng và đã thành nền nếp; các thiết chế văn hoá quan trọng đƣợc đầu tƣ; đến nay, đã có 123/163 khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, hằng năm có trên 90% hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hoá, có 83/163 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hoá, bƣớc đầu xây dựng phƣờng văn hoá. [11]

Cổng thông tin điện tử của thành phố đƣa vào hoạt động đã đáp ứng tốt yêu cầu về cải cách hành chính, xây dựng cơ chế “một cửa” liên thông phục vụ cho ngƣời dân, doanh nghiệp khi cần tìm hiểu thông tin về thành phố. Đầu tƣ mới đài phát thanh, phát sóng FM- 2KW, đổi mới công nghệ truyền thanh hữu tuyến sang vô tuyến đến các phƣờng; đang đầu tƣ thiết bị truyền hình kỹ thuật số để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình thành phố trên sóng truyền hình tỉnh Quảng Ninh.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và trang sắm thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tƣ từ năm 2006 đến nay ƣớc đạt 470,3 tỷ đồng, nhƣ hệ thống các Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện Lao và phổi, Bệnh viện Y dƣợc cổ truyền, Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy, Trung tâm y tế Thành phố, các trạm y tế phƣờng… đội ngũ cán bộ y tế ngày càng đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đến hết 2010 có 20/20 trạm y tế phƣờng đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở, 100% trạm y tế phƣờng có bác sỹ [11]. Thực hiện tốt chƣơng trình phòng, chống dịch bệnh; duy trì và làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tƣợng xã hội. Triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 100%; tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giảm từ 14% xuống 6,54%.[15]

Chính sách an sinh xã hội đƣợc quan tâm thực hiện nghiêm túc và thu đƣợc nhiều kết quả. Thành phố đã làm tốt công tác tạo lập thông tin lao động, đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 84.845 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76% [11]. Làm tốt việc thực hiện chính sách đối với hộ nghèo:

cấp thẻ bảo hiểm y tế, triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho hộ nghèo, vay vốn, cấp tƣ liệu sản xuất... đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Công tác bảo trợ xã hội, thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời có công, đối tƣợng trợ cấp xã hội đƣợc kịp thời, đúng quy định. Thành phố đã hoàn thành chƣơng trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở [15].

Về kinh tế, tính đến năm 2014, tốc độ phát triển kinh tế đạt tăng trƣởng mức cao. Bình quân 5 năm 2009 - 2014 đạt mức 19,4%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ từ 44,2% năm 2010 lên 55,9% năm 2014. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2014 đạt trên 60% trong tổng thu ngân sách của toàn tỉnh) [11]. Kết cấu hạ tầng đƣợc tập trung đầu tƣ, nhất là hạ tầng giao thông và du lịch và đô thị: Một số công trình trọng điểm, động lực về giao thông đƣợc nâng cấp và đầu tƣ xây dựng nhƣ: Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Uông Bí, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, đƣờng tỉnh 337 và các công trình Bảo tàng, Thƣ viện, Cung quy hoạch triển lãm, Trung tâm thƣơng mại Vincom, Công viên hoa Hạ Long, Công viên Đại Dƣơng,... đã tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về diện mạo và vị thế mới cho đô thị trung tâm của tỉnh. Với điều kiện cơ sở hạ tầng và cảnh quan vốn có, hàng năm Hạ Long là nơi thu hút 1 lƣợng lớn khách du lịch quốc tế và trong nƣớc.

Bảng1.1: Lƣợng khách du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng Thành phố/ năm 2010 2011 2012 2013 2014

Hạ Long 3,5 4,0 4,2 4,7 4,9

Khánh Hòa 1,8 2,1 2,3 3,0 3,6

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng)

(Đơn vị: triệu người)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 2010 2011 2012 2013 2014 Hạ Long Đà Nẵng Khánh Hòa

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ lượng khách du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng)

So với các thành phố biển nổi tiếng trên cả nƣớc nhƣ Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh dẫn đầu về lƣợng thu hút khách du lịch. Năm 2014, lƣợng khách đến Khánh Hòa là 3,6 triệu ngƣời, Đà Nẵng 3,8 triệu ngƣời trong khi ở Hạ Long là 4,9 triệu khách tới thăm quan du lịch. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong ba cực của tam giác tăng trƣởng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Chính vì vậy, Quảng Ninh luôn có định hƣớng và áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt là quy hoạch thu hút đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của địa phƣơng để phát huy hiệu quả đầu tƣ.

1.1.3. Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh

Cũng nhƣ nhiều tỉnh, thành trên cả nƣớc, Quảng Ninh thực hiện “trải thảm đỏ” bằng môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, để trở thành nơi “đất lành chim đậu”. Từ lợi thế là tỉnh hội tủ đầy đủ các yếu tố để phát triển cảng biển, biên giới, du lịch, khai khoáng… Quảng Ninh thống nhất nhận thức thu hút nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong tỉnh. Với quan điểm tích cực, chủ động và không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài. Đổi mới căn bản phƣơng pháp xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng trực tiếp làm việc với từng nhà đầu tƣ để giới thiệu các dự án cụ thể, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh và lợi ích của các nhà đầu tƣ; bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tƣ; đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ tại chỗ. Để có môi trƣờng đầu tƣ tốt, phải có sự đầu tƣ thích đáng ban đầu về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, có chính sách hợp lý, minh bạch… tạo ra sự hấp dẫn và tập trung thu hút các dự án quan trọng vào địa bàn trọng điểm có tính động lực và lan tỏa, Quảng Ninh tranh thủ mọi kênh thông tin để tìm kiếm và tiếp cận nhà đầu tƣ có tiềm năng, chiến lƣợc. Thƣờng xuyên rà soát cơ chế, chính sách trong khuyến khích, thu hút đầu tƣ để điều chỉnh kịp thời, phù hợp, đủ sức hấp dẫn và cạnh tranh. Đối với các dự án động lực, có tính lan tỏa trong nền kinh tế, tỉnh có những chính sách riêng, đặc thù có tính đột phá để khuyến khích đầu tƣ. Không chỉ vậy, tỉnh luôn xác định nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ đi đôi với cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc chú trọng, nâng cao thông qua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của tỉnh ủy quyền và phân cấp nhƣ lập, phê duyệt quy hoạch, quản lý dự án, quản lý đô thị, đã khẳng định năng lực chỉ đạo, quản lý và trách nhiệm của hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nƣớc thành phố, cũng là tiền đề để tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy đối với các ngành và địa phƣơng toàn tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc tăng

môi trƣờng; Cải cách hành chính tiếp tục đƣợc quan tâm; tích cực triển khai thực hiện đề án xây dựng chính quyền điện tử, thành lập “Trung tâm Hành chính công” của tỉnh và 5 địa phƣơng; đổi mới chế độ công vụ, công chức; rà soát bộ máy, tinh giản biên chế; Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục đƣợc đẩy mạnh; An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực.

Hội đồng nhân dân các cấp tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động; kịp thời đề ra các chủ trƣơng, chính sách phát triển trên các lĩnh vực; chủ động triển khai nhiệm vụ, có nhiều biện pháp kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tăng cƣờng giám sát việc thực thi pháp luật và công tác quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp, tập trung thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội trọng điểm, những vấn đề bức xúc dƣ luận xã hội và cử tri quan tâm. Chú trọng đổi mới công tác chuẩn bị nội dung, phƣơng pháp tổ chức kỳ họp. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chú trọng đổi mới, nâng cao chất lƣợng giám sát trên các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri.

UBND các cấp thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Trung ƣơng, của cấp uỷ và HĐND bằng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể. UBND tỉnh tăng cƣờng quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ƣơng; hƣớng về cơ sở và tích cực phân cấp; vừa tập trung giải quyết nhiệm vụ bức thiết, vừa quan tâm nhiệm vụ lâu dài, nhƣ: Đầu tƣ hạ tầng giao thông, thủy lợi, trƣờng học, bệnh viện, thiết chế văn hoá. Tăng cƣờng tiếp xúc với doanh nghiệp, nhân dân để lắng nghe, kịp thời giải quyết yêu cầu, nguyện vọng chính đáng. Thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.

Việc nâng cấp đô thị đƣợc triển khai bài bản và trọng tâm theo hƣớng văn minh, văn hóa, hiện đại trên các phƣờng, tuyến phố; sau 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển, thành phố Hạ Long luôn khẳng định là đô thị hạt nhân, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Thành phố Hạ Long là đơn vị dẫn đầu các huyện, thị, xã, thành phố trong tỉnh về chỉ số cải cách hành chính năm 2014. Môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi. Việc hoàn thành các quy hoạch lớn nhƣ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch chung xây dựng thành phố với chất lƣợng cao đã tạo bƣớc đột phá về tầm nhìn và giải pháp, góp phần thúc đẩy thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, tiêu biểu nhƣ các tập đoàn Vingroup, Sungroup, Him Lam, Bimgroup,.. góp phần quản lý tốt và khai thác hiệu quả đất đai. Quản lý môi trƣờng, tài nguyên gắn với môi trƣờng đô thị, môi trƣờng du lịch, môi trƣờng sống luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Thông qua thực hiện tốt Đề án Di dời nhà bè, làng chài trên Vịnh Hạ Long; chợ đêm Bãi Cháy; Khẳng định những chuyển biến, kiểm soát, kiềm chế trong quản lý trật tự, khai thác và vận chuyển than trái phép, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị ngành than thực hiện các dự án về xử lý và quan trắc môi trƣờng đã từng bƣớc cải thiện môi trƣờng sống của nhân dân thành phố.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng và đạt kết quả tích cực; việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa 11 gắn với Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu quan trọng, tính chiến đấu, xây dựng của cán bộ, đảng viên và nhân dân chuyển biến rõ nét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 29)