Một số vấn đề nảy sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 86)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Một số vấn đề nảy sinh

Nguồn vốn FDI đã và đang phát huy những thế mạnh của nó trong việc góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, bộ mặt đô thị thay đổi với diện mạo mới, chất lƣợng cuộc sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đó cũng phải đề cập đến những vấn đề nảy sinh mà chúng ta đang phải đối mặt:

Thứ nhất, các dự án FDI trên địa bàn thành phố Hạ Long đa dạng về ngành nghề lĩnh vực, Hạ Long có nhiều ƣu thế thu hút FDI nhƣ có cảng nƣớc sâu Cái Lân đi vào hoạt động có thể đón đƣợc tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, cầu Bãi Cháy nối đôi bờ Cửa Lục, Khu công nghiệp Cái Lân nằm tại vị trí thuận tiện giao thông.

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Tuy nhiên, một yếu điểm lớn nhất của Hạ Long là mặt bằng quỹ đất dành cho các dự án du lịch - dịch vụ nhất là các dự án lớn hạn chế. Việc giải phóng mặt bằng, di dời dân là một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm của các cấp các ngành.

Thứ hai, đó là vấn đề môi trƣờng.Các doanh nghiệp có vốn FDI đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời dân, gây bức xúc trong dƣ luận, đồng thời làm giảm tính bền vững của tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh, hiện nay chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố có hệ thống xử lí chất thải đạt chuẩn. Còn lại là không đạt, thậm trí có một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất đƣợc một số năm nhƣng chƣa có hệ thống xử lí chất thải. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới môi trƣờng và cảnh quan bên bờ Vịnh Hạ Long.

Thứ ba, các khu công nghệp trên địa bàn tỉnh đƣợc mở ra một mặt đã góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đời sống của 1 bộ phận ngƣời lao động đƣợc đảm bảo,tuy nhiên, có một thực tế đáng quan tâm là đời sống tinh thần của 1 bộ phận còn lại ngƣời lao động tại các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp không những nghèo nàn mà đang xuất hiện ngày càng nhiều những “khoảng trắng”.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, phần lớn các hoạt động văn hóa - thể thao do doanh nghiệp tổ chức thƣờng mang tính “mùa vụ”, đơn điệu, khô cứng, không tạo sức hút đối với công nhân. Cũng theo khảo sát thực tế thì hiện có trên 70% công nhân sống trong những khu nhà trọ dân lập, thiếu hẳn các trang thiết bị sinh hoạt đơn giản nhất. Về đời sống tinh thần, phần lớn công nhân tại

trƣờng 3 không: không ti vi, không sách báo, không internet... Mặt khác, do thời gian và cƣờng độ làm việc căng thẳng từ sáng sớm tới chiều muộn nên nhiều công nhân hàng tháng không xem TV, nghe đài, đọc sách báo; việc xem phim, còn xem biểu diễn nghệ thuật thì lại càng xa vời...Khi phỏng vấn những ngƣời lao động trong khu trọ gần khu công nghiệp Cái Lân, đa số họ cho rằng: "nếu có các hoạt động văn hóa - thể thao thì không phải ai cũng có điều kiện tham gia". Có lẽ mấy bài hát trong chiếc máy điện thoại của họ là con đƣờng duy nhất đáp ứng nhu cầu giải trí của họ.

Lý giải về điều này, LĐLĐ thành phố cho biết, do lãnh đạo đơn vị doanh nghiệp là ngƣời nƣớc ngoài lên việc hiểu và nắm bắt văn hóa lao động, văn hoá vùng miền còn chậm, chƣa thực sự quan tâm nhiều lắm đến đời sống ngƣời lao lao động do nhà đầu tƣ còn tập trung chạy theo lợi nhuận. Hoạt động của các tổ chức CĐCS ở đây vẫn còn những hạn chế nhất định, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò do còn chịu phụ thuộc vào nhƣ: Chƣa đảm bảo phát huy tốt nhất vai trò của tổ chức công đoàn, việc đua vào các thiết chế văn hoá cho ngƣời lao động còn khó khăn; Cơ sở vật chất xuống cấp nhiều, CNLĐ còn ở trọ mà các CĐCS chƣa có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, cụm VHTT CNVC chƣa chủ động tổ chức các hoạt động phụ vụ ngƣời lao động, còn phụ thuộc nhiều rất lớn vào chuyên môn, nhiều vấn đề liên quan ngƣời lao động còn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, vẫn để xảy ra các vụ khiếu nại, chƣa giải quyết dứt điểm đem lại nhiều bức xúc cho ngƣời lao động. Vấn đề nhà ở cho công nhân là 1 trong những vấn đề nan giải cần phải giải quyết.

Thứ tƣ, Hạ Long có rất nhiều lợi thế trong thu hút đầu tƣ nhƣng do trong thời gian dài nhận thức về thu hút FDI còn nhiều nóng vội, chạy theo số lƣợng

thể để thu hút nguồn FDI chất lƣợng cao, dẫn đầu cả nƣớc về số dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣng vấn đề đặt ra là các dự án đều mang quy mô nhỏ lẻ. Thiếu những dự án lớn có tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Hàm lƣợng chất xám, hàm lƣợng công nghệ trong các sản phẩm của doanh nghiệp FDI chƣa cao, cá biệt một số dây chuyền sản xuất chỉ dƣới dạng gia công sản phẩm cho khách hàng. Nhiều dự án mới dừng ở bƣớc sản xuất thô, sơ chế, công nghệ lạc hậu, dựa nhiều vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ, hoặc tận dụng các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí đắc địa, chính sách ƣu đãi chung, mà chƣa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm; chƣa thực sự khai thác đƣợc hết các lợi thế, tiềm năng đặc biệt là các dự án du lịch, trung tâm thƣơng mại và khu công nghiệp. Các dự án FDI hầu hết tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các đô thị lớn, những địa phƣơng có cảng biển, gần biên giới, các khu vực có lợi thế phát triển du lịch dịch vụ là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ tập trung vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực an sinh xã hội, yêu cầu thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lời thấp không thu hút đƣợc sự quan tâm. Điểm mặt các "anh tài FDI" trên địa bàn hiện nay thấy rằng chƣa có đƣợc các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lƣợng giá trị gia tăng cao, đặc biệt các dự án vào Khu công nghiệp, khu kinh tế có hạ tầng tƣơng đối đồng bộ...

Trong những năm gần đây, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và cả nƣớc đang gặp nhiều khó khăn, Quảng Ninh vẫn duy trì nhịp độ tăng trƣởng GDP hơn 7%, cao hơn mức trung bình cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và tích cực, thu ngân sách luôn đứng trong nhóm năm tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nƣớc. Quảng Ninh cũng đã thực

hiện có hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững, từ bề rộng sang chiều sâu, từ "nâu" sang "xanh". Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Quảng Ninh đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhƣ thu ngân sách nội địa còn chủ yếu dựa vào ngành than; hàm lƣợng khoa học công nghệ thấp; hạ tầng chƣa đồng bộ; nguồn nhân lực chất lƣợng cao chiếm tỷ lệ thấp. Công tác xúc tiến đầu tƣ và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và những giá trị của địa phƣơng.

Một trong những nguyên nhân có thể thẳng thắn chỉ ra, mặc dù tỉnh Quảng Ninh cũng đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ song các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chƣa mặn mà, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh là do có tới 50% số doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính còn rƣờm rà, chính sách thuế còn phức tạp, hạ tầng cơ sở chƣa hoàn thiện, thông tin đầu tƣ cập nhật còn thiếu, chƣa thƣờng xuyên.

Hiện nay, tỉnh mới đang tập trung cho việc triển khai lập các quy hoạch quan trọng trên địa bàn nhƣ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố, quy hoạch vùng, ngành nghề... Điều mà nhà đầu tƣ quan ngại nhất khi đến với Quảng Ninh, đến với Hạ Long đó là hệ thống về cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nƣớc, đƣờng giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá; hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tƣ kém lợi thế so với các địa phƣơng lân cận Hà Nội. Hiện nay tuyến đƣờng bộ duy nhất nối với các địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là Quốc lộ

18A hiện đang quá tải vì lƣu lƣợng xe thông hành lớn. Hệ thống đƣờng sắt mới đƣợc triển khai, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Việc đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp chậm hơn một nhịp so với tỉnh bạn; năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hạ tầng của một số chủ đầu tƣ còn hạn chế.

Thứ năm, một trong những mục tiêu của nhà đầu tƣ khi đến để kinh doanh đó là tận dụng nguồn nhân lực của địa phƣơng nhƣng khi đến Quảng Ninh họ chƣa đƣợc đáp ứng yêu cầu này bởi thực tế tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Qua phản ánh của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh Quảng Ninh có thừa nguồn lao động nhƣng lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao, trong thời gian qua hầu hết số lao động này các dự án đều phải tuyển ở nơi khác. Đây là một trong những khiếm khuyết hàng đầu của tỉnh làm giảm sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong các dự án công nghệ cao.

Để khắc phục những yếu điểm này, thời gian gần đây lãnh đạo tỉnh và thành phố đang rất tích cực trong lập, hoàn thiện các quy hoạch quan trọng định hƣớng tầm nhìn dài lâu, xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ FDI, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tƣ hoàn thiện, đa dạng hệ thống cơ sở hạ tầng, tập trung đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực... Hy vọng trong tƣơng lai gần trên địa bàn sẽ có thêm nhiều các dự án FDI thực sự chất lƣợng, có tác động hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể thấy, FDI đã và đang tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói riêng và cho tỉnh Quảng

Ninh nói chung, giúp cho Quảng Ninh tiếp cận và mở rộng thị trƣờng quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng khả năng hội nhập, thu hút công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lao động trong tỉnh, tạo tiền đề vật chất cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng trƣởng kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, FDI đã và đang bộc lộ những mặt trái của nó, nó tác động mạnh mẽđến sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh và thành phố. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cấp ngành ở địa phƣơng cần quản lí chặt chẽ hơn nữa khu vực kinh tế này để hạn chế những tác động xấu do nó gây ra, đồng thời đem lại động lực mới, thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển.

Nguồn vốn FDI có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia, nhất là đối với Việt Nam hiện nay. FDI làm tăng nguồn vốn đầu tƣ, giúp nƣớc ta cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu KT - XH, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế. FDI mang vào nƣớc ta các kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc, tạo sức ép cạnh tranh trên thị trƣờng, v.v... Có thể thấy rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế rõ nét, giúp nƣớc ta có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái, hạn chế nhất định. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của nguồn vốn FDI là rất cần thiết, trên cơ sở phân tích và tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu hút FDI, chúng ta cần phải rút ra những định hƣớng và giải pháp lâu dài để tăng cƣờng thu hút vốn FDI và hạn chế những mặt trái do chính nguồn vốn này mang lại nhằm mục tiêu phát triển KT - XH của đất nƣớc theo hƣớng CNH - HĐH.

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có lợi thế phát triển du lịch khi có Vịnh Hạ Long hai lần đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Thành phố Hạ Long là một trong những cực phát triển quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sẽ là động lực kích thích phát triển kinh tế đối với chuỗi đô thị Vùng duyên Hải Bắc Bộ. Hạ Long còn nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối quan hệ về kinh tế với thị trƣờng quốc tế và khu vực rộng lớn, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lƣu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thành phố Hạ Long có môi trƣờng chính trị ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội. Chính quyền nhà nƣớc và nhân dân địa phƣơng thân thiện, luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ; thƣờng xuyên quan tâm giúp đỡ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án.

Từ năm 1990, dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tiên đã đƣợc thu hút vào Quảng Ninh, những dự án đầu tiên của tỉnh đều đặt trên địa bàn thành phố Hạ Long. Cho đến nay, hoạt động FDI ở thành phố Hạ Long đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể.

Tính đến thời điểm 2014, Hạ Long có 50 dự án có tổng vốn đầu tƣ là trên 1365,8triệu USD, chiếm 30,9% tổng vốn FDI. Hạ Long luôn dẫn đầu về số lƣợng thu hút các dự án FDI, ổn định qua các năm và năm sau cao hơn năm trƣớc. Các dự án FDI trên địa bàn đa dạng về ngành nghề lĩnh vực. Trong

những năm gần đây có nhiều dự án lớn đầu tƣ vào công nghiệp và dịch vụ, trong đó có những ngành nghề kinh doanh mới nhƣ phân phối hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn.

Có đƣợc nguồn vốn này, ngoài những điều kiện khách quan thuận lợi, phải kể đến cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ của Tỉnh và sự nhanh nhạy của thành phố trong việc hỗ trợ các nhà đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án.

Nhìn chung, nguồn FDI đã đóng góp tích cực trong nguồn vốn vận hành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)