FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất

động, cải thiện nguồn nhân lực

Thực tế hoạt động của FDI tại các nƣớc cho thấy, các doanh nghiệp FDI đã thu hút nhiều lao động, nhất là nguồn lao động tại chỗ, có nghĩa là tạo cơ hội

việc làm mới, giảm số ngƣời thất nghiệp. Ngoài ra, FDI còn gián tiếp thu hút nhiều lao động trong lĩnh vực dịch vụ và hệ thống doanh nghiệp phụ trợ.

Không chỉ tạo việc làm mới, FDI còn có vai trò cải thiện điều kiện lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Một thực tế rất rõ là các doanh nghiệp FDI là nơi sử dụng lao động có trình độ cao hơn, có trang thiết bị hiện đại hơn, trình độ quản lý tốt hơn làm cho năng suất lao động đạt đƣợc cao hơn so với phần đông các doanh nghiệp trong nƣớc. Đồng thời do áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng phải tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Từ đó không chỉ làm cho đời sống ngƣời lao động đƣợc nâng cao mà còn tác động kích thích tiêu dùng, tăng tiết kiệm để đầu tƣ, thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế các tiêu cực xã hội.

FDI còn là nhân tố tác động mạnh đến quá trình quản lý và đào tạo nhân lực đối với các nƣớc, địa phƣơng nhận đầu tƣ. Đội ngũ lao động trong khu vực FDI đƣợc đào tạo tay nghề, đƣợc trang bị kiến thức mới về khoa học, quy trình công nghệ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thức thị trƣờng, khả năng tƣ duy sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, thể lực. Một lực lƣợng không nhỏ đƣợc trang bị cả kiến thức quản lý, điều hành doanh nghiệp với quy mô lớn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Bản thân ngƣời lao động dƣới các chính sách, biện pháp kinh tế nhƣ thƣởng, phạt nghiêm minh cũng đã kích thích họ phát huy tính tích cực sáng tạo, học tập nâng cao trình độ, cải biến mình từ lao động giản đơn trở thành lao động có chất lƣợng cao. Đặc biệt, trong xu thế phát triển khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức ngày nay, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vừa chuyển hƣớng đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi hàm lƣợng vốn, công

nghệ cao vừa không ngừng ứng dụng, đổi mới công nghệ nên các doanh nghiệp FDI luôn phải đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho ngƣời lao động.

Thực tế trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam cho thấy, FDI không chỉ tạo việc làm cho nƣớc, địa phƣơng nhân đầu tƣ mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động tại các nơi đó. Tính đến cuối năm 2012, ở nƣớc ta, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sƣ, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng. Đội ngũ lao động trong khu vực FDI đƣợc đào tạo tay nghề, đƣợc trang bị kiến thức mới về khoa học, quy trình công nghệ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thức thị trƣờng, khả năng tƣ duy sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, thể lực. Một lực lƣợng không nhỏ đƣợc trang bị cả kiến thức quản lý, điều hành doanh nghiệp với quy mô lớn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Ngƣời lao động dƣới các chính sách, biện pháp kinh tế nhƣ thƣởng, phạt nghiêm minh cũng đã kích thích họ phát huy tính tích cực sáng tạo, học tập nâng cao trình độ, cải biến mình từ lao động giản đơn trở thành lao động có chất lƣợng cao. Đặc biệt, trong xu thế phát triển khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức ngày nay, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vừa chuyển hƣớng đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi hàm lƣợng vốn, công nghệ cao vừa không ngừng ứng dụng, đổi mới công nghệ nên các doanh nghiệp FDI luôn phải đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho ngƣời lao động.

Trên địa bàn thành phố Hạ Long, khu vực có vốn FDI cũng đã phát huy đƣợc mặt tích cực của nó trong việc góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề lao động và việc làm, cải thiện nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tăng thu nhập cho ngƣời lao động, cải thiện đời sống nhân dân.Cụ thể là:

Với 50 dự án FDI đang hoạt động đến thời điểm này trên địa bàn thành phố đã tạo ra việc làm cho trên 5,1 vạn lao động (trong đó khoảng 95% là lao động Việt Nam), chiếm khoảng 6% tổng lao động trên địa bàn tỉnh. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, đã từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bƣớc tiếp cận đƣợc với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi đƣợc các phƣơng thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Hàng năm, ngoài việc đƣợc tiếp cận với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ lao động này còn đƣợc tham gia các khóa tập huấn tiếp cận phƣơng thức sản xuất hiện đại. Một bộ phận lao động địa phƣơng đƣợc tiếp nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, từng bƣớc thay thế đƣợc các vị trí quan trọng, chủ chốt của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của liên đoàn lao động thành phố, thu nhập bình quân của lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng ổn định, ƣớc đạt 3,5-4,4 triệu đồng/ngƣời/tháng(thấp nhất là 2950.000đ/ngƣời/tháng, cao nhất là 6,5 triệu đồng/ngƣời/tháng, chủ yếu số lao động chủ chốt, quản lý). So với các năm trƣớc số thu nhập này là bình ổn tăng khoảng 4% so với năm trƣớc, 1 phần do kinh tế khu vực phát triển, phần là do chính sách của chính phủ về điều chỉnh tăng lƣơng tối thiểu vùng.

3.2.2. Tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội

Các con số thống kê cho thấy FDI chiếm tỷ lệ ngày tăng trong thu ngân sách nhà nƣớc. FDI cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2

tỷ USD trong giai đoạn 2001 - 2010 và riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD), góp phần tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 3-4 triệu việc làm gián tiếp. Chỉ số này cũng phản ánh rõ nét nguồn thu ngân sách từ các xi nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố Hạ Long qua từng giai đoạn. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mới kết thúc giai đoạn đầu tƣ, bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất ổn định và vẫn trong thời gian đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, song bƣớc đầu đã đóng góp một phần cho ngân sách Nhà nƣớc. Năm 2010 thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Thành phố Hạ Long đạt 463,507 triệu đồng, đến năm 2013 số thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt con số 675,824 triệu đồng, đóng góp 4% tổng thu ngân sách Thành phố. [40]

Trong các dự án quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và phát triển các dịch vụ công cộng nhƣ giáo dục, y tế, khu vui chơi giải trí… Để làm đƣợc việc này, các doanh nghiệp đã chủ động đề xuất tăng quỹ đất cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao phục vụ cho công nhân lao động sau những ngày làm việc căng thẳng. Tổ chức công đoàn doanh nghiệp tích cực phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phƣơng nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất, nên chủ động đứng ra tổ chức các buổi giao lƣu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Từ đó, tạo ra không khí vui tƣơi, thân thiện giữa chính quyền, nhân dân địa phƣơng với tổ chức doanh nghiệp và công nhân.

Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty du lịch Tuần Châu, khi tiếp cận với đội ngũ nhân viên ở đây tác giả đƣợc biết: Năm 2013, có một bản "Thoả ƣớc

lao động tập thể (TƢLĐTT)" với 8 điều khoản có lợi cho cán bộ công nhân đã ký kết giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể ngƣời lao động tại đây. Chị Phạm Thu Phƣơng, nhân viên Tổ biểu diễn của Công ty khẳng định: "Một trong những lý do khiến tôi gắn bó với Công ty suốt 12 năm qua chính là nhờ có sự quan tâm, đảm bảo quyền lợi từ phía Công đoàn Công ty. Năm 2013, tôi sinh cháu thứ 2, chồng lại làm tận Nghệ An nên việc chăm sóc con cái khá vất vả. Thấu hiểu đƣợc hoàn cảnh của tôi, Công đoàn Công ty và Công đoàn bộ phận Tổ biểu diễn đã đến tận nhà thăm hỏi, hƣớng dẫn tôi làm thủ tục nghỉ thêm 2 tháng không hƣởng lƣơng nhƣng vẫn đƣợc Công ty đóng bảo hiểm xã hội và bố trí công việc phù hợp sau khi đi làm trở lại. Không những thế, ngay từ khi mang thai bắt đầu từ tháng thứ 6 hoặc đang nuôi con nhỏ dƣới 14 tháng tuổi thì chúng tôi sẽ không phải làm việc ca 3 và mỗi ngày đƣợc giảm một giờ làm việc và vẫn đƣợc hƣởng lƣơng đủ 8 giờ. Trong khi những nơi khác thì chỉ nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng mới đƣợc hƣởng chế độ này". Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp tích cực trong các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, cải cách thủ tục hành chính; tham gia các hoạt động phong trào quần chúng: thể thao, văn hóa, văn nghệ, lễ hội, sự kiện lớn,…của địa phƣơng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Việc làm này đã góp phần không nhỏ giúp Quảng Ninh đảm bảo an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ nét.

Tại khu công nghiệp Cái Lân, đã có trên 40 đơn vị doanh nghiệp đầu tƣ trong đó có 20 đơn vị khối FDI. Hiện nay liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hạ Long đang quản lý 20 công đoàn cơ sở (CĐCS) khối FDI này. Theo số

liệu thông kê của LĐLĐ thành phố, hiện nay đang có 4678 công nhân lao động trong khối doanh nghiệp FDI ở KCN Cái Lân và có tới 80% các đơn vị khi thành lập từ năm 2010 - 2011 đã thành lập tổ chức Công đoàn, đến nay con số này là 100% các công ty này đã thành lập CĐCS. Hiện số CNLĐ và đoàn viên Công đoàn lớn nhất là công ty TNHH MTV Nến nghệ thuật AIDI Việt Nam, Công ty TNHH Sợi hóa học thế kỷ mới Việt Nam với số lƣợng 850 và 514 lao động chiếm số lƣợng lớn nhất trong các đơn vị.

Ngay khi thành lập các công đoàn cơ sở đã đƣợc LĐLĐ thành phố Hạ Long triển khai các nội dung chƣơng trình hoạt động, đảm bảo vai trò đại diện bảo việc quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho ngƣời lao động, với đặc thù là lãnh đạo doanh nghiệp là ngƣời nƣớc ngoài chủ yếu là Trung Quốc việc quan tâm đến quyền lợi của ngƣời lao động đôi khi còn hạn chế, tuy nhiên các CĐCS đã phối hợp tốt với chuyên môn thực hiện có hiệu quả: Quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị Ngƣời lao động, đối thoại định kỳ, xây dựng thảo ƣớc LĐTT nhằm đảm bảo các quyền lợi cho ngƣời lao động. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động, đặc biệt CĐCS các đơn vị khu Công nghiệp Cái Lân đã đƣợc LĐLĐ thành phố Hạ Long thành lâp cụm VHTT CNVCLĐ khu Công nghiệp Cái Lân qua đó các hoạt động mang tính gắn kết giao lƣu đã đƣợc triển khai cụ thể, nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động. Tích cực cải thiện môi trƣờng làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, hạn chế mức tối đa các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, TNLĐ chết ngƣời xảy ra, bảo vệ môi trƣờng. Phát động các phong trào thi đua sâu rộng, tham gia tuyên truyền các đƣờng lối của Đảng chính sách pháp luật nhà nƣớc.

Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể đã chủ động phối kết hợp trong việc tổ chức phong trào xây dựng nếp sống văn minh văn minh đô thị, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực tiễn cho thấy, đại đa số công nhân tham gia lao động trong các khu công nghiệp là xuất thân từ nông thôn. Bên cạnh những thói quen, phong tục tốt đẹp mà họ mang theo ra chốn thị thành, cũng còn không ít những tập quán lạc hậu. Đó chính là lối sống tự do, thiếu tác phong công nghiệp, chƣa thực hiện đúng các quy định khi tham gia hoạt động giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng nơi công cộng… Vì vậy, việc xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp và văn minh đô thị là một trong những vấn đề bức thiết, góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa cho đội ngũ công nhân, phát huy vai trò tích cực của họ trong việc phát triển kinh tế và xây dựng văn hóa trong thời kỳ hội nhập mới. Đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma tuý, mại dâm…

3.3. Một số vấn đề nảy sinh

Nguồn vốn FDI đã và đang phát huy những thế mạnh của nó trong việc góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, bộ mặt đô thị thay đổi với diện mạo mới, chất lƣợng cuộc sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đó cũng phải đề cập đến những vấn đề nảy sinh mà chúng ta đang phải đối mặt:

Thứ nhất, các dự án FDI trên địa bàn thành phố Hạ Long đa dạng về ngành nghề lĩnh vực, Hạ Long có nhiều ƣu thế thu hút FDI nhƣ có cảng nƣớc sâu Cái Lân đi vào hoạt động có thể đón đƣợc tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, cầu Bãi Cháy nối đôi bờ Cửa Lục, Khu công nghiệp Cái Lân nằm tại vị trí thuận tiện giao thông.

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Tuy nhiên, một yếu điểm lớn nhất của Hạ Long là mặt bằng quỹ đất dành cho các dự án du lịch - dịch vụ nhất là các dự án lớn hạn chế. Việc giải phóng mặt bằng, di dời dân là một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm của các cấp các ngành.

Thứ hai, đó là vấn đề môi trƣờng.Các doanh nghiệp có vốn FDI đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời dân, gây bức xúc trong dƣ luận, đồng thời làm giảm tính bền vững của tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh, hiện nay chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố có hệ thống xử lí chất thải đạt chuẩn. Còn lại là không đạt, thậm trí có một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất đƣợc một số năm nhƣng chƣa có hệ thống xử lí chất thải. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới môi trƣờng và cảnh quan bên bờ Vịnh Hạ Long.

Thứ ba, các khu công nghệp trên địa bàn tỉnh đƣợc mở ra một mặt đã góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đời sống của 1 bộ phận ngƣời lao động đƣợc đảm bảo,tuy nhiên, có một thực tế đáng quan tâm là đời sống tinh thần của 1 bộ phận còn lại ngƣời lao động tại các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp không những nghèo nàn mà đang xuất hiện ngày càng nhiều những “khoảng trắng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 79)